Cách nấu cá chép cho mẹ sau sinh

- Với 5 món ngon sau, mẹ sau sinh chẳng lo ít sữa cho con bú nữa.

Tin liên quan

Muốn dồi dào sữa cho con, mẹ sau sinh hãy ăn những món ăn sau đây nhé:

Canh móng giò nấu lạc

Dù hiện nay có nhiều tranh cãi xoay quanh chuyện móng giò có tác dụng lợi sữa hay không. Tuy nhiên đây vẫn là mẹo lợi sữa mà các bà các mẹ ngày xưa áp dụng, tin tưởng và truyền lại cho con cháu ngày nay. Nếu ít sữa, mẹ có thể ăn canh móng giò nấu lạc theo công thức sau. Lạc nấu cùng móng giò sẽ bớt ngấy và dễ ăn hơn.

Nguyên liệu

+ Móng giò: 500g

+ Lạc: 100g

+ Bột canh

Cách làm

- Móng giò làm sạch. Đổ nước vào nồi, nước sôi thì thả móng giò vào.

- Móng giò luộc trong khoảng 5 phút, đến khi móng giò nổi lên mặt nước thì tắt bếp, vớt móng giò ra.

- Lạc rửa sạch.

- Lấy một nồi nước khác, thả móng giò và lạc vào ninh cùng.

- Vặn lửa to đun khoảng 20 phút. Sau đó vặn lửa nhỏ liu riu ninh thêm 2 tiếng nữa cho móng giò chín nhừ.

- Trước khi tắt bếp nêm bột canh cho vừa vặn.

- Nếu có nồi áp suất thì sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Bạn cũng có thể dùng nồi cơm điện ninh móng giò cũng được.

Canh cá chép

Nhiều người quan niệm sai lầm rằng sản phụ sau sinh chưa nên ăn cá vội. Tuy nhiên mẹ vẫn có thể ăn cá mà không sợ bị tiêu chảy hay các vấn đề khác. Không những giúp cơ thể hồi phục nhanh, canh cá chép rất bổ máu và lợi sữa.

Nguyên liệu

+ Cá chép: 500g

+ Cà chua: 100g

+ Hành lá

+ Một ít gừng, hạt tiêu

+ Bột canh

+ Vài giọt rượu vang

Cách làm

- Cá chép làm sạch, ướp với chút bột canh và hạt tiêu. Bên trong bụng cá nhồi gừng, hành. Cà chua rửa sạch, cắt miếng nhỏ.

- Đổ dầu vào chảo, dầu sôi thì thả ít gừng vào, cho cá chép vào rán hơi vàng.

- Thêm cà chua vào cùng, đảo đều tay. Thêm nước và vài giọt rượu vang.

- Vặn lửa vừa, đậy nắp vào đun sôi khoảng 15 phút.

- Trước khi tắt bếp nêm bột canh cho vừa miệng và rắc hành lá lên trên.

Gà ác tần sâm

Nguyên liệu

+ Gà ác: 1250g

+ Táo tàu: 5 quả

+ Bột canh: 1 thìa

+ Hạt tiêu: 1 thìa

+ Nhân sâm: 7 miếng

+ Câu kỳ tử: 15 hạt

+ Rượu trắng: 1 thìa

Cách làm

- Gà ác làm sạch, cắt miếng to. Ninh cùng nhân sâm và rượu trắng.

- Trước khi tắt bếp khoảng 5 phút thì cho táo tàu, câu kỳ tử, bột canh, hạt tiêu vào cùng.

- Món nên ăn nóng.

Canh đậu phụ, đầu cá

Nguyên liệu

+ Đầu cá [cá chép, cá trắm, cá trôi…], đuôi cá

+ Đậu phụ

+ Dầu mè

+ Nấm kim châm

+ Hành tây

+ Tỏi, gừng

+ Bột canh

+ Rượu trắng

+ Hạt tiêu

Cách làm

- Nấm và đậu phụ rửa sạch. Đậu phụ cắt miếng vừa ăn. Hành tây, gừng, tỏi băm nhỏ. Đầu và đuôi cá rửa sạch.

- Đổ dầu mè vào chảo, xào hành tây, gừng, tỏi cho thơm.

- Cho đầu và đuôi cá vào đảo cùng.

- Thêm nước.

- Thêm rượu trắng, bột canh, đậu phụ.

- Cuối cùng thêm nấm, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút.

- Trước khi tắt bếp cho một ít hạt tiêu vào cho thơm.

Canh xương nấu đu đủ, bạch tuộc

Nguyên liệu

+ Đu đủ: 750g

+ Bạch tuộc: 100g

+ Xương sườn hoặc xương cục: 500g

+ Lạc: 100g

+ Gừng

+ Táo tàu

+ Bột canh

Cách làm

- Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.

- Đổ nước vào nồi, thả xương lợn đã rửa sạch vào. Đun sôi 2 phút rồi vớt xương ra, đổ nước đi.

- Bạch tuộc sơ chế sạch.

- Đổ nước vào nồi, thêm xương lợn, đu đủ, bạch tuộc. Đun sôi khoảng 5 phút sau đó ninh nhỏ lửa khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nếu ninh bằng nồi áp suất thời gian sẽ ngắn hơn.

- Trước khi tắt bếp nêm bột canh và hạt tiêu cho vừa miệng.

Việt Hà
[Theo TT]

Thấy cm nói là ăn cháo cá chép khi mang bầu tốt lắm! Nên e cũng đang học cách nấu thế nào để khử mùi tanh cho cá, vì bình thường cá tanh là e không ăn. :D E thấy cách nấu cháo này khá hay nên chia sẻ lên cho cm bầu quan tâm cùng làm nhé! Cháo cá chép là món ăn ngon và bổ dưỡng dành cho bà bầu và cả chị em ít sữa sau sinh. Cùng học cách nấu cháo cá chép cho bà bầu ngon nhất để tẩm bổ cho mẹ nhé. Cách nấu cá chép cho bà bầu không hề khó, chỉ cần một chút tỉ mỉ và cẩn thận, bạn đã có ngay một nồi cháo cực thơm ngon rồi đấy. Để làm món cháo cá chép, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:- Cá chép- 1 bát gạo tẻ ngon- Nước mắm ngon, hành khô, gừng củ, hành, thì là.Cá chép mua về bạn rửa với nước rồi làm sạch vẩy, bỏ phần ruột đi.Dùng gừng giã nhỏ và muối chà xát khắp thân cá, cả bên trong mình cho hết sạch mùi tanh.Cá sơ chế xong, bạn tiến hành luộc. Đặt cá vào nồi, thả thêm vài lát gừng và một chút thì là để làm giảm mùi tanh. Đổ nước ngập mình cá rồi luộc ở lửa vừa.Cá chép luộc chín bạn vớt ra đĩa để cho nguội rồi gỡ hết phần xương. Khi lọc xương bạn chú ý thao tác kỹ, tránh để sót xương trong thịt cá dễ gây hóc lúc ăn cháo. Bạn cũng nên nhẹ tay và khéo léo để phần thịt cá không bị nát nhé. Thịt cá lọc hết xương, bạn đem tẩm ướp với chút nước mắm và hạt tiêu cho vừa vặn.Ngoài ra, bạn cũng có thể lọc xương khi chưa luộc cá. Sau đó, đem thịt cá xào khéo léo trên chảo để không bị nát. Lọc xương cá trước khi luộc sẽ nhanh nhưng khó hơn. Bạn có thể cân nhắc để chọn một trong 2 cách này nhé.Phần xương cá sau khi lọc bạn không nên bỏ đi. Cho xương cá vào cối giã nhỏ, thêm chút nước vào rồi dùng vải sạch lọc lấy nước cốt để nấu cháo. Nước cốt xương cá không chỉ giúp nồi cháo thêm ngon, ngọt mà còn tận dụng được tối đa lượng canxi đấy.Tiếp theo bạn đong lượng gạo vừa đủ và vo sạch. Cho gạo vào nồi nước cốt xương cá để nấu cháo có thể thêm cả nước luộc cá vào cùng. Nêm thêm một chút muối vào nồi để cháo nhanh nhừ và dẻo hơn.Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm một chút đỗ xanh đã ngâm kỹ và đãi vỏ vào nồi nấu cùng với gạo nhé. Như vậy, nồi cháo cá chép sẽ càng giàu dinh dưỡng hơn nhé.Trong quá trình nấu cháo, bạn nhớ thường xuyên khuấy đều tay để cháo không bị tràn nước và cháy ở đáy nồi. Với cách nấu cháo cá chép này, bạn cần đun trong khoảng 3 tiếng để đạt đủ độ nhừ.Hành khô bạn bóc vỏ, thái nhỏ rồi phi thật vàng.Cháo nấu đủ thời gian, ăn thử thấy nhừ và dẻo thì đổ thịt cá vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, đun sôi lại một lần nữa rồi tắt bếp.Cuối cùng, bạn múc cháo ra bát, rắc hành khô và chút dầu ăn lên trên, thêm cả hành lá thái nhỏ và tía tô là đã có thể thưởng thức luôn rồi nhé. Cháo cá chép ăn ngon nhất khi còn nóng đấy.Thành phẩm: Cháo cá chép ăn trong thời gian mang thai sẽ rất tốt cho bà bầu. Theo Đông y, món cháo này có tác dụng an thai, thông sữa, giúp bồi bổ sức khoẻ, điều hoà khí huyết, làm giảm mệt mỏi cho mẹ. Đồng thời, các dưỡng chất trong cá chép còn có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ. Vì thế mẹ bầu nên thường xuyên ăn món cá này để con thông minh khoẻ mạnh nhé. Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu không hề khó, nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận để cá không bị nát và cháo đạt đủ độ nhừ. Để con và mẹ cùng khoẻ thì ngại gì mà không học ngay cách nấu cháo cá chép cho bà bầu nhỉ?

Thịt cá chép có thành phần dồi dào protein, protid, lipid, canxi, sắt, phopho, acid amin và các vitamin nhóm B.

Theo Đông y, cá chép được coi là một trong những vị thuốc quý, rất tốt trong việc lợi thủy, tiêu thũng, hơn nữa cũng có thể trị chứng phù nề do suy dinh dưỡng, phù nề do bệnh tim, thận, hay phù nề do bị bệnh tiểu đường gây ra. Cá chép cũng là một vị thuốc quý dành cho phái đẹp. Vậy sau sinh, bà đẻ có thể ăn cá chép không?

Bà đẻ ăn cá chép được không?

Vì cá chép chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ sau sinh, do đó, bà đẻ có thể ăn cá chép để cơ thể người mẹ được hồi phục nhanh chóng hơn.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, do thịt cá chứa nhiều protid nên bà đẻ ăn cá chép có  thể làm tăng quá trình co lại của tử cung. Khi tử cung co bóp, các sợi cơ sẽ co ngắn lại, ép lên mạch máu giúp cho máu đẻ và dịch dính trong âm đạo ra ngoài cơ thể. Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang, hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và nghiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung.

Vì cá chép chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ sau sinh, do đó, bà đẻ có thể ăn cá chép để cơ thể người mẹ được hồi phục nhanh chóng hơn.

Các món ăn được chế biến từ cá chép có thể giúp mẹ sau sinh thông sữa, lợi sữa, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu.

Sau sinh, bà đẻ thường bị táo bón. Với những người sinh mổ, ruột bị kích thích, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm, trong khi đó, cá chép rất tốt trong việc điều trị chứng bệnh rối loạn hệ tiêu hóa.

Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết. Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do đó, bà đẻ ăn cá chép rất tốt cho việc kích sữa mau về.

Món ăn bổ dưỡng từ cá chép mà các mẹ có thể tham khảo

Cá chép hầm với đậu đỏ: Cá chép mua về làm sạch, ướp chút muối khoảng 10 phút.Cho dầu vào chảo, đun nóng dầu, cho cá vào chiên vàng đều 2 mặt. Phi thơm hành, tỏi, gừng sau đó đổ nước vào. Đậu đỏ nấu sôi, cho cá chép vào nêm nếm gia vị vừa ăn. Đợi canh sôi kĩ cho thêm bột năng vào cho hơi sánh. Để đậu đỏ nhừ là được. Cá chép hầm đậu đỏ rất tốt cho những trường hợp bị phù nề, vàng da hay khi đi tiểu bị dắt, buốt hoặc cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường rất tốt.

Món ăn bổ dưỡng từ cá chép mà các mẹ có thể tham khảo: Cá chép hầm với đậu đỏ, cá chép nấu bí xanh...

Cháo cá chép, trần bì, gạo lứt: Rửa sạch đậu đỏ, dùng nước ngâm rồi rửa sạch lại, cá chép bỏ mang, mổ bụng bỏ nội tạng, không bỏ vảy, rửa sạch. Vò sạch gạo lứt. Trần bì ngâm mềm, rửa sạch. Bắc nồi đất lên bếp, cho mỡ lợn vào đun nóng, cho hành, gừng vào xào thơm, cho rượu, nước, đậu đỏ, trần bì vào, để lửa nhỏ nấu cho chín nhừ cá chép, vớt cá chép ra, cho gạo lứt vào, tiếp tục nấu thành cháo. Cá chép bỏ vảy, nhặt sạch xương, cho vào cháo, nêm bột nêm, muối, dầu mè vào cháo. Cháo cá chép giúp lợi thủy tiêu sưng, giảm chứng phù nề, gan cứng, sau khi sinh sữa không thông.

Dùng trong bệnh tim [kể cả về thận]: Cá chép 1 con khoảng 500g, thông bạch 6 cái, bí xanh 500g, hành trắng, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Cá chép bỏ ruột, không đánh vảy, rửa sạch, cho vào nồi cùng với bí xanh, hành trắng, nước hầm nhừ, cho chút dầu ăn, muối, gia vị vừa đủ. Ăn vào 2 bữa phụ hằng ngày. Cần ăn liền 10 ngày.

Tiểu tiện ít, mặt phù: Cá chép 1 con [500g], đậu đen 30-50g. Cá chép đánh vảy bỏ mang ruột, nhét đậu đen vào bụng khâu lại. Cho vào nồi nấu nhừ cá và đậu đen. Chắt lấy nước uống vào bất cứ lúc nào. Ngày dùng 1 thang, cần uống một thời gian.

Tỳ hư, bị tiêu chảy: Cá chép 1 con [600g], tỏi 2 nhánh, hạt tiêu 10g, ớt 10g, trần bì 10g, sa nhân 10g, tất bạt 10g, dầu ăn, muối vừa đủ. Cá chép đánh vảy bỏ ruột, rửa sạch, nhét hành, tỏi, tiêu, ớt, trần bì, sa nhân, tất bạt... vào bụng cá. Cho dầu ăn vào chảo chờ nóng già rán cá, sau cho cá và nước vào nồi om, thêm nước vào lần nữa nấu nhỏ lửa đến khi nước canh cạn bớt có màu trắng đục là được. Ăn cá uống nước canh vào lúc đói.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề