Cách sử dụng kim luồn tĩnh mạch

K THUẬT ĐẶT KIM LUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN TRẺ EM

 I. ĐẠI CƯƠNG

 - Kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch được thực hiện bằng kim luồn ngoại vi là phương pháp tiêm, truyền tĩnh mạch sử dụng loại kim làm bằng ống nhựa mềm luồn vào trong lòng mạch. 

- Đặt kim luồn là thủ thu t thường quy của người điều dưỡng, nhưng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh và làm giảm tải công việc cho người điều dưỡng. 

II. CHỈ ĐỊNH 

- Trẻ có dấu hiệu nguy hiểm. 

- Tiêm thuốc liên tục hoặc ngắt quãng. 

- Truyền dịch, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. 

- Truyền máu và các chế phẩm của máu. 

- Lấy máu xét nghiệm. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

 - Tuyệt đối 

+ Vùng da nhiễm trùng. 

+ Vùng da hoại tử. 

+ Có tổn tương mạch máu phía trên nơi dự định đ t kim. 

- Tương đối 

+ Nguy cơ chảy máu.

 + Đoạn cuối chi bị liệt. 

+ Chỗ phù nề.

 IV. CHUẨN BỊ

 1. Người thực hiện 01 điều dưỡng: có kiến thức, kỹ năng, tâm lý vững vàng và trang phục đầy đủ theo qui định. 

2. Phương tiện 

2.1. Dụng cụ vô khuẩn Kim luồn các cỡ phù hợp, chạc 3, dây nối, bơm tiêm các loại. 

2.2. Dụng cụ sạch 

- Hộp chống sốc. 

- Găng sạch, băng Opside, băng dính, kéo 

- Dây garo, đèn soi ven, nẹp cố định, gạc làm ấm vùng ven [nếu cần ]. 

2.3. Dụng cụ khác Hộp đựng v t sắc nhọn, xô đựng rác thải theo quy định. 

2.4. Thuốc, dịch, dung dịch sát trùng 

- Nước muối sinh lý 0.9%. 

- Dung dịch sát trùng: cồn 70 độ, betadin 10% ho c cồn Iode 1% ho c dung dịch sát trùng khác như Chlorhexidine 2% [không sử dụng ở tr đ non dưới 28 tuần tuổi].

 - Thuốc bôi tê giảm đau [Ví dụ: EMLA] 

3. Người bệnh 

- Thông báo về thủ thu t sắp làm cho người bệnh và gia đ nh người bệnh.

 - Nhận định tình trạng người bệnh 

- Hỏi về tiền sử liên quan đến dị ứng thuốc và các chất khác

 4. Hồ sơ bệnh án 

 Phiếu ghi chép thủ thuật 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

1. Kiểm tra hồ sơ Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ địnhvà cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.

 2. Kiểm tra người bệnh Tinh trạng người bệnh. 

3. Thực hiện kỹ thuật 

- Điều dưỡng rửa tay, sát khuẩn tay.

 - Thực hiện 5 đúng. 

- Xác định vị trí đ t kim luồn.

 - Đuổi khí dây nối. 

- Garo, làm ấm vùng tĩnh mạch dự định đ t kim, đi găng sạch. 

- Đưa kim luồn vào t nh mạch 

- Tháo garô, nối kim luồn với dây nối, cố định kim luồn. 

- Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ bệnh án. 

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 

1. Tai biến sớm 

- Tụ máu: Đó là kết quả của việc làm vỡ mạch máu trong quá tr nh đưa kim vào và rút kim ra. 

- Chệch ven: Đưa kim luồn vào tổ chức mô, không vào đúng mạch máu. 

- Tắc mạch: Do khí, cục máu đông, mảnh đứt của kim luồn xâm nh p vào mạch máu. 

- Tai biến trong quá trình đặt kim luồn: Đặt nhầm vào động mạch gây co mạch và có thể gây hoại tử tế bào. 

- Bỏng: Do dùng gạc làm ấm vùng dự định đặt kim trước khi tiến hành quy trinh, hoăc do sử dụng cồn Iode hoặc cồn tiêm hoăc dung dịch sát khuẩn khác, sát khuẩn không đúng kỹ thuật.

2. Tai biến muộn

 - Viêm tại chỗ hoặc viêm tĩnh mạch: có thể do kích thich hoặc do thuốc, hóa chất. 

- Nhiễm trùng: Do không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện quy trinh kỹ thuật. 

- Thiếu máu cục bộ hoăcc hoại tử vùng thấp hơn của cơ thể do cố định không đúng. 

3. Xử trí Rút kim ra lấy lại vị trí khác nếu tụ máu, chệch ven tắc mạch, đặt nhầm động mạch, bỏng.


1. Giới thiệu tổng quan
Kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch được thực hiện bằng kim luồn ngoại vi là phương pháp tiêm, truyền tĩnh mạch sử dụng loại kim làm bằng ống nhựa mềm luồn vào trong lòng tĩnh mạch. Kim luồn có thể đi sâu và cố định chắc chắn vào trong lòng mạch.
Người già và trẻ em khi tiêm thuốc hoặc truyền tĩnh mạch rất khó lấy được ven vì các cháu nhỏ không hợp tác và rất sợ áo trắng. Vì hầu hết trường hợp phải lấy ven nhiều lần, từ đó gây đau, sợ hãi cho trẻ và tỷ lệ nhiễm khuẩn rất cao. Do đó kỹ thuật lưu kim trong tiêm truyền tĩnh mạch ngoại vi 72 giờ [3 ngày] được áp dụng.
* Đặc điểm cấu tạo và lợi ích của kim luồn Terumo:
- Thành mỏng, cứng độ đàn hồi tốt và thâm nhập qua da dễ dàng.
- Đầu kim mềm nên khi bệnh nhi cử động, giãy giụa không gây tổn thương cho thành mạch. Chất liệu sinh học giúp lưu kim trong lòng mạch được 72 giờ
- Tạo cảm giác dễ chịu và ít đau cho bệnh nhi.
- Với người sử dụng: vết chích gọn gàng, không làm tổn thương lan rộng, hạn chế nhiễm khuẩn.
* Kỹ thuật:
Thực hiện như kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch như sau:
- Chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ y tế, thuốc theo quy trình.
- Sát khuẩn vị trí tiêm truyền từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc 2 lần. Sát khuẩn tay điều dưỡng.
- Cố định ven nơi đặt kim.
- Cầm kim luồn
- Đâm kim vào tĩnh mạch
- Luồn ống kim vào lòng mạch
- Cố định đốc kim
- Tháo garo
- Rút nòng kim ra
- Lắp ống nối vào đầu kim luồn
- Sát khuẩn lại chân kim luồn, đặt miếng dán obside lên cố định chặt kim và chống bụi bẩn, mồ hôi trong quá trình lưu kim. Cuối cùng quấn băng giữ chặt ống nối và ghi ngày rút ống nối.
2. Chỉ định kỹ thuật
- Trẻ nhỏ khó lấy ven, có chỉ định cần phải tiêm, truyền nhiều lần trong ngày hoặc phải duy trì việc tiêm, truyền tĩnh mạch nhiều ngày.

3. Ảnh minh họa kỹ thuật 

Chia sẻ

Kinh nghiệm khi đặt kim luồn

Với lưu lượng bệnh nhân tại khoa Truyền nhiễm- Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang dao động từ 80 đến 90 bệnh nhân ,thậm chí có những ngày lên tới 110 bệnh nhân thì công việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân là một khối lượng công việc tương đối lớn và vất vả.Để thuận tiện cho việc đưa thuốc vào cơ thể người bệnh và chăm sóc trong điều trị thì việc đặt kim luồn để giữ Vein cho bệnh nhân là hấu như rất nhiều.Mà việc dùng kim trong bộ dây truyền để truyền cho bệnh nhân trong điều trị không phải là không có những tai biến xảy ra, có thể sẽ bị chệnh Vein do bệnh nhân cử động, làm cho việc giữ vein trở lên khó khăn.Sau nhiều năm công tác , chúng tôi thấy rằng biện pháp dùng kim luồn để lưu kim trong điều trị là 1 biện pháp an toàn và hiệu quả.

Ngoài việc thực hiện đúng các qui trình về tiêm ,truyền theo đúng qui định của Bộ và Sở Y tế, khoa Truyền nhiễm xin chia sẻ một vài kinh nghiệm trong việc đặt Vein ,lưu kim cho bệnh nhân.
1. CHỌN VEIN:
- Ưu tiên các vein to, rõ, không nằm ở vị trí gập khuỷu.
- Vị trí chích vein không có vết tổn thương da, chỗ đã chích kim lâu ngày trước đó hoặc phù nề.
- Không chích ở bên chi bị liệt hoặc có cầu tay chạy thận.
- Một số bệnh nhân khó tìm thấy vein có thể sử dụng Đèn soi tĩnh mạch TDlite để hỗ trợ lấy vein chính xác hơn.
2. SÁT KHUẨN:
Có 2 cách:
- Theo hình xoắn ốc, từ trong ra ngoài, rộng ra 5cm.
- Từ dưới lên, sát khuẩn ở giữa - đi theo chỗ tiêm, sát khuẩn bên xa - gần, rộng ra 5cm.
- Đảm bảo vi khuẩn không đi từ vùng đã sát khuẩn vào vùng chưa sát khuẩn.
3. CHỌN KIM:
- Nếu có nhiều loại kim trong khoa để lựa chọn, các bạn nên chọn kim phù hợp với bệnh nhân:
+ Mạch nhỏ: chọn kim nhỏ, sắc để giúp kim vào lòng mạch dễ dàng, giảm thiểu chích trật vein, gây phù đau cho bn.
+ Mạch to: chọn kim to hơn [nhưng đừng bao giờ lấy kim quá to như 22G trở lên nhé!].
4. TƯ THẾ:
- Lót gối hoặc khối xốp chắc chắn dưới vị trí chích, có thể kê ngang tầm tay của mình sẽ giúp mình thuận tiện thao tác hơn.
- Khi chích, người điều dưỡng có thể ngồi - nhưng đừng ngồi xổm hay đứng cúi người, dễ gây mất thẩm mỹ. Lấy ghế ngồi để chích ngang giường bệnh, vừa dễ dàng thao tác, vừa tạo được thiện cảm, thân thiện hơn cho bn.
5. THAO TÁC:
- Căng da: Khi căng da, dùng ngón cái của tay không thuận để căng thẳng xuống dọc theo đường vein, không được căng lệch sang sẽ rất dễ chích trật vein.
Đối với người già, các thành mạch không còn được vững chắc như ở người trẻ, độ đàn hồi của tĩnh mạch giảm, rất dễ vỡ mạch nên khi căng da, cần căng dứt khoát.
Với những người tĩnh mạch chìm thì có thể cảm nhận vein = cách ấn nhún nhẹ nhàng, tìm cảm giác mềm, dai hoặc để giúp vein nổi lên, các bạn có thể cho bn gập duỗi khuỷu tay nhiều lần khi đã cột garrot nhằm dồn máu về vein cần chích.
- Chích kim: nên đặt kim góc độ so vs da thấp - 10 hoặc 15 độ để dễ dàng thao tác hơn, giảm nguy cơ trật vein.
Căng da, đâm kim dứt khoát.
+ Ở người già: vein mỏng manh, dễ vỡ nên khi chích, căng da dứt khoát, chích nhanh. Khi thấy máu không trào ra thì nên rút và chích lại. Nếu tiếp tục rút nòng, đẩy nòng hoặc rút kim ra vô sẽ gây vỡ mạch ngay. BN sẽ rất đau đớn.
+ Ở trẻ em: dùng kim thật nhỏ vì mạch của con nít cũng rất mỏng manh. Khi chích, đặt góc độ thật thấp, có thể gần ngang bằng mặt da, đẩy dứt khoát nhưng không quá nhanh, kim sẽ dễ đi lệch hoặc quá sâu vào phần thịt phía dưới thì rút ra kiểm tra sẽ không thấy có máu. Tuy nhiên, trước lúc chích cho bé, bạn hãy sát khuẩn thật kỹ, tìm vein thật kỹ, để xác định đúng hướng đi của kim khi chích vào, nhằm giảm nguy cơ hư vein cho bé.
- Thấy máu trào ra rồi, nên cố định đầu kim thật kỹ để khi rút nòng, kim không bị tuột ra. Có thể cố định bằng băng keo cá nhân hoặc 1 miếng gòn vô khuẩn rồi dán bằng urgo.
- RÚT NÒNG KIM: Rút ra hẳn, không rút rồi lại đẩy vào! Do nòng kim là nòng sắt, đẩy vào rút ra có thể làm đứt đoạn ống kim luồn, và nó sẽ trôi theo dòng máu, có thể gây ra tắc mạch.
* Lưu ý: Nếu rút không khéo, có thể khiến máu văng ra xung quanh, chảy tứ tung ra sàn, ra giường, để tránh điều này, các bạn nên ước lượng vị trí đầu kim, dùng 3 ngón tay chặn đè chặt ở vị trí đó - không cần thiết phải đè quá chặt đâu, chỉ cần vừa đủ nhằm giữ máu không tiếp tục chảy ra là được. Sau đó, tay còn lại rút nòng ra, tránh để máu dính trên nòng văng lung tung. Rút nòng xong, gắn nối với dây dịch truyền rồi mới thả 3 ngón giữ ra.
6. CỐ ĐỊNH:
- Che đầu kim bằng băng keo cá nhân. Cố định chắc 2 cánh bướm.
- Cố định vững chắc giữ cho kim không bị tuột và tránh vi khuẩn xâm nhập vào chỗ tiêm.
- Có thể cố định như trong hình hoặc dán làm sao cho gọn, đẹp mà không dễ bung.
- Nếu có dây dịch truyền, nhằm giữ cho dây không cọ sát vào da gây tổn thương, các bạn có thể lấy 1 miếng băng keo cuộn [urgo], đặt lên dây dịch truyền, bóp sao cho dây dịch nằm gọn trong miếng băng keo đó rồi dán 2 cánh thừa còn lại lên tay bn thì vừa chắc lại vừa không bị cọ xát.
* Chú ý:
- Hãy chuẩn bị các dụng cụ thật kỹ càng để tránh lúng túng khi đang làm.
- Hãy tự tin vào thao tác của mình.
- Tập trung thật tốt vào đôi tay của mình - thao tác thật chuẩn.
- - Hộp gòn vô trùng có thể dùng tay bốc gòn, nhưng bốc viên nào, gọn viên ấy, không được nắm viên gòn trong lòng bàn tay, mà chỉ được cầm gòn ở một mặt và cầm chắc bằng 2 - 3 ngón tay, sát khuẩn bằng mặt vô khuẩn còn lại.
- Để tránh bị băng keo dính, bạn có thể tháo găng sau khi cố định đầu kim rồi tiếp tục cố định cánh bướm và đuôi kim.

Ngày đăng: 16/12/2019

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất

Khoa Gây mê hồi sức những chiến binh thầm lặng

13/07/2022 / benhvienducgiang

Một ca phẫu thuật dù lớn nhỏ [mổ tim, cắt gan, thay khớp hay cắt ruột thừa…] muốn thành công đem lại sự an toàn cho người bệnh và sự nổi danh của Phẫu thuật viên [PTV] đều cần phải được chuẩn bị cẩn thận và giúp sức hết sức

Thư mời gia hạn thời gian cung cấp báo giá thực hiện dịch vụ tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT

13/07/2022 / benhvienducgiang

THÔNG BÁO Về việc gia hạn thời gian cung cấp báo giá thực hiện dịch vụ tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT của 10 gói thầu dịch vụ phi y tế, dịch vụ công năm 2022-2023 do phòng Hành chính quản trị Bệnh viện phụ trách Kính gửi:

Cấp cứu bệnh nhân có vết thương thấu bụng

08/07/2022 / benhvienducgiang

Bệnh nhân nữ vào viện 22h ngày 8/6/2022 với vết thương do dao đâm vùng mạn sườn trái.BN đã được các bác sĩ kịp thời cấp cứu đánh giá tổn thương sơ bộ và đưa lên phòng mổ xử trí sớm. Bệnh nhân P.T.L 1986 trú tại Long Biên, bị tai

Sàng lọc trước sinh ở phụ nữ có thai

08/07/2022 / benhvienducgiang

Sàng lọc trước sinhở phụ nữ có thai là gì? Tại sao cần phải sàng lọc trước sinh ở phụ nữ có thai? Sàng lọc trước sinh là tập hợp các phương pháp chẩn đoán [siêu âm, xét nghiệm]. Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ

Nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện

08/07/2022 / benhvienducgiang

Đặt vấn đề Nhiễm khuẩn huyết [NKH] là một bệnh lý nhiễm khuẩn nặng và thường gặp trong lâm sàng. NKH có nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm nhập vào máu của các vi sinh vật, diễn biến của bệnh thường nhanh. Biểu hiện lâm sàng của NKH

Tin đã đăng

Tác dụng của việc chiếu tia Plasma lạnh cho trẻ sơ sinh

04/07/2022

Giới thiệu về khoa Dược

04/07/2022

Giới thiệu ban chấp hành Đoàn Thanh niên

01/07/2022

Video liên quan

Chủ Đề