Cách tìm hình chiếu vuông góc trong Oxyz

  •  Loại 1: Tìm hình chiếu vuông góc H của điểm A lên đường thẳng $\Delta $

Tham số hóa điểm $H\in \Delta \Rightarrow \overrightarrow{AH}$. Do $AH\bot \Delta \Rightarrow \overrightarrow{\αH}.\overrightarrow{{{u}_{\Delta }}}=0$, giải phương trình tìm giá trị của tham số, từ đó suy ra tọa độ của điểm H.

Chú ý: Nếu ${A}'$là điểm đối xứng của A qua đường thẳng $\Delta $ thì H là trung điểm của $\text{A{A}'}$.

Từ công thức trung điểm suy ra tọa độ của điểm ${A}'$.

  •  Loại 2: Tìm hình chiếu vuông góc H của điểm A lên mặt phẳng  [P]

Gọi d là đường thẳng đi qua A và vuông góc với [P], khi đó $\overrightarrow{{{u}_{d}}}=\overrightarrow{{{n}_{\left[ P \right]}}}$từ đó ta viết được phương trình đường thẳng d suy ra $H=d\cap \left[ P \right]$.

Chú ý: Nếu ${A}'$là điểm đối xứng của A qua mặt phẳng [P] thì H là trung điểm của $\text{A{A}'}$.

Bài tập tìm điểm trong tọa độ không gian có đáp án chi tiết

Bài tập 1: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng $\Delta :\frac{x+1}{2}=\frac{y+2}{-1}=\frac{z}{2}$. Tìm tọa độ điểm H là hình chiếu vuông góc của điểm$A\left[ 2;-3;1 \right]$ lên đường thẳng $\Delta $.

Lời giải chi tiết:

Gọi $H\left[ -1+2t;-2-t;2t \right]\Rightarrow \overrightarrow{AH}=\left[ 2t-3;1-t;2t-1 \right]$

Cho $\overrightarrow{αH}.\overrightarrow{{{u}_{\Delta }}}=0\Leftrightarrow \left[ 2t-3;1-t;2t-1 \right].\left[ 2;-1;2 \right]=0$

$\Leftrightarrow 2\left[ 2t-3 \right]+\left[ t-1 \right]+2\left[ 2t-1 \right]=0\Leftrightarrow t=1\Rightarrow H=\left[ 1;-3;2 \right].$

Bài tập 2: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho tứ diện ABCD có

$A\left[ 1;0;0 \right],B\left[ 0;1;0 \right],C\left[ 0;0;1 \right],D\left[ -2;1;-1 \right]$. Tìm tọa độ chân đường cao hạ từ đỉnh D của tứ diện.

Lời giải chi tiết:

PT mặt phẳng $\left[ ABC \right]:x+y+z-1=0$, phương trình đường thẳng qua D và vuông góc với [ABC] có vectơ chỉ phương là $\overrightarrow{{{u}_{d}}}=\overrightarrow{{{n}_{\left[ P \right]}}}=\left[ 1;1;1 \right]\Rightarrow d:\frac{x+2}{1}=\frac{y-1}{1}=\frac{z+1}{1}$

$\Rightarrow H=d\cap \left[ ABC \right]$. Gọi $H\left[ -2+t;1+t;-1+t \right]\in d$

Do $H\in \left[ P \right]\Rightarrow -2+t+1+t-1+t-1=0\Leftrightarrow t=1$. Vậy $H\left[ -1;2;0 \right]$.

Bài tập 3: Hình chiếu vuông góc của $M\left[ 2;0;0 \right]$lên đường thẳng $\left\{ \begin{array}  {} x=-t \\

{} y=3+t \\  {} z=1+t \\ \end{array} \right.$ có tọa độ là:

A. $\left[ -2;2;1 \right]$. B. $\left[ -2;0;0 \right]$. C. $\left[ 2;1;-1 \right]$. D. $\left[ 1;2;-1 \right]$.

Lời giải chi tiết:

Gọi $H\left[ -t;3+t;1+t \right]\Rightarrow \overrightarrow{MH}=\left[ -t-2;3+t;1+t \right];\overrightarrow{{{u}_{d}}}=\left[ -1;1;1 \right]$

Cho $\overrightarrow{MH}.\overrightarrow{{{u}_{d}}}=0\Leftrightarrow t+2+3+t+1+t=0\Leftrightarrow t=-2\Rightarrow H\left[ 2;1;-1 \right]$. Chọn C.

Bài tập 4: Hình chiếu vuông góc của $M\left[ 1;4;2 \right]$lên mặt phẳng $\left[ \alpha  \right]:x+y+z-1=0$có tọa độ là:

A. $\left[ -1;2;0 \right]$. B. $\left[ 2;-1;0 \right]$. C. $\left[ -2;3;1 \right]$. D. $\left[ 3;2;-1 \right]$.

Lời giải chi tiết:

Phương trình đường thẳng qua M vuông góc với $\left[ \alpha  \right]$là: $d:\frac{x-1}{1}=\frac{y-4}{1}=\frac{z-2}{1}$

$H=d\cap \left[ \alpha  \right]$, gọi $H\left[ 1+t;4+t;2+t \right]\in d\Rightarrow 1+t+4+t+2+t-1=0\Leftrightarrow t=-2$

$\Rightarrow H\left[ -1;2;0 \right]$. Chọn A.

Bài tập 5: Cho mặt phẳng $\left[ \alpha  \right]:x+3y-z-27=0$. Điểm đối xứng với điểm $M\left[ 2;1;0 \right]$qua mặt phẳng $\left[ \alpha  \right]$có tọa độ là:

A. $\left[ 2;-1;0 \right]$.                 B. $\left[ -2;-1;0 \right]$.              C. $\left[ 13;6;-4 \right]$.                     D. $\left[ 6;13;-4 \right]$.

Lời giải chi tiết:

Phương trình đường thẳng qua M vuông góc với $\left[ \alpha  \right]$là: $d:\frac{x-2}{1}=\frac{y-1}{3}=\frac{z}{-1}$

$H=d\cap \left[ \alpha  \right]\Rightarrow H\left[ 4;7;-2 \right]$ là trung điểm của $M{M}'\Rightarrow {M}'\left[ 6;13;-4 \right]$. Chọn D.

Bài tập 6: Điểm đối xứng với điểm $A\left[ 1;-2;-5 \right]$qua đường thẳng $\left[ d \right]:\left\{ \begin{array}  {} x=1+2t \\  {} y=-1-t \\  {} z=2t \\ \end{array} \right.$ có tọa độ là:

A. $\left[ -2;-1;7 \right]$. B. $\left[ -1;-2;5 \right]$. C. $\left[ -3;2;1 \right]$. D. $\left[ 1;2;-4 \right]$.

Lời giải chi tiết:

Gọi ${A}'$là điểm đối xứng quả A qua d.

Gọi $H\left[ 1+2t;-1-t;2t \right]$ ta có: $\overrightarrow{AH}=\left[ 2t;1-t;2t+5 \right]$

Cho $\overrightarrow{\αH}.\overrightarrow{{{u}_{d}}}=4t+t-1+4t+10=0\Leftrightarrow t=-1\Rightarrow H\left[ -1;0;-2 \right]\Rightarrow {A}'\left[ -3;2;1 \right]$. Chọn C.

.Bài tập 7: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho $A\left[ 2;3;-1 \right],B\left[ 0;-1;2 \right],C\left[ 1;0;3 \right]$. Tọa độ chân đường cao hạ từ đỉnh A của tam giác ABC là :

A. $\left[ 3;1;0 \right]$. B. $\left[ 1;0;3 \right]$. C. $\left[ -2;-3;1 \right]$. D. $\left[ 3;2;-1 \right]$.

Lời giải chi tiết:

Ta có: $\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{{{u}_{BC}}}=\left[ 1;1;1 \right]$

Phương trình đường thẳng BC là $BC:\left\{ \begin{array}  {} x=t \\  {} y=-1+t \\  {} z=2+t \\ \end{array} \right.$.

Gọi $H\left[ t;-1+t;2+t \right]\in BC$ta có: $\overrightarrow{AH}=\left[ t-2;t-4;t+3 \right];\overrightarrow{{{u}_{BC}}}=\left[ 1;1;1 \right]=0$

$\overrightarrow{AH}.\overrightarrow{{{u}_{BC}}}=0\Leftrightarrow 3t-3=0\Leftrightarrow t=1\Rightarrow H\left[ 1;0;3 \right]$. Chọn B.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Cách viết phương trình đường thẳng cơ bản - Cô Nguyễn Phương Anh [Giáo viên VietJack]

Quảng cáo

Cách xác định hình chiếu của 1 điểm A lên đường thẳng d

- Viết phương trình mặt phẳng [P] chứa điểm A và vuông góc với d

- Tìm H là giao điểm của d và [P] => H là giao điểm của A trên d

Cách xác định hình chiếu của 1 điểm A lên mặt phẳng [P]

- Viết phương trình đường thẳng đi qua A và vuông góc với [P]

- Tìm H là giao điểm của d và [P] => H là giao điểm của A trên [P]

Ví dụ: 1

Tìm hình chiếu vuông góc của A[1; 2; 1] trên đường thẳng d:

A.

B.

C.

D. Đáp án khác

Hướng dẫn giải

+ Đường thẳng d có vecto chi phương

.

+ Gọi mặt phẳng [P] chứa điểm A và vuông góc với d nhận vectơ chỉ phương của d làm vectơ pháp tuyến nên ta có phương trình của [P] là:

1[x – 1] + 2. [y – 2] – 2.[z – 1] = 0 hay x + 2y – 2z – 3 = 0

+ Tìm H là giao điểm của d và [P]

Tọa độ H[ t – 2; 2t + 1; -2t – 1] thỏa mãn :

[t-2] + 2[2t+1] – 2[-2t-1] – 3 = 0 t = 1/9

Vậy H là hình chiếu của A trên d và

Chọn A.

Quảng cáo

Ví dụ: 2

Cho M[1; -1; 2] và mặt phẳng [P]: 2x – y + 2z +2 = 0 Tìm tọa độ hình chiếu vuông góc H của M trên mặt phẳng [P]

A. [ 2; 1; 0]

B. [ - 2;0; 1]

C.[-1; 0; 0]

D. [ 0; 2; 1]

Hướng dẫn giải

+ Mặt phẳng [P] có vecto pháp tuyến

.

Đường thẳng d đi qua M và vuông góc với [P] nhận vectơ pháp tuyến của [P] làm vectơ chỉ phương

Phương trình của d là:

+ Tìm H là giao điểm của d và [P]

Tọa độ của H[1+2t, -1-t; 2+2t] thỏa mãn:

2[1+2t] – [-1-t] + 2[2+2t] + 2 = 0

⇔ 2+ 4t + 1+ t + 4 + 4t + 2 = 0

⇔ 9t + 9= 0 ⇔ t= - 1 nên H [ - 1; 0; 0]

Chọn C.

Ví dụ: 3

Cho điểm M [2; -1; 8] và đường thẳng

. Tìm tọa độ H là hình chiếu vuông góc của điểm M trên d.

A. [ 1; 2; 1]

B.[ 5; - 3; 4]

C. [ -2; 1;3]

D. [ 1;1;3]

Hướng dẫn giải

Phương trình tham số của d là:

Xét điểm H[1+2t; -t-1; 2t] thuộc d

Đường thẳng d có vecto chỉ phương

H là hình chiếu vuông góc của M trên d khi và chỉ khi

⇔ 2[2t-1] – 1[-t] + 2[2t-8] = 0

⇔ 4t- 2+ t + 4t – 16 = 0

⇔ 9t – 18= 0 nên t= 2

=> Hình chiếu vuông góc của M lên d là H[5; - 3; 4]

Chọn B.

Quảng cáo

Ví dụ: 4

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho đường thẳng

và điểm M[ -1; 3; 0]. Xác định hình chiếu của điểm M trên đường thẳng d?

A. [ -1;3; 0]

B. [ -2; 1; 0]

C. [ -1; 2; 1]

D. [ - 2; -1; 1]

Hướng dẫn giải

Thay tọa độ điểm M vào phương trình đường thẳng d ta được:

=> Điểm M thuộc đường thẳng d nên hình chiếu của điểm M trên đường thẳng d là chính điểm M .

Chọn A.

Ví dụ: 5

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho mặt phẳng [P]: x+ 2y – z+ 5= 0 và điểm M[ -1; 2; 1]. Xác định hình chiếu của M lên mặt phẳng [P]

A. [ 1; 0; 2]

B. [ -1; 0; 2]

C. [- 2; 0; 2]

D. [ -1; 2; -2]

Hướng dẫn giải

+Mặt phẳng [P] có vecto pháp tuyến

+ Gọi d là đường thẳng đi qua M [ -1; 2; 1] và vuông góc với mặt phẳng [P] nên đường thẳng d nhận vecto làm vecto chỉ phương

=> Phương trình đường thẳng d:

+ Điểm H- hình chiếu vuông góc của M lên mặt phẳng [P] chính là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng [P].

Thay x= - 1+ t; y= 2+ 2t;z= 1- t vào phương trình mặt phẳng [P] ta được:

[ -1+ 2t]+ 2[2+ 2t] – [ 1- t] + 5= 0

⇔ - 1+ 2t+ 4 + 4t – 1+ t+ 5= 0

⇔ 7t+ 7= 0 ⇔ t= - 1 nên H[ -2; 0; 2]

Chọn C.

Ví dụ: 6

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho đường thẳng

và điểm M[1; 1; 1]. Xác định điểm M’ đối xứng với M qua d?

A.[ 1; 0; - 2]

B. [ -2; 1; 1]

C. [ 1; 2; 3]

D. [- 1; 0; 6]

Hướng dẫn giải

+ Đường thẳng d đi qua A[0; 0; 2] và có vecto chỉ phương

+ Gọi [P] là mặt phẳng qua M và vuông góc với đường thẳng d nên mặt phẳng [P] nhận vecto chỉ phương của đường thẳng d làm vecto pháp tuyến

=> Phương trình mặt phẳng [P]:

-1[ x- 1] + 2[ y-1] + 1[ z- 1] = 0 hay – x + 2y + z – 2= 0

+ Gọi H là hình chiếu vuông góc của điểm M lên d khi đó H chính là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng [P]

+ Điểm H thuộc đường thẳng d nên H[- t; 2t; 2+ t] . Thay tọa độ H vào phương trình mặt phẳng [P] ta được:

- [ - t] + 2. 2t+ 2+ t- 2= 0 ⇔ 6t = 0 ⇔ t= 0

=> Hình chiếu của M lên d là H [ 0; 0; 2]

+ Do M’ đối xứng với M qua d nên H là trung điểm của MM’.

=> Tọa độ điểm M’[ - 1; 0; 6 ]

Chọn D.

Ví dụ: 7

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho mặt phẳng [P]: x- 2y - 4= 0 và điểm A[ 1; 1; 0]. Gọi A’ là điểm đối xứng với A qua [P]. Tìm A’.

A. [ 3; -3; 0]

B. [ -2; 1; 3]

C. [ 0;2; -1]

D. [-2; 3; 1]

Hướng dẫn giải

+ Mặt phẳng [P] có vecto pháp tuyến

.

+ Gọi d là đường thẳng đi qua A[ 1; 1; 0] và vuông góc với mặt phẳng [P]. Khi đó đường thẳng d có vecto chỉ phương là [ 1; -2; 0]

=> Phương trình đường thẳng

+ Gọi H là hình chiếu của điểm A lên mặt phẳng [ P]. Khi đó; H chính là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng [P]:

=> H[ 1+ t; 1- 2t; 0] thay vào phương trình mặt phẳng [P] ta có:

1+ t – 2[ 1- 2t] - 4= 0 hay t= 1

=> H[ 2; - 1; 0] .

Vậy hình chiếu vuông góc của A lên [ P] là H[ 2; -1; 0] .

+ Do A’ là điểm đối xứng với A qua [P] nên H là trung điểm của AA’.

=> Tọa độ A’[3; -3; 0]

Chọn A.

Câu 1:

Tìm hình chiếu vuông góc của A[- 2; 1;0] trên đường thẳng

A. [ -2; 0; 1]

B. [ 2; -1;- 5]

C. [ 0;3;-3]

D. Đáp án khác

Hiển thị lời giải

+ Đường thẳng d có vecto chi phương

.

+ Gọi mặt phẳng [P] chứa điểm A và vuông góc với d nhận vectơ chỉ phương của d làm vectơ pháp tuyến nên ta có phương trình của [P] là:

- 2[x + 2] + 1. [y – 1] – 2.[z – 0] = 0 hay - 2x + y- 2z – 5= 0

+ Tìm H là giao điểm của d và [P]

Tọa độ H[ - 2t; t; -7- 2t] thỏa mãn :

- 2[- 2t] + t – 2[ -7- 2t] – 5= 0

⇔ 9t + 9= 0 ⇔ t= - 1

Vậy H là hình chiếu của A trên d và H[2; -1; -5]

Chọn B.

Câu 2:

Cho M[ 0; 1; 3] và mặt phẳng [P]: x + y - z +2 = 0. Gọi H [ a; b; c ] là hình chiếu vuông góc của M trên mặt phẳng [P]. Tính a+ b + c?

A. - 2

B. 6

C. - 4

D. 4

Hiển thị lời giải

+ Mặt phẳng [P] có vecto pháp tuyến

Đường thẳng d đi qua M và vuông góc với [P]; nhận vectơ pháp tuyến của [P] làm vectơ chỉ phương

Phương trình của d là:

+ Tìm H là giao điểm của d và [P]

Tọa độ của H[ t; 1+ t; 3- t] thỏa mãn: t+ 1+ t- [ 3- t] + 2= 0

⇔ 3t= 0 nên t= 0

=> Tọa độ H[ 0;1;3]

=> a+ b+ c= 0+1+3 = 4

Chọn D.

Câu 3:

Cho điểm M [ - 2; 1; - 2] và đường thẳng

Tìm tọa độ H là hình chiếu vuông góc của điểm M trên d.

A. [ 1; 2; 1]

B.[ 0; 2; 2]

C. [ - 1; 2; 0]

D. [0; 1; 0]

Hiển thị lời giải

Xét điểm H[-t; 2- 2t; 2+ t] thuộc d

Đường thẳng d có vecto chỉ phương

H là hình chiếu vuông góc của M trên d khi và chỉ khi

⇔ - 1[ - t+ 2]- 2[ 1- 2t] + 1[ 4+ t] = 0

⇔ t- 2- 2+ 4t + 4+ t = 0

⇔ 6t = 0 nên t= 0

=> Hình chiếu vuông góc của M lên d là H[ 0; 2; 2]

Chọn B.

Câu 4:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho đường thẳng

và điểm M[ -2; 1; 0]. Xác định hình chiếu của điểm M trên đường thẳng d?

A. [1; 0; -2]

B. [ -2; 1; 0]

C. [ -1; 2; 1]

D. [ - 2; -1; 1]

Hiển thị lời giải

Thay tọa độ điểm M vào phương trình đường thẳng d ta được:

=> Điểm M thuộc đường thẳng d nên hình chiếu của điểm M trên đường thẳng d là chính điểm M .

Chọn B.

Câu 5:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho mặt phẳng [P]: x+ 2z+ 3= 0 và điểm M[-2; 1; 2]. Xác định hình chiếu của M lên mặt phẳng [P]

A. [ 1; 0; 2]

B. [ -1; 0; 2]

C. [- 2; 0; 2]

D. [ -3; 1; 0]

Hiển thị lời giải

+Mặt phẳng [P] có vecto pháp tuyến

+ Gọi d là đường thẳng đi qua M [- 2; 1; 2] và vuông góc với mặt phẳng [P] nên đường thẳng d nhận vecto làm vecto chỉ phương

=> Phương trình đường thẳng d:

+ Điểm H- hình chiếu vuông góc của M lên mặt phẳng [P] chính là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng [P].

Thay x= - 2+ t; y= 1 và z= 2+ 2t vào phương trình mặt phẳng [P] ta được:

- 2+ t + 2[ 2+ 2t] + 3= 0

⇔ 5t + 5= 0 ⇔ t= - 1 nên H[ - 3; 1; 0]

Chọn D.

Câu 6:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho đường thẳng

và điểm M[ 1; 0; 2]. Xác định điểm M’ đối xứng với M qua d?

A.

B. [ -2; 1; 1]

C.

D. [ 2; 2; 1]

Hiển thị lời giải

+ Đường thẳng d có vecto chỉ phương

+ Gọi [P] là mặt phẳng qua M[ 1; 0; 2] và vuông góc với đường thẳng d nên mặt phẳng [P] nhận vecto chỉ phương của đường thẳng d làm vecto pháp tuyến

=> Phương trình mặt phẳng [P]:

1[ x- 1] - 1[ y-0] + 1[ z- 2] = 0 hay x - y + z – 3= 0

+ Gọi H là hình chiếu vuông góc của điểm M lên d khi đó H chính là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng [P]

+ Điểm H thuộc đường thẳng d nên H[t; -t; 2+ t] . Thay tọa độ H vào phương trình mặt phẳng [P] ta được:

t- [ - t] + 2+ t- 3= 0 ⇔ 3t- 1= 0 ⇔ t= 1/3

=> Hình chiếu của M lên d là

+ Do M’ đối xứng với M qua d nên H là trung điểm của MM’.

=> Tọa độ điểm M’

Chọn C.

Câu 7:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho mặt phẳng [P]: x - 2y- 3z - 11= 0 và điểm A[ 2; 1; 1]. Gọi A’ là điểm đối xứng với A qua [P]. Tìm A’.

A. [ 4; - 3; - 5]

B. [ -2; 1; 3]

C. [ 0;2; -1]

D. [-2; 3; 1]

Hiển thị lời giải

+ Mặt phẳng [P] có vecto pháp tuyến

.

+ Gọi d là đường thẳng đi qua A[ 2;1; 1] và vuông góc với mặt phẳng [P]. Khi đó đường thẳng d có vecto chỉ phương là [1; -2; - 3]

=> Phương trình đường thẳng d:

+ Gọi H là hình chiếu của điểm A lên mặt phẳng [ P]. Khi đó; H chính là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng [P]:

=> H[ 2+ t; 1- 2t; 1- 3t] thay vào phương trình mặt phẳng [P] ta có:

2+ t – 2[ 1- 2t]- 3[ 1- 3t] - 11 = 0

⇔ 2+ t -2+ 4t – 3 + 9t- 11 = 0

⇔ 14 t- 14= 0 ⇔ t= 1 nên H [ 3; -1; - 2]

Vậy hình chiếu vuông góc của A lên [ P] là H[ 3; -1; - 2] .

+ Do A’ là điểm đối xứng với A qua [P] nên H là trung điểm của AA’.

=> Tọa độ A’[ 4; -3; - 5]

Chọn A.

Bài giảng: Cách viết phương trình đường thẳng nâng cao - Cô Nguyễn Phương Anh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các chuyên đề Toán lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

phuong-trinh-duong-thang-trong-khong-gian.jsp

Video liên quan

Chủ Đề