Cách bờ nhá cho tôm

Cho tôm ăn đúng cách

Quy tắc chung cho tôm ăn là theo 4 định: định chất, định lượng, định địa điểm, định thời gian. Tuy nhiên tùy mỗi giai đoạn của tôm mà cần có những cách cho ăn phù hợp

– Khi tôm mới thả [7-10 ngày] cho tôm ăn cách bờ từ 2-4m. Thức ăn ở giai đoạn này là dạng bột mịn, vì vậy cần tắt quạt nước và trộn thức ăn với nước rồi tạt xuống ao. Không nên sử dụng thịt giáp xác, cá băm nhỏ trộn với thức ăn để kích thích tôm bắt mồi vì đây có thể là nguyên nhân truyền bệnh cho tôm.

– Lượng thức ăn cho tôm khi mới thả [PL15] khoảng 1-2 kg/100.000 PL. Sau đó tăng dần theo tuần hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn.

– Tôm mới thả có thể cho ăn từ 5-6 bữa/ngày để tôm có thể ăn mồi và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Khi tôm được 30 ngày tuổi [PL45-PL50] nên cho tôm ăn 4 bữa/ngày.

Lượng thức ăn mỗi bữa có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tăng bữa này hoặc giảm bữa kia tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi [chất lượng nước, thời tiết, sử dụng hóa chất…].

– Trước khi chuyển số thức ăn: ví dụ chuyển từ thức ăn dạng bột mịn sang dạng mảnh hoặc từ số nhỏ sang số to cần thay đổi từ từ hoặc trộn thức ăn nhỏ to với tỷ lệ [7:3; 5:5; 3:7]. Chuyển đổi thức ăn hợp lý sẽ giúp tôm sử dụng thức ăn tốt hơn, đặc biệt tránh hiện tượng tôm phân đàn, tranh giành thức ăn.

– Thời gian mỗi lần cho ăn thường là:

Sử dụng sàng ăn

Sử dụng sàng ăn là cách tốt nhất để kiểm tra việc cho ăn, việc sử dụng thức ăn, tình trạng của tôm, và là một trong những cách để ước lượng tỷ lệ sống của tôm.

Dùng sàng ăn giúp quản lý thức ăn và theo dõi tôm tốt hơn – Ảnh: Quốc Minh

– Sàng ăn [nhá] thường có diện tích 0,4-0,5m2 đối với sàng hình tròn [đường kính 70-80cm] và 0,64m2 đối với sàng hình vuông [cạnh 80x80cm], thành cao không quá 5cm.

– Sàng ăn được đặt ở sát đáy ao, nơi sạch sẽ, cách chân bờ ao 1-2m. Số lượng sàng ăn khoảng 1 sàng/1.600m2.

– Trong tháng đầu tiên, lượng thức ăn cho vào sàng ăn khoảng từ 20-30g/sàng. Từ tháng thứ hai sẽ dựa vào lượng thức ăn trong mỗi bữa để tính toán tỷ lệ thức ăn cho vào sàng.

– Thức ăn cần được làm ẩm trước khi cho vào sàng và hạ từ từ xuống ao, tránh để thức ăn nổi lên trôi ra khỏi sàng ăn.

Các tháng tiếp theo dựa vào số tôm trong sàng ăn để xác định tỷ lệ sống của tôm trong ao, từ đó tính toán lượng thức ăn cho phù hợp.

Chú ý: Tùy thuộc vào chất lượng nước ao, sức khỏe tôm, chu kỳ lột xác… mà số lượng tôm vào sàng và việc sử dụng thức ăn trong sàng bị thay đổi vì vậy người nuôi cần chú ý đến những thay đổi này mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

>> Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có sản phẩm “Máy cho tôm ăn tự động” chuyên dùng cho nuôi tôm thẻ chân trắng, giúp người nuôi quản lý thức ăn và tăng trưởng của tôm hiệu quả hơn do Công ty TNHH Uni-President Việt Nam cung cấp. Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ trực tiếp: Anh Ngô Quang Trường – ĐT: 0913.929.033.

Đoàn Quân

“Kỹ thuật nuôi tôm sú”

Sách gồm 2 phần chính là kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm. Qua 57 trang của cuốn sách, Kỹ sư Phạm Văn Tình, tác giả cuốn sách cung cấp cho người đọc những thông tin từ đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm sú như: vị trí phân loại, vùng phân bố, chu kỳ sống… Những kiến thức như kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm sú bố mẹ, kỹ thuật nuôi ấu trùng và đặc biệt là kỹ thuật ương từ tôm bột lên tôm giống trong ao đất và bể xi măng cũng được tác giả trình bày trong cuốn sách. Người đọc có thể tìm hiểu về một số bệnh thường gặp và cách phòng trị trong sản xuất, những kiến thức quan trọng để xây dựng trại sản xuất tôm sú giống và kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm.

Người nuôi tôm và bạn đọc quan tâm có thể liên hệ với Nhà xuất bản Nông nghiệp hoặc đặt mua trực tuyến tại địa chỉ: www.sahara.com.

Tuấn Tú 

            * Giai đoạn ương giống: cho tôm ăn theo phụ lục 3.1, ngoài ra còn tùy thuộc vào tình hình thực tế [sức khỏe của tôm, chu kỳ lột xác, thời tiết,…] để điều chỉnh cho thích hợp.

            – Khi tôm được khoảng 20 – 30 ngày tuổi sau đó chuyển sang ao nuôi.

* Lưu ý: Khi sang tôm từ ao ương sang ao nuôi cần:

– Trước khi sang tôm 5 – 7 ngày phải bổ sung các loại dinh dưỡng như: Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng, …nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm.

– Chạy quạt ao nuôi liên tục khoảng 6 giờ trước khi thả giống, kết hợp với bổ sung khoáng vào ao nuôi.

– Điều chỉnh các yếu tố môi trường giữa ao nuôi và ao ương cân bằng.

– Sang tôm lúc sáng sớm hoặc chiều mát và hướng trên gió.

 – Phương pháp thu hoạch: sử dụng chộp lưới kéo tôm chuyển sang ao nuôi, quá trình thu hoạch cần khẩn trương thực hiện nhanh.   
  

            * Giai đoạn tôm từ 1 tháng tuổi trở lên: cho ăn theo phụ lục 4.1 kết hợp theo dõi chọp để điều chỉnh, quản lý thức ăn cho phù hợp tránh tình trạng cho ăn thiếu hoặc dư thừa thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sức khỏe của tôm.

– Cho ăn mỗi ngày 4 – 5 lần:

             +  6 h 30’sáng:   25% lượng thức ăn.

             +  10 giờ trưa:  20% lượng thức ăn.

             +  04 giờ chiều:  30% lượng thức ăn.

             +  09 giờ đêm:  25% lượng thức ăn.

– Sau khi thả tôm khoảng 20 ngày cần đặt sàn tập cho tôm vào ăn để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau chính xác hơn. Sàn ăn đặt cách chân bờ 1,5 – 2m, sau cánh quạt nước 12 – 15m, không đặt ở các góc ao.

– Điều chỉnh lượng thức ăn: nếu tôm ăn hết, tăng 5% thức ăn cho lần sau; Còn10% giữ nguyên thức ăn cho lần sau; còn 11 – 25%, giảm 10% thức ăn cho lần sau; Còn 26 – 50% giảm 30% thức ăn lần sau; còn nhiều hơn 50% ngưng cho ăn lần sau, [phải xác định chính xác nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp].

– Số lượng sàn ăn: mỗi sàn ăn đặt cho diện tích 1.000 – 1.500 m2.

* Bảng: Thời gian kiễm tra sàn ăn sau khi cho tôm ăn:

Thời gian kiễm tra sàn ăn [giờ]


* Những lưu ý khi cho tôm ăn:

– Trộn men tiêu hóa, Vitamin C, các loại khoáng cần thiết cho tôm, chất tăng miễn dịch, giải độc gan giúp tôm tăng sức đề kháng ngay từ giai đoạn đầu.

– Chỉ nên bổ sung chất tăng trọng khi tôm đạt kích cở > 15g/con.

– Khi chọn thức ăn cho tôm ăn phải đảm bảo không có các chất cấm sử dụng theo qui định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

– Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe [đặc biệt là gan tụy của tôm] và hoạt động của tôm nuôi để phát hiện sớm những bất thường, nên tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn để có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả.

* Lưu ý tôm giảm bắt mồi khi: Nhiệt độ tăng hoặc giảm, mưa bão nhiều, pH biến động, giai đoạn lột xác, thiếu oxy,…

Để có thêm thông tin khác, mời các bạn theo dõi video sau:

Đặt máy cách bờ từ 10 đến 12m tùy vào diện tích từng ao. Đặt máy cho ăn cách mặt nước 50 – 70cm.

Nên đặt 2 nhá [sàn ăn] để kiểm soát lượng thức ăn tôm. Đặt nhá 1 cái cách máy 1 – 2m, đặt nhá 2 cái cách máy 4 – 6m. Nhá thì nên cách đáy ao 15cm

Nhá được đặt ở nơi thức ăn phun tới nhiều, thường xuyên kiểm tra thức ăn trong nhá để điều chỉnh khi cần thiết.

Thời gian kiểm tra 1- 2h/lần.

Cách cho ăn và điều chỉnh thức ăn

1. Thời gian cho ăn 5-10 giây/1 lần, ngưng 2-5 phút và cho ăn từ 6h-20h hoặc từ 7h-19h.

2. Theo cách tính thức ăn và cách cài đặt máy sau:

Ví dụ: Lượng thức ăn là 100 kg/ngày, cho ăn liên tục 12 giờ/ngày. Cách tính như sau:

– Lượng thức ăn mỗi giờ sẽ là: 100 kg/12 giờ = 8,3 kg/giờ.

– Thời gian nghỉ của máy là 5 phút, có nghĩa là 1 giờ máy khởi động 12 lần. Vậy lượng thức ăn 1 lần là: 8,3 kg/12 lần = 0,69 kg/lần.

Công suất của máy là 120g/giây [tùy máy] nên số thời gian của 1 lần cho ăn là: 0,69 kg/0,12 = 5,78 giây [một lần cho ăn mất 6 giây].

Vì vậy sẽ cài đặt máy là:

Thời gian chờ: 5 phút khởi động máy 1 lần.Thời gian cho ăn: 6 giây/1 lần khởi động máy.

     Nhá xa [hết] + nhá gần [hết] àtăng 1-2 giây [hoặc giảm thời gian nghỉ]

     
     Nhá xa [hết] + nhá gần [còn ít] àkhông tăng

     Nhá xa [còn] + nhá gần [còn nhiều] àgiảm 1-2 giây [hoặc tăng thời gian nghỉ]

     Mời các bạn xem video: Vlog nuôi tôm: Giải đáp thắc mắc – Cách kiểm tra vó khi cho tôm ăn bằng máy và tính lượng TA tôm sú

Video liên quan

Chủ Đề