Cách đưa người tâm thần vào viện

Hà NộiÔng Bằng 67 tuổi, ngồi khoanh tay bó gối tại phòng khám, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, không nói gì, nét mặt không thay đổi.

Anh Hưng, một người họ hàng đưa ông Bằng đến viện, ngồi bên cạnh chờ đợi bác sĩ, đôi mắt lộ rõ vẻ mệt mỏi. Cũng chính tại đây sáng hôm qua, anh đến đón ông Bằng từ viện về nhà khi hết đợt điều trị 60 ngày. Song, "hôm nay gia đình quyết định đưa ông trở lại viện vì ở nhà không có ai trông coi được", anh Hưng nói.

Bác sĩ Bùi Thị Thanh Hải, Trưởng Khoa điều trị người bệnh mạn tính, bước vào phòng khám. Anh Hưng ra dấu hiệu để ông Bằng đứng dậy. Bằng một, hai câu giao tiếp chóng vánh, anh gửi ông cho bác sĩ rồi vội vàng ra về. Bác sĩ Hải nhìn bệnh nhân với ánh mặt thân thuộc. Nhiều năm trôi qua, bác sĩ đã quá quen với ông Bằng, cũng như quen cái cách vội vã mỗi khi người nhà đưa ông đến viện. Chị dẫn ông trở lại khu điều trị bệnh nhân tâm thần.

Vẫn là khung cảnh thân quen: một chiếc sân với vài bệnh nhân đang chơi cầu lông, một vài bệnh nhân khác ngồi đọc báo, một vài người đi lại, vận động. Ông Bằng tự động ngồi vào ghế, cạnh các bệnh nhân khác, khoanh tay, úp mặt xuống, sống trong thế giới nội tâm riêng.

Các bệnh nhân tâm thần mạn tính tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Ảnh: Thúy Quỳnh

Ông Bằng là bệnh nhân tâm thần phân liệt lâu năm nhất tại đây, bị bệnh từ những năm 1974 -1975, điều trị nhiều đợt nên suy giảm khả năng nhận thức. Thông thường những bệnh nhân tâm thần mạn tính, gia đình đưa vào viện, khi nào ổn, bác sĩ sẽ báo để người nhà đến đón về, một thời gian sau bệnh tái phát thì lại đưa vào viện. Chỉ riêng gia đình ông Bằng là "cứ hôm trước đưa về, hôm sau đưa vào ngay", bác sĩ Hải nói.

47 năm mắc bệnh, ông Bằng giờ chỉ còn những cảm xúc khô lạnh, vui không vui hẳn, buồn không buồn hẳn. Lúc nào ông cũng ngồi một chỗ, không muốn giao tiếp, không muốn vận động, sống không có mục đích. Sau mỗi lần bệnh tái phát, ông ít vận động hơn một chút, cảm xúc bị cùn mòn đi và không thể tự chăm sóc bản thân.

Người nhà thường đưa bệnh nhân đến viện xong không bao giờ thăm, Tết cũng chẳng đón về. Chỉ có một vài gia đình đến thăm khi bệnh nhân mắc mới, còn những trường hợp lâu năm như ông Bằng không có người nhà. "Trước đây ông còn có cảm giác nhớ nhà, mong muốn mau khỏi bệnh để được về với gia đình. Bây giờ ông mất đi cảm xúc, chỉ ngồi như vậy, ai hỏi gì nói nấy, bảo gì làm nấy, còn không bảo thì cứ ngồi như vậy thôi", bác sĩ Hải kể.

Thời gian quá lâu khiến người thân của ông Bằng không còn nhớ rõ mọi việc đã xảy ra như thế nào, chỉ nhớ lần đầu tiên ông vào viện khám tâm thần là khi xuất hiện những biểu hiện lạ như nói một mình, bỗng dưng khóc, bỗng dưng làm những hành động kỳ dị, ít giao tiếp với mọi người xung quanh... Lúc đó ông mới 20 tuổi, các bác sĩ chẩn đoán bị tâm thần phân liệt.

Sau đợt điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý, tâm thần ông Bằng bình thường trở lại mới kể bệnh là do xuất hiện tiếng nói lạ trong đầu. Những âm thanh đó chửi bới, sai khiến, ra lệnh ông làm việc. Ông cảm thấy "như có ma nhập vào người điều khiển", cảm giác sợ hãi thường trực, sợ có người theo dõi và làm hại mình. Có lần ông bỏ thuốc không uống nên tình trạng ảo thanh lại xuất hiện, lại phải vào viện.

"Bệnh tâm thần phân liệt rất dễ tái phát nếu bỏ thuốc", bác sĩ Hải nói. "Nhiều lần như thế, bệnh nhân sa sút dần, trở thành một vòng luẩn quẩn, cứ tái phát, lại sa sút, lại tái phát...".

Ông Bằng đáp ứng rất kém với các thuốc điều trị. Ban đầu ông nằm viện trong tâm trạng buồn chán, lúc nào cũng mong ngóng người thân đến đón về nhà. "Ngày nào ông cũng lặp lại câu: bác sĩ gọi điện hỏi người nhà giùm tôi với, người nhà tôi hứa 23 Tết sẽ đón về". Thế nhưng chờ không có người thân đến, ông bắt đầu có những phản ứng tiêu cực như gây gổ, tự gây thương tích, có ý định trốn viện... Cũng có những thời điểm điều trị bằng thuốc bệnh nhân rất ổn, mọi giao tiếp, vận động, sinh hoạt có thể làm chủ và tự chăm sóc được bản thân.

Bệnh nhân tâm thần với tư thế bó gối đã trở nên quen thuộc. Ảnh: Thúy Quỳnh

Khoa Tâm thần mạn tính có 70 bệnh nhân, khoảng 50 người tâm thần phân liệt. Thời gian điều trị theo liệu trình 60 ngày, thông thường điều trị hết đợt là bớt và về nhà tự uống thuốc.

Bác sĩ Hải cho biết, bệnh tâm thần phân liệt thường khởi phát ở tuổi 18-25. Nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt đến nay chưa rõ ràng, tuy nhiên một số yếu tố được cho là có liên quan đến việc phát sinh và tiến triển bệnh như môi trường, yếu tố căng thẳng tâm lý... 10 năm, 20 năm, 30 năm sau, bệnh nhân tái phát nhiều lần sẽ bị sa sút trí tuệ, mất dần khả năng lao động. Vì vậy, tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, ngoài việc điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý, những bệnh nhân tâm thần mạn tính như ông Bằng được lao động để phục hồi tập tính cá nhân.

Mô hình bệnh viện là không gian mở có kiểm soát. Buổi sáng, các bác sĩ sẽ gọi bệnh nhân dậy, nhắc đánh răng, vệ sinh cá nhân. Ông Bằng được hướng dẫn tỉ mỉ như đi dép để không bị trái, mặc quần áo ra sao, cài cúc áo thế nào... Bác sĩ đo mạch, huyết áp, kiểm tra những bất thường. Đến 10h, bệnh nhân xếp hàng tại sân uống thuốc. Thời gian còn lại, ông được tham gia một số hoạt động như trồng rau, đánh cờ, đọc báo, chơi cầu lông để hòa nhập xã hội. Hàng tuần tại viện tổ chức những buổi hát karaoke, hướng dẫn bệnh nhân đọc báo, chủ yếu các bài báo liên quan đến giáo dục sức khỏe, hoặc xem tivi...

10h mỗi sáng, các bệnh nhân đứng xếp hàng tại sân để uống thuốc. Ảnh: Thúy Quỳnh

"Nhiều bệnh nhân gắn cả cuộc đời mình ở đây", bác sĩ Hải chia sẻ. "Với ông Bằng nói riêng và các bệnh nhân mạn tính nói chung, chúng tôi coi như người nhà. Gần một đời trị bệnh, thiếu thốn tình cảm từ gia đình nên bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào các bác sĩ bệnh viện. Cứ mỗi dịp Tết đến, các bác sĩ sẽ chuẩn bị những hoạt động cho bệnh nhân. Song, tôi hy vọng Tết năm nay, gia đình sẽ đón ông Bằng về nhà để ông có một cái Tết ấm cúng hơn".

Bác sĩ Hải cất tiếng gọi tên ông Bằng. Ông nhận thức rất rõ tiếng gọi mình, nhanh chóng tiến lại gần. Sau câu hỏi thăm của bác sĩ, ông nói: "Tôi 67 tuổi, nhà ở Long Biên, Hà Nội", "Bị bệnh lâu quá rồi tôi không còn nhớ rõ từ khi nào"...

Những câu trả lời rành mạch, rõ ràng, song trên gương mặt ông không có chút cảm xúc.

* Tên nhân vật được thay đổi.

Thúy Quỳnh

Bạn cảm thấy mệt mỏi và chưa biết nguyên nhân tại sao? Bạn không có thời gian để đưa người thân đến bệnh viện?

Hãy để những trở ngại đó lùi vào quá khứ.

Hãy để chúng tôi chăm sóc sức khỏe cho bạn và người thân ngay tại nhà bạn.

Dịch vụ cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương với hệ thống xe cấp cứu và trang thiết bị luôn sẵn sàng 24/7. Đội ngũ nhân viên cấp cứu bao gồm bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, lái xe đã được huấn luyện và thực tập kỹ lưỡng về chuyên môn, quy trình cấp cứu, phương pháp vận chuyển... nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong quá trình nhập viện, rút ngắn thời gian phải chờ đợi.

Xe cấp cứu cơ động đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế, phục vụ vận chuyển cấp cứu của bệnh viện và cấp cứu ngoại viện. Bệnh viện luôn có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng sẵn sàng cấp cứu và giúp bệnh nhân ổn định ngay trên xe trước khi chuyển đến bệnh viện.

Hãy gọi số cấp cứu bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương khi cần chuyển viện, xuất viện về nhà trong phạm vi nội - ngoại thành và các tỉnh lân cận.

Gọi ngay 0436275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!


Nhận được điện thoại kêu cứu của ông M.V.T [68 tuổi, ngụ Q.1, TP.HCM] về việc bỗng dưng bị bắt đưa vào BV Tâm thần TP, cả Công ty Công nghệ mới [Ecotec], nơi ông T. đang làm việc hết sức bất ngờ vì lâu nay không ai thấy ông T. biểu hiện bệnh tâm thần. Ngay sau đó, Giám đốc Ecotec trực tiếp vào BV để can thiệp, định bảo lãnh cho ông T. ra, nhưng không được, vì quy định: chỉ có người nào đưa bệnh nhân [BN] vào viện ký giấy đồng ý nhận người thân về, thì BV mới cho BN ra.

''Chúng tôi chỉ đạo BS khám, kiểm tra, và nhận thấy trường hợp ông T. chưa có sự kích động có thể gây nguy hiểm gì cho ông và người thân, nên ngày hôm sau BV có gọi người nhà đưa ông về. Thế nhưng, người nhà bảo chưa thu xếp được - BS Trịnh Tất Thắng, Giám đốc BV Tâm thần TP.HCM

Đang đi làm thì bị áp tải lên taxi

Nhận được thông tin, ngày 1.10, PV Thanh Niên đi cùng những người làm việc chung công ty với ông T. vào BV Tâm thần. Theo lời ông T. kể với các đồng nghiệp, vụ việc xảy ra như sau:

Ngày 29.9, khi ông vừa dắt xe ra cửa đi làm thì có 4 thanh niên lạ mặt xuất hiện, và hỏi: “Bác có phải bác T. không?”. Khi ông vừa trả lời: “Ừ, tôi đây. Có việc gì không?”, thì lập tức 4 thanh niên khống chế, áp tải đưa ông lên xe taxi, chở thẳng vào BV Tâm thần TP. Khi đến trước cửa BV, ông T. chỉ kịp gọi một cuộc điện thoại báo cho đồng nghiệp biết sự việc và nhờ giúp đỡ, rồi sau đó bị đưa vào cùng các BN tâm thần khác và bị giữ luôn ở đó.

Cũng theo ông T., khi bị đưa vào BV, vợ ông bảo ông bị bệnh tâm thần, còn ông thì bảo mình không bệnh, nhưng bác sĩ [BS] vẫn đưa ông hai viên thuốc bảo uống. “Tôi không uống, họ lấy thuốc lại và cho người trói tôi, chích thuốc mà chẳng biết thuốc gì. Sau đó, cứ ngày hai lần, họ lại bắt uống thuốc”, ông T. kể.

Sáng 3.10, chúng tôi quay trở lại BV Tâm thần, ông T. vẫn bị “nhốt” ở khu A cùng các BN khác. Chứng kiến cảnh ông T. phải “nằm viện” với vài chục BN tâm thần, chúng tôi không khỏi ái ngại. Nếu người không bệnh bị "nhốt" kiểu này cũng dễ… điên. Lúc chúng tôi đến, ông T. đang nói chuyện với ông D. [một đồng nghiệp vào thăm ông]. Nói chuyện rất từ tốn, nhỏ nhẹ, ông T. cho biết, ông không có một người thân nào khác ngoài vợ và các con. Ông D. khẳng định: “Ông T. là người rất giỏi, tỉnh táo, nên đang được hai công ty, tại Q.1 mời làm cố vấn chuyên môn. Ông ấy mà tâm thần gì”.

Tương tự, ông N.P.Đ [Công ty Ecotec] cũng tỏ ra khó hiểu: “Tôi khẳng định ông T. bình thường, không hề có biểu hiện bệnh tâm thần. Trước đây ông T. là giảng viên trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, gần đây ông được mời làm chuyên viên cho Công ty Ecotec. Ông rất giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại thương. Hiện ông đang làm việc ở bộ phận triển khai dự án về trồng lúa, dạy nghề, thương mại”.

Ông N.V.T - cố vấn Công ty Ecotec, bức xúc: “Khi Ban giám đốc công ty chúng tôi vào gặp Ban giám đốc BV Tâm thần, thì chính bác sĩ Giám đốc cũng nói ông T. không bệnh tâm thần, và nói sẽ cho ông T. về...”.

\n

Cần có quy định rõ ràng

Tiếp xúc với chúng tôi, BS Trịnh Tất Thắng - Giám đốc BV Tâm thần TP, cho biết sau khi ông T. được người thân đưa vào BV ngày 29.9, vì cho rằng ông có những biểu hiện bệnh tâm thần, thì một số đồng nghiệp của ông có vào và nói ông T. không bị bệnh, mà có những chuyện liên quan đến gia đình. “Chúng tôi chỉ đạo BS khám, kiểm tra, và nhận thấy trường hợp ông T. chưa có sự kích động có thể gây nguy hiểm gì cho ông và người thân, nên ngày hôm sau BV có gọi người nhà đưa ông về. Thế nhưng, người nhà bảo chưa thu xếp được”, BS Thắng nói.

Vậy, nếu một ai đó bị người thân áp tải đưa vào yêu cầu cho nhập viện nhằm mưu đồ gì đó thì BV cũng tiếp nhận và cho họ nhập viện hay sao?

Bác sĩ Trịnh Tất Thắng: Với những trường hợp bình thường, khi khám, nhận thấy không có bệnh, BS sẽ cho về, hoặc chỉ cần điều trị ngoại trú; một số trường hợp cần nhập viện theo dõi, điều trị. Nhưng, không như một số bệnh khác xét nghiệm, chụp chiếu có thể cho kết quả bệnh rõ ràng, bệnh tâm thần có nhiều trường hợp rất khó xác định ngay. Nhiều ca bệnh rất kín kẽ, thường ngày họ vẫn làm việc, giao tiếp bình thường; và 90% người có bệnh tâm thần luôn phản đối, cho rằng mình không bệnh khi có yêu cầu nhập viện. Ngoài ra, hiện nay còn có những trường hợp rất phức tạp - có trường hợp giả vờ bệnh tâm thần; hoặc bị người thân đưa vào BV, cung cấp thông tin cho BV sai sự thật, cả hai là nhằm mục đích riêng nào đó, thì sẽ gây nhiều khó khăn cho BS, cần thời gian theo dõi, xác định bệnh hay không.

Với trường hợp bị người thân áp tải đưa vào viện, nhưng sau đó xác định họ không có bệnh, hoặc không cần nhập viện, như trường hợp của ông T., thì cũng phải đợi người đã đưa họ vào viện ký nhận về. Nhưng, nếu người thân lấy lý do gì đó mà chậm trễ hoặc không đến ký bảo lãnh thì sao?

BS Trịnh Tất Thắng: Đây là điều lâu nay những người làm chuyên môn chúng tôi cần có luật quy định rõ ràng, BS hay người nhà BN quyết định chính cho BN về trong trường hợp này? Bởi, nếu BV cho về mà không có mặt, ký nhận của người đưa vào, lỡ có chuyện gì đó thì người nhà sẽ đổ lỗi cho BV. Cũng có những trường hợp, khi BV xác định không có bệnh mà người đưa BN vào viện không đến bảo lãnh về thì BV phải làm việc với địa phương, hay ngành LĐ-TB-XH để đưa BN ra khỏi BV.

Lỗ hổng pháp luật hết sức nguy hiểm!

Trao đổi với Thanh Niên, Luật sư Nguyễn Văn Đức - Công ty Luật TNHH MTV Biển Đông, phân tích: “Hiện nay, ở VN cũng như các nước trên thế giới, một người vào BV tâm thần có thể thuộc một trong ba dạng sau: nhập viện tự nguyện; nhập viện theo yêu cầu của người khác [thường được gọi là người thứ ba, ngoài BN và pháp luật]; nhập viện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tố tụng. Trường hợp của ông T. nói trên, rơi vào dạng thứ hai.

Ở các nước u, Mỹ, pháp luật quy định rất chặt chẽ về trường hợp người nhập viện theo yêu cầu của người khác. Người yêu cầu người khác vào BV phải có quan hệ rõ ràng với BN, sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu yêu cầu của họ bị phát hiện là có ý đồ xấu, phi y tế. Ngay cả BS được giao nhiệm vụ tiếp nhận BN cũng phải xác định có cần thiết nhập viện hay không theo quy định chuyên môn nghiệp vụ. Khi ký giấy cho họ nhập viện, BS phải chịu trách nhiệm liên đới về việc điều trị của mình.

Ở nước ta, tại điều 12, Luật Khám chữa bệnh có quy định về quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Tuy nhiên, quy định này còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể. Cho nên, một khi xảy ra tranh chấp giữa người đưa BN vào viện với những người thân thích còn lại, cơ sở y tế bị mắc “kẹt”. Trường hợp người ký đưa vào không đồng ý cho ra thì người bị đưa vào BV không thể ra được, kể cả họ được xác định không bị bệnh tâm thần. Đây là một kẽ hở của pháp luật hết sức nguy hiểm, một số đối tượng xấu có thể lợi dụng điều này để đưa người vào BV tâm thần, với ý đồ tước đoạt quyền tự do, xâm phạm đến quyền nhân thân của họ. Ở ta đã từng xảy ra những trường hợp như vậy, và hậu quả pháp lý để lại cũng hết sức nặng nề, nên theo tôi, đã đến lúc cần xây dựng luật về sức khỏe tâm thần quy định cụ thể, chặt chẽ vấn đề này”.

Lê Nga - Thanh Tùng

Video liên quan

Chủ Đề