Cách chiết cành hoa hồng cổ Hải Phòng

Hoa hồng cổ Hải Phòng là một giống hồng leo, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt. Cây có thân mềm, cành vươn dài. Lá có hình bầu dục, hơi thuôn ở đầu, viền lá có răng cưa ngắn và có màu xanh đậm bóng. Chiều cao trung bình của cây trưởng thành từ 3 - 6 m. Hoa hồng cổ Hải Phòng có kích thước hoa khá lớn [trung bình 7 - 10 cm, có thể đạt tối đa tới 12 - 13 cm] được tạo bởi 30 – 35 lớp cánh lớn nhỏ khác nhau xếp tròn đều từ tâm ra ngoài. Hoa có màu đỏ nhung tươi thắm, mọc đơn ở đầu cành, nách lá, ra hoa quanh năm [4 - 5 tuần cho ra một đợt hoa mới]. Thời gian từ lúc hoa chớm nở đến khi tàn khoảng 15 - 20 ngày. Khi hoa tàn cánh hoa không rụng xuống mà khô luôn trên cây. Cây hoa hồng có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng đối với giống hồng cổ Hải Phòng, sử dụng phương pháp giâm cành từ cây mẹ là đạt hiệu quả tối ưu nhất. Phương pháp này cho hệ số nhân cao, thời gian nhân giống nhanh và dễ dàng thực hiện. Từ kết quả nghiên cứu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng “Sưu tập, bảo tồn nguồn gen các giống hoa lan, hoa nền, kiểng lá trong bộ sưu tập và lai tạo các tổ hợp lan lai mới” của Phòng Thực nghiệm Cây trồng, nhóm thực hiện đã nghiên cứu, xây dựng Quy trình nhân giống cây hoa hồng cổ Hải Phòng bằng phương pháp giâm cành. Quy trình được thực hiện với các bước như sau:

1. Thời vụ

Việc giâm cành có thể được thực hiện quanh năm trong điều kiện đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Nên giâm cành vào lúc sáng sớm, thời tiết mát, cành sẽ không bị mất nước sau khi tách khỏi cây mẹ.

2. Chọn cành giâm


Cành được sử dụng để nhân giống phải khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cành giâm được chọn từ cây mẹ ở vị trí giữa cành [không quá non cũng không quá già] để tiến hành nhân giống. Tốt nhất nên chọn những cành vừa trãi qua giai đoạn mang hoa [hoa tàn], đường kính cành từ 0,2 - 0,5 cm. Cành giâm có chiều dài từ 15 - 20 cm [có từ 3 - 5 mắt], được cắt vát 300 ở phần gốc [không làm nát vỏ] và bỏ bớt lá trên cành để giảm sự thoát hơi nước [chỉ để 3 - 4 lá].
 


3. Xử lý chất kích thích ra rễ Nhúng phần dưới của cành giâm vào chất kích thích ra rễ NAA ở nồng độ 2.000 ppm trong 3 - 5 giây.

4. Giá thể giâm cành

Giá thể giâm cành có chứa 50% mụn xơ dừa đã qua xử lý + 25% tro trấu + 25% phân rơm và được bổ sung nấm đối kháng Tricoderma. Giá thể được đưa vào khay ươm và tưới nước để đạt độ ẩm từ 80 – 85%.

5. Kỹ thuật giâm cành

Sau khi xử lý chất kích thích ra rễ, giâm cành vào trong khay ươm có chứa giá thể. Dùng que nhọn tạo lỗ [sâu 1,5 - 3 cm] và cắm cành giâm thẳng đứng vào giá thể, dùng tay nén giá thể xuống để cành giâm không bị lung lay. Các cành được giâm với khoảng cách từ 4 - 5 cm. Sau khi giâm, dùng màng nilon che kín khay để giữ ẩm cho cành giâm.

 

Hình 3. Giâm cành hoa hồng trong nhà màng

6. Chăm sóc
Trong giai đoạn giâm cành nên để cành giâm vào nơi có mái che bằng lưới tránh nắng do nhu cầu ánh sáng của cành giâm rất ít. Cần cố định cành giâm, tránh tác động mạnh và không tưới phân bón trong giai đoạn này. Duy trì độ ẩm từ 80 - 85%, nhiệt độ 25 - 280C cho cành giâm. Có thể sử dụng hệ thống tưới phun sương để giữ ẩm xung quanh khu vực đặt cành giâm. Sau khoảng 3 tuần, cành giâm bắt đầu ra rễ. Khi cành giâm có bộ rễ tương đối ổn định và chồi phát triển khỏe mạnh [sau khoảng một tháng] tiến hành tách cành ra khỏi khay để trồng vào chậu hoặc trồng ra đất. Lưu ý, việc tách cành giâm cần được tiến hành nhẹ nhàng, tránh làm đứt rễ.
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hồng nhập ngoại là cái tên đang làm mưa làm gió tại Việt nam. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu mua hoa về trang trí nhà cửa cũng theo đó tăng lên. Hoa hồng cổ Hải Phòng được xếp vào những loại hồng nhập ngoại được yêu thích nhất. 

Chúng có nguồn gốc là một giống thân leo, cánh kép. Hoa có màu đỏ nhung, cỡ bông lớn, lâu tàn. Đặc biệt với ưu điểm dễ thích nghi, cây sinh trưởng rất mạnh mẽ. Hoa còn có nhiều tên gọi khác như hồng nhung đỏ, hồng leo Pháp, hồng leo Hải Phòng,…

Đặc điểm và ý nghĩa của hoa hồng cổ Hải Phòng.

Đây là giống hoa nằm trong nhóm giống hoa hồng cổ của Việt Nam được nhân giống từ thời Pháp thuộc. Trước kia hoa thường được phân bố chủ yếu ở tỉnh Hải Phòng. Có lẽ vì thế mặc dù có nhiều tên, nhưng tên thường được nghe nhất vẫn là hồng cổ Hải Phòng. Ngày nay, nó được nhân giống và trồng rộng trên khắp 63 tỉnh thành của nước ta. 

Ngoài ra, hồng cổ Hải Phòng có cỡ bông cực khủng và rất lâu tàn. Hoa có thể mang hương sắc kéo dài tận 15 – 20 ngày vào mùa thu đông.

Cánh hoa có form cổ điển, trang trọng nhưng vẫn đậm nét phóng khoáng. Là giống hoa phù hợp với cả trồng chậu để leo ban công hay hạ thổ xuống sân vườn. Với sắc đỏ rực rỡ, hồng cổ hải Phòng có thể biến những bức tường thô cứng thành hàng rào hoa hồng tuyệt đẹp. Ngôi nhà của bạn trở nên sang trọng, thu hút sự chú ý của mọi người nếu có một giàn hoa này trước nhà. 

Cách chăm sóc hoa hồng luôn tươi đẹp

Để trồng và chăm sóc hoa được như ý, trước tiên bạn đến các vườn lớn và uy tín để chọn mua. Những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh sẽ đảm bảo khả năng sống sót cao. Sau đó bạn có thể tham khảo cách chăm sóc dưới đây khi tiến hành trồng hoa:

– Chọn chỗ trồng đủ 4 – 8 tiếng nắng 1 ngày. Hoa hồng Hải Phòng là loại cây rất  ưa nắng. Từ 4 – 6 tiếng cây vẫn phát triển bình thường. Nên khi trồng bạn có thể trồng ở những chỗ thoáng mát có đủ ánh nắng mỗi ngày. 

– Trồng với mật độ hợp lý, hường xuyên cắt tỉa, uốn cành, vệ sinh khu vực trồng. Cây rất dễ lây bệnh từ cây này sang cây khác và có nhiều mầm bệnh ẩn nấp. Các bạn nên cắt tỉa lá già, cành khô. Đây là điều thiết yếu cho hầu hết các loài hoa hồng cổ. Ngoài ra hoa được trồng với mật độ vừa phải đúng kỹ thuật thì cây sẽ phát triển rất tốt.

– Sử dụng phân bón hữu cơ và các loại thuốc sinh học đúng cách và liều lượng. 

Thuốc và phân hóa học có thể làm đất dễ bị chai. Nên để cây không èo ọt, khó chăm, nhanh tàn bạn nên sử dụng thuốc và phân bón hữu cơ. Vài tuần một lần bón phân, cây sẽ sinh trưởng mạnh mẽ. 

– Vì là cây ưa nắng nên bạn không nên tưới cho hoa sau 6 giờ chiều. Chỉ tưới khi bề mặt chậu đã se se khô, nên tưới buổi sáng. Có thể tưới 2 – 3 lần/ ngày vào mùa hè nắng nóng. 

Hi vọng những kiến thức trên đây giúp bạn hiểu hơn về hoa hồng cổ Hải Phòng. Mời bạn tìm hiểu thêm về các loại hoa khác ở những bài viết khác của chúng tôi. 

Hoài Thương

Giống như chiết cành ở cây cẩm tú cầu, chiết cành là một cách nhân giống cây hoa hồng rất phổ biến. Về cơ bản, chiết cành là tách cành từ cây mẹ. Để tạo thành cây con có bộ rễ hoàn chỉnh. Vẫn giữ được hoàn toàn kiểu gen, đặc tính nổi trội của cây mẹ.

Cây hoa hồng thuộc loại cây thân gỗ, cấu tạo vỏ hoàn toàn phù hợp với hình thức nhân giống chiết cành. Chiết cành hoa hồng là một kỹ thuật không hề khó. Nhưng nó cũng không phải dễ dàng cho những người mới thử lần đầu tiên.

Thời điểm chiết cành

Khoảng thời gian phù hợp nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Thời điểm này khí hậu thuận lợi, mát mẻ, mưa nhiều, độ ẩm cao.

[post_rela id=966]

Và đặc biệt đây là giai đoạn cây hoa hồng sinh trưởng sau giai đoạn ngủ đông. Chọn chiết cành thời điểm vàng này thì bạn đã nắm được 50% thành công rồi.

Dụng cụ chiết cành

  • Dao bóc vỏ. Lưu ý dụng cụ sử dụng chiết cành phải bén và đặc biệt phải được khử trùng.
  • Bao ni lon để bọc bầu đất.
  • Dây buộc bao ni lon.
  • Giá thể. Có thể là hỗn hợp đất sạch + vỏ trấu [xơ dừa] hoặc sử dụng rễ cây lục bình. Nếu sử dụng rễ cây lục bình thì phải ngâm nước rửa sạch và phơi khô. Trước khi dùng để bao vào vết bóc vỏ thì ngâm vào nước kích rễ khoảng 30 phút.

Cách chiết cành

Kỹ thuật chiết cành không cần bầu đất

Bạn chọn một cành hoa hồng ngay gần sát gốc cây. Đảm bảo cành không quá già hoặc quá non. Cành khỏe, không có mầm bệnh. Cành có độ tuổi 4 đến 5 tháng tuổi là phù hợp.

Tính từ đầu ngọn về phía gốc khoảng 20 cm, bạn bóc một khoanh vỏ. Độ rộng của khoanh vỏ khoảng 1,5 – 2 cm là thích hợp. Đảm bảo rằng bạn đã bóc sạch vỏ, kể cả lớp màng mỏng.

Tốt nhất sau khi bóc vỏ bạn nên dùng dao cạo xung quanh phần thân gỗ đến lúc lộ ra màu trắng là được. Vì lớp màng mỏng là tầng sinh mô. Nếu bạn không bóc được lớp đó thì kể cả sau khi bị vùi vào đất [bọc đất] thì cây vẫn liền da. Và tất nhiên là không mọc rễ, quá trình thất bại.

Sau khi bóc lớp vỏ bạn kéo cành xuống sát đất, cố định cành cần chiết. Và vùi hoàn toàn phần bóc vỏ xuống đất. Khoảng 15 ngày sau khi vùi xuống đất thì cây bắt đầu ra rễ. Để bộ rễ hoàn chỉnh và tự hút được chất dinh dưỡng [nếu cắt ra khỏi cây mẹ] mất khoảng 40 ngày.

Nếu vào mùa mưa thì không cần tới nước. Ngược lại cần bổ sung nước thường xuyên khi vào mùa khô.

Kỹ thuật chiết cành có bầu đất

Về cơ bản thì chiết cành có bầu giống với chiết cành không có bầu nêu ở trên. Điểm khác biệt là thay vì vùi phần bóc vỏ xuống đất thì ta bọc vào đó một bầu đất hoặc bầu rễ cây lục bình.

Cành chiết không ra rễ vì trước đó không bóc sạch lớp màng mỏng dưới vỏ [tầng sinh mô]

Công đoạn bóc vỏ như nêu ở trên. Nhắc lại 1 lần nữa là bạn phải bóc sạch vỏ, kể cả lớp màng mỏng dưới vỏ. Vì đó là tầng sinh mô. Nếu bỏ qua lớp đó thì cây sẽ liền vỏ và không ra rễ.

Vết bóc sau 1 tuần

Sau khi bóc sạch vỏ khoảng 1 tuần bạn bọc vào đó một bầu đất hoặc bầu rễ lục bình. Đảm bảo buộc chặt và kín bầu. Để tránh bị xoay khi gió thổi và bị thoát hơi ẩm ra ngoài.

Phương pháp này có lợi thế là dễ dàng quan sát được sự ra rễ của cây. Thường sau khoảng 20 ngày sau khi bọc đất cây bắt đầu ra rễ.

Cành chiết sau 40 ngày

Lưu ý

Cây chiết cành có bộ rễ tương đối yếu [tương tự như cây hồng rễ trần]. Vì vậy sau khi cắt cành chiết xuống, bạn nên cắt bớt cành và lá. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nuôi cây. Giai đoạn đầu để cây ở trong bóng mát rồi đem ra nắng từ từ.

Sau 1 tháng trồng cây sẽ cho lứa nụ đầu tiên, bạn nên cắt bỏ lứa nụ đầu để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Kể từ lứa hoa thứ 2 cây cho hoa bình thường. Theo dõi mầm bệnh và tưới nước để cây hồng của bạn luôn khỏe mạnh. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề