Các trường phái triết học giải quyết vấn de cơ bản như thế nào

Xem nhanh

Xem nhanh

  • Trang Chính
  • Trang ngẫu nhiên

Thể loại

Thể loại

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin

Vấn đề cơ bản của triết học chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

II. VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM

Mục lục

  • 1 1. Vấn đề cơ bản của triết học
    • 1.1 b. Đây là vấn đề cơ bản của triết học vì
  • 2 2. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
  • 3 Tác phẩm, tác giả, nguồn

1. Vấn đề cơ bản của triết học

  • Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Đó là vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất và có thể chia thành hai mặt
    • Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định?
    • Ý thức của chúng ta có thể phản ánh đúng đắn thế giới khách quan hay không? Nói cách khác, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Vai trò của con người trong thế giới như thế nào?

b. Đây là vấn đề cơ bản của triết học vì

  • Tinh thần và vật chất là hai phạm trù chi phối toàn bộ đời sống của con người, do vậy nó chi phối mọi suy tư của các triết gia trong lịch sử. Ngay từ thời cổ xưa, con người đã phải trả lời vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác, giữa linh hồn con người và thế giới bên ngoài. Với tư duy triết học, vấn đề này được đặt ra với tầm khái quát cao hơn - vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
  • Lịch sử triết học cho thấy rằng để xây dựng chủ thuyết của mình thì mọi triết gia trước hết phải giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại xem đó là tiền đề, là điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của mọi trường phái triết học.
  • Tuỳ theo cách giải quyết mối quan hệ này mà trường phái triết học đó là trường phái duy vật hay duy tâm. Nói một cách khác, giải quyết vấn đề này quyết định tính chất, khuynh hướng của hệ thống triết học

2. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

  • Chủ nghĩa duy vật
    • Thừa nhận vật chất quyết định ý thức.
    • Con người có khả năng nhận thức và cải biến thế giới.
    • Trong lịch sử triết học chủ nghĩa duy vật đã trải qua nhiều hình thức khác nhau: chủ nghĩa duy vật cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng.
  • Chủ nghĩa duy tâm
    • Thừa nhận ý thức sản sinh ra thế giới.
    • Về khả năng nhận thức thế giới của con người phần lớn các triết gia duy tâm cho rằng con người có khả năng nhận thức thế giới. Một số khác phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người, họ nêu luận thuyết Bất khả tri
    • Chủ nghĩa duy tâm tồn tại với nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy có hai hình thức căn bản đó là chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin
  • Đại học An Giang

Xem thêm

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin
  • Tuân Tử [298 - 238 trước Công Nguyên]
  • Mặc Tử [khoảng 479 - 381 trước Công Nguyên]
  • Hàn Phi Tử [280 - 233 trước Công Nguyên]
  • Ý nghĩa của việc nghiên cứu triết học phương tây hiện đại
  • Bối cảnh ra đời của triết học phương tây hiện đại
  • Một số trường phái cơ bản
  • Một số đặc trưng chủ yếu của triết học phương tây hiện đại
  • Cách mạng xã hội
  • Khổng Tử [551 - 479 trước Công Nguyên]
Read more ...

Liên kết đến đây

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin

Có thể bạn muốn xem

"Like" us to know more!
Knowledge is power
Lấy từ //vi.kipkis.com/index.php?title=Vấn_đề_cơ_bản_của_triết_học_chủ_nghĩa_duy_vật_và_chủ_nghĩa_duy_tâm&oldid=34017

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề