Cách chấm điểm nghị luận văn học

Mùa thi, bao giờ cũng là mùa hè nên đa phần các thầy cô đi chấm thi rất mệt mỏi bởi thời tiết nắng nóng mà phần lớn các tỉnh chấm thi tại các phòng học nên mỗi phòng cũng chỉ có vài cái quạt trong lúc nhiều nơi nắng đến hơn 40 độ C.

Thời gian chấm thi thường diễn ra đến cả tuần trời, thậm chí nhiều hơn nữa. Vì vậy, những ngày chấm về sau có nhiều người uể oải, căng thẳng và tất nhiên sự kỹ lưỡng trong chấm bài cũng mai một đi ít nhiều.

Vậy nên, xuất hiện tình trạng có những giám khảo đếm ý và làm các phương pháp loại trừ để cho điểm bài thi.

Cách chấm điểm nghị luận văn học

Việc đếm ý và làm phương pháp loại trừ để chấm điểm sẽ ảnh hưởng đến điểm thi của thí sinh. [Ảnh minh họa: Báo Tiền phong]

Hiện nay, ngành giáo dục có 2 kỳ thi tổ chức tập trung lớn nhất là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia do Bộ Giáo dục tổ chức và thi tuyển sinh 10 do các Sở Giáo dục tổ chức.

Trong 2 kỳ thi này đều có môn thi bắt buộc là Ngữ văn. Nhìn chung cấu trúc đề thi, đáp án môn Văn của cả 2 kỳ thi này tương đối giống nhau trong cách cho điểm của từng phần, từng câu nhỏ.

Những thầy cô được điều động đi chấm thi đối với kỳ thi trung học phổ thông quốc gia chủ yếu là giáo viên dạy Văn lớp 12.

Những thầy cô được điều động đi chấm tuyển sinh 10 có tỉnh chỉ điều động giáo viên cấp trung học phổ thông nhưng có nhiều tỉnh điều động thêm giáo viên dạy Văn lớp 9 của cấp trung học cơ sở cùng tham gia chấm.

Những thầy cô mà dạy lớp Ngữ văn lớp 12 hay lớp 9 thì thường là họ quen thuộc các đơn vị kiến thức, các kiểu bài nghị luận và tác phẩm văn học mà mình đã dạy.

Chính vì quen thuộc nên những yêu cầu của đề bài, đáp án của đề thi họ dễ dàng cảm nhận và cho điểm chấm rất nhanh và thường chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều thầy cô họ dạy các khối lớp lâu năm và thường xuyên đi chấm thi.

Trong khi đi chấm thi thường rất áp lực mà nếu có sai sót lại liên lụy đến uy tín, công việc nên họ đề nghị nhà trường đổi và cử người khác đi chấm thay mình.

Vì vậy, có những thầy cô đi chấm có thể là mới dạy khối thi đó hoặc chưa dạy nên khi đi chậm thường hay thụ động và sợ nên họ thường cho điểm ở mức…an toàn.

Hoặc, một số thầy cô cấp trung học phổ thông đi chấm thi tuyển sinh 10 thường ít sát được với các đơn vị kiến thức ở cấp trung học cơ sở.

Dù là các hội đồng thi xếp chấm cặp với 1 giám khảo cấp trung học cơ sở nhưng giữa 2 giáo viên 2 cấp học này thường hay lệch điểm và quan điểm chấm cũng rất khác nhau.

Thường, giáo viên cấp trung học phổ thông chấm “lỏng tay” hơn. Bởi những thầy cô không dạy khối lớp đó nên họ khó có cái nhìn toàn diện về đề thi và thường phải bám sát vào  của cấp, khối mình đang dạy nhưng khi chấm thi ở cấp khác, khối khác rất khó chấm.

Bởi vì khối lượng kiến thức môn Văn hiện nay ở tất cả các khối học đều rất nặng mà môn học này lại thiên về cảm nhận cá nhân nhiều hơn.

Tất nhiên, khi bám sát vào đáp án mà nội dung văn bản của câu nghị luận văn học mà mình không nắm được nội dung một cách kỹ càng thì việc cho điểm thường không chuẩn xác, ảnh hưởng đến kết quả của thí sinh.

Có những thầy cô đi chấm Văn bây giờ rất máy móc, làm phương pháp loại trừ để cho điểm học trò. Chẳng hạn đáo án môn Ngữ văn mà Bộ vừa công bố chúng ta thấy điểm từng phần rất cụ thể.

Trong đó, nội dung chính của bài văn là 3 điểm, 2 điểm còn lại là yêu cầu về cấu trúc, xác định được vấn đề nghị luận, chính tả, ngữ pháp và tính sáng tạo. Người chấm loại trừ dần.

Nếu bài viết có 3 phần được 0,25 điểm; xác địnhh được vấn đề nghị luận 0,5 điểm, nêu được tác giả, tác phẩm 0,5 điểm; bài viết không có lỗi về ngữ pháp, chính tả 0,25 điểm, bài viết có sáng tạo, liên hệ, mở rộng được nhiều thì 0,5 điểm, ít thì 0,25 điểm.

Đề thi môn Văn năm nay, thí sinh khó đạt điểm cao

Phần nội dung bài viết chỉ còn lại 3,0 điểm. Vì thế, bài viết tốt thì  cho từ 2,0-2,5 điểm, kém hơn thì loại trừ. Nhiều thầy cô cứ cho phần này từ 1,5 điểm đến 2,0 điểm là...an toàn. Và, câu nghị luận xã hội 2 điểm cũng làm phương án loại trừ như vậy.

Chúng tôi đã nhiều năm đi chấm thi và mỗi năm được chấm cặp với rất nhiều giám khảo khác nhau.

Quan điểm chấm của nhiều người rất máy móc nên họ vẫn thường đếm ý cho điểm và làm phương pháp loại trừ để chấm…cho nhanh. Vì thế, quyền lợi của thí sinh không phải bao giờ cũng được đảm bảo.

Cái hạn chế nhất của chấm Văn là giữa đáp án và cách làm bài của thí sinh thường không bao giờ giống nhau ở các câu nghị luận. Trong khi, điểm cho phép sai số cũng thường rất cao.

Nhiều bài lệch điểm đến 1,75 điểm, thậm chí 2,0 điểm. Xét về nguyên tắc phải ghi biên bản hoặc phải có sự can thiệp của tổ trưởng chấm thi nhưng không mấy cặp chấm làm như vậy.

Phần nhiều, họ vẫn thiên về cách chấm của giám khảo 2- người đã ghi điểm trực tiếp trên bài thi của thí sinh.

Còn đối với giám khảo 1 thì nếu sửa ít trên bảng điểm thì họ gạch cột điểm đó để ghi điểm thống nhất rồi ký tên vào. Nếu sửa nhiều họ sao lại bảng điểm vào tờ giấy khác.

Chuyện chấm kiểm tra hay chấm phúc khảo cũng rất khó có thể thay đổi được điểm ở phần nghị luận [7 điểm] bởi nhiều người họ vẫn cho rằng đó là “quan điểm” của người chấm.

Trọng tâm của việc đổi mới này là thay đổi cách ra đề và hướng dẫn chấm, nhất là đối với phần kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết của học sinh. 

Bài viết này xin đề xuất hướng dẫn chấm bài làm văn nghị luận – một kiểu bài quan trọng của học sinh THCS và THPT theo hướng đánh giá năng lực.

Lâu nay, ở trường THCS và THPT, giáo viên và học sinh đã quen với các đề văn nghị luận “đóng” và đáp án “đóng”. Cách làm này chưa tạo điều kiện cho học sinh phát biểu những suy nghĩ riêng, sáng tạo và vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống của mình.

Cần đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết văn nghị luận của hóc sinh, đặc biệt là ở những kì thi lớn mang tầm quốc gia bằng cách ra đề theo hướng “mở” và tích hợp [trong môn và liên môn]. Chẳng hạn, có thể ra đề như sau:

- Đề nghị luận văn học: Viết về một tác phẩm mà anh/chị yêu thích nhất trong thời gian học ở nhà trường phổ thông.

 - Đề nghị luận xã hội: Trong những năm học ở trường phổ thông, anh/chị đã được học/biết về nhiều người nổi tiếng ở trong nước và trên thế giới. Viết về một người trong số đó và cho biết điều gì làm cho con người ấy trở nên đặc biệt để học hỏi?

Với các đề mở và tích hợp như trên, hướng dẫn chấm không nên áp đặt nội dung trả lời một cách quá chi tiết, cụ thể mà nên nêu các phương án mà học sinh có thể trình bày, phân tích được sự hợp lí của các phương án đó; đồng thời, nêu được những yêu cầu về kĩ năng làm bài của học sinh, khuyến khích các em sử dụng nhiều kĩ năng, thao tác khác nhau trong giải quyết vấn đề;

Khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, quan điểm riêng của mình, chấp nhận nhiều cách hiểu và giải quyết vấn đề khác nhau miễn là tư tưởng của người viết không đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức và pháp luật mà xã hội đã quy định; khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra một cách có sức thuyết phục, hợp lí, tự nhiên, phù hợp với trình độ của các em.

Sau khi tham khảo cách làm của một số nước trên thế giới, nhất là của bang California [Hoa Kỳ], bài viết xin đề xuất hướng dẫn chấm cho 2 đề bài trên nói riêng, cho các bài làm văn nghị luận nói chung dựa trên các chuẩn về kĩ năng viết như sau: Chia tổng điểm của bài thi làm 5 mức: điểm tuyệt đối, ¾ tổng số điểm, ½ tổng số điểm, 1/4 tổng số điểm và không chấm điểm.

Với bài nghị luận văn học:

* Học sinh được điểm tuyệt đối khi:

- Nêu được một quan điểm riêng, rõ ràng, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện về vấn văn học mà đề bài yêu cầu.

- Lấy được những dẫn chứng từ tác phẩm một cách chính xác và phù hợp để hỗ trợ cho việc triển khai luận đề và những luận điểm/ý chính.

- Làm rõ các phương tiện nghệ thuật mà tác giả sử dụng và chỉ ra phong cách của tác giả trong tác phẩm ấy.

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc bằng nhiều kiểu câu khác nhau; sử dụng ngôn từ chính xác, có hình ảnh.

- Mắc rất ít hoặc hầu như không mắc lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp.

*Học sinh được ¾ tổng số điểm khi:

- Thể hiện sự hiểu biết khá toàn diện về vấn đề văn học mà đề bài yêu cầu.

- Lấy được những dẫn chứng từ tác phẩm một cách chính xác và phù hợp để hỗ trợ cho việc triển khai luận đề và những luận điểm/ý chính.

- Làm rõ các phương tiện nghệ thuật mà tác giả sử dụng và chỉ ra phong cách của tác giả trong tác phẩm.

- Diễn đạt khá trôi chảy bằng nhiều kiểu câu khác nhau và sử dụng ngôn từ có hình ảnh.

- Mắc một số lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp.

* Học sinh được ½ tổng số điểm khi:

- Hiểu biết chưa toàn diện về vấn đề văn học mà đề bài yêu cầu.

- Lấy được ít dẫn chứng và ví dụ từ tác phẩm để hỗ trợ cho việc triển khai luận đề và các luận điểm/ý chính.

- Chưa làm rõ các phương tiện nghệ thuật mà tác giả sử dụng và chưa chỉ ra phong cách của tác giả trong tác phẩm.

- Diễn đạt không đa dạng về ngữ pháp, từ ngữ.

- Mắc một số lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp

*  Học sinh được 1/4 tổng số điểm khi:

- Hiểu rất ít về vấn đề văn học mà đề bài yêu cầu.

- Hầu như không nêu được các chi tiết và ví dụ từ tác phẩm để hỗ trợ cho việc triển khai luận đề, luận điểm/ý chính.

- Không làm rõ các phương tiện nghệ thuật mà tác giả sử dụng và chưa chỉ ra phong cách của tác giả trong tác phẩm.

- Sử dụng không đa dạng các loại câu và nghèo nàn về từ vựng.

- Mắc nhiều lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp

* Không chấm điểm bài làm của HS khi: Bài viết không được viết bằng Tiếng Việt, không đề cập đến vấn đề văn học mà đề bài yêu cầu, hoặc không thực hiện và trình bày nhiệm vụ mà đề bài yêu cầu bằng một bài viết…

Với bài nghị luận xã hội

* Học sinh được điểm tuyệt đối khi:

- Nêu được một quan điểm/ tư tưởng [luận đề] riêng, có ý nghĩa và nhất quán, không mâu thuẫn để phản hồi/giải quyết vấn đề mà đề bài yêu cầu.

- Làm sáng tỏ luận đề và các luận điểm bằng những ví dụ và dẫn chứng hết sức chính xác, phù hợp, toàn diện.

- Có giọng điệu phù hợp, mang tính đối thoại [với người đọc giả định] để thể hiện sự quan tâm sâu sắc và và hiểu biết về quan điểm, thành kiến hoặc kỳ vọng của người đọc.

- Trình bày có trọng tâm, cấu trúc/bố cục hợp lí, phù hợp với mục đích của bài viết.

- Diễn đạt tốt, trong đó sử dụng đa dạng các loại câu theo các cấu trúc ngữ pháp khác nhau; dùng từ chính xác, phù hợp.

- Mắc rất ít lỗi chính tả.

* Học sinh được 3/4 tổng số điểm khi:

- Nêu được một quan điểm/ tư tưởng [luận đề], có ý nghĩa và nhất quán để phản hồi/giải quyết vấn đề mà đề bài yêu cầu.

- Làm sáng tỏ luận đề và các luận điểm bằng những ví dụ và dẫn chứng cụ thể.

- Có giọng điệu phù hợp, mang tính đối thoại [với người đọc giả định] để thể hiện sự quan tâm sâu sắc và và hiểu biết về quan điểm, thành kiến hoặc kỳ vọng của người đọc.

- Trình bày có trọng tâm, cấu trúc/bố cục bài viết hợp lí.

- Sử dụng một số kiểu câu khác nhau; dùng từ chính xác, phù hợp.

- Mắc một số lỗi chính tả.

* Học sinh được 1/2 tổng số điểm khi:

- Nêu lên được quan điểm, tư tưởng hoặc một số ý chính có liên quan đến vấn đề mà đề bài yêu cầu.

- Nêu được một số ít ví dụ để hỗ trợ cho việc triển khai luận đề hoặc các ý chính.

- Giọng điệu chưa phù hợp; chưa thực sự quan tâm đến quan điểm, thành kiến hoặc kỳ vọng của người đọc [giả định].

- Trình bày chưa có trọng tâm, bố cục bài viết chưa thực sự hợp lí.

- Sử dụng không đa dạng các loại câu theo các cấu trúc ngữ pháp khác nhau; dùng từ còn mơ hồ, chưa chính xác và phù hợp.

- Mắc một số lỗi chính tả.

* Học sinh được 1/4 tổng số điểm khi:

- Nêu lên được một quan điểm, tư tưởng hoặc ý chính nhưng không thật liên quan đến vấn đề mà đề bài yêu cầu.

- Không nêu được một số ví dụ để hỗ trợ cho việc triển khai luận đề hoặc các ý chính, thất bại trong việc bảo vệ quan điểm/lập trường do bằng chứng không phù hợp với lí lẽ.

- Giọng văn chưa phù hợp, chưa có tính đối thoại do không quan tâm đến hoặc hiểu sai quan điểm, thành kiến hoặc kỳ vọng của người đọc [giả định].

- Trình bày chưa có trọng tâm, bố cục bài viết không hợp lí.

- Sử dụng không đa dạng các loại câu theo các cấu trúc ngữ pháp khác nhau; dùng từ còn mơ hồ, chưa chính xác và phù hợp; từ vựng nghèo nàn.

-  Mắc nhiều lỗi chính tả.

Không chấm điểm bài làm của HS khi: Bài làm không được viết bằng tiếng Việt, không đề cập đến vấn đề mà đề bài yêu cầu, hoặc không thực hiện và trình bày nhiệm vụ mà đề bài yêu cầu bằng một bài viết…

Để có thể chấm bài theo những hướng dẫn mở và đánh giá năng lực viết của học sinh như trên, người chấm bài phải thay đổi quan niệm về đề thi, về hướng dẫn chấm. 

Đặc biệt, bản thân người chấm bài phải có trình độ chuyên môn tốt; nắm vững vấn đề mà đề bài yêu cầu; có tinh thần, thái độ nghiêm túc trong chấm bài mới có thể chấm đúng, đánh giá đúng NL của học sinh. Từ đó, điều chỉnh phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường trung học.

Chủ Đề