Cách chọn mặt bằng kinh doanh

Những bí quyết để chọn mặt bằng kinh doanh tốt

Cập nhật: 2021-09-02 11:37:35

4.9/5 - 2 Bình chọn - 1312 xem

Ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn Đầu tư Phú Vinh đã chia sẻ với phóng viên 5 bước cơ bản không thể bỏ qua cho những cá nhân, tổ chức cần tìm thuê mặt bằng kinh doanh.

Bước thứ nhất : nghiên cứu kỹ khu vực, vị trí sẽ thuê mặt bằng. Hiện nay, rất nhiều người tham gia kinh doanh bắt đầu bằng việc thấy mặt bằng rẻ, vội ký kết hợp đồng thuê ngay rồi mới thiết lập việc kinh doanh. Điều đó có thể dẫn tới rủi ro lớn.

Vì thế, lựa chọn khôn ngoan là rẻ chưa đủ mà còn phải phù hợp. Người đi thuê mặt bằng thông minh sẵn sàng chi ra 100 triệu đồng thuê một BĐS tọa lạc ở vị trí có thể mang đến doanh thu tốt chứ không chi ra 20 triệu đồng để thuê một điểm kinh doanh với nguy cơ ế ẩm.

Khi thuê mặt bằng, câu hỏi quan trọng nhất cần phải trả lời là khu vực này đã phù hợp? Khu vực này có hiện diện khách hàng tiềm năng không? Mức chi trả của khách là bao nhiêu? Việc kinh doanh thua lỗ không thể đổ hết lý do cho việc chọn sai vị trí đặt mặt bằng nhưng đó là lý do quan trọng nhất và đầu tiên quyết định sự thành bại của một mô hình kinh doanh.

Bước thứ hai : sàng lọc mặt bằng phù hợp. Đây chính là bước cần phải thu thập rất nhiều thông tin một cách chi tiết và tỉ mỉ qua 3 khâu. Đầu tiên là lọc thông tin về yếu tố nhân khẩu học: khách hàng tại khu vực đó độ tuổi bao nhiêu, là nam hay nữ?

Hai là lọc thông tin về sản phẩm: họ đang dùng những sản phẩm gì tương tự với hàng hóa của bạn? Đối với mỗi sản phẩm, mức giá mà họ chi trả là bao nhiêu và mức độ thường xuyên dùng sản phẩm đó như thế nào? Ba là lọc thông tin về các đối thủ cạnh tranh: họ đang rao bán những hàng hóa gì? Tại sao họ lại bán những hàng hóa như vậy? Trong lĩnh vực đang kinh doanh của bạn, ai là số một? Điểm nổi bật của họ là gì?

Các câu hỏi này cũng chính là bài tập mà những chuỗi bán lẻ chuyên nghiệp hàng đầu ở Việt Nam và cả nước ngoài hiện đang làm, việc này còn gọi là khảo sát nghiên cứu thị trường. Trường hợp nguồn lực hạn chế, nhà đầu tư lại càng phải dành nhiều thời gian hơn cho giai đoạn này để giảm rủi ro tới mức thấp nhất khi bắt tay vào thực hiện trên thực tế.

Tin tức khác

  • Mua bán nhà đất qua công chứng: Vẫn có thể bị lừa
  • Cẩm nang đi thuê văn phòng cần phải biết.
  • Rủi ro từ hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua nhà
  • Khách hàng bức xúc vì chủ đầu tư tăng giá bán căn hộ theo chỉ số CPI
  • Người mua cần cảnh giác với thông tin quảng cáo nhà đất
  • Đối tượng được thuê và mua căn hộ tại KĐT mới Việt Hưng?
  • Những nguy cơ khó tránh khi tìm mua nhà đất qua sàn
  • 5 tiêu chí khi lựa chọn mua chung cư
  • Môi giới lật mặt chủ nhà và bài học đắt giá
  • Một số lưu ý trong hồ sơ đăng ký mua nhà thu nhập thấp
  • Cần tiêu chí gì để được mua nhà ở thu nhập thấp?
  • Lời khuyên cho người mua BĐS nghỉ dưỡng
  • Kinh nghiệm thỏa thuận giá khi mua nhà của một chuyên gia
  • Vũng Tàu: Tránh tiền mất, tật mang khi mua nhà giá "bèo"
  • Góp vốn mua nhà: Cẩn thận "tiền mất tật mang"
  • Chỉ nên ký quỹ hoặc đặt cọc trước khi mua nhà
  • Có nên mua nhà của người phải thi hành án?
  • Bí quyết chọn chung cư để ở
  • Cẩm nang mua nhà
  • Tp.HCM: Rước họa vì mua nhà đất giấy tay tại huyện Bình Chánh

Đánh giá

Xếp hạng:

Kinh khủng Quá tệ Trung bình Rất tốt Tuyệt vời
  • Reload

Video liên quan

Chủ Đề