Hướng dẫn viết bìa hồ sơ học sinh sinh viên

Skip to content

Hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên. Hồ sơ học sinh sinh viên những tưởng dễ viết nhưng thực tế không phải, có nhiều bạn loay hoay hàng tiếng đồng hồ vẫn không hoàn thành được hồ sơ học sinh sinh viên. Nguyên nhân là do đâu? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc và hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên chi tiết.

Khái quát về sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên [hồ sơ học sinh sinh viên]

Hồ sơ trúng tuyển theo mẫu của Bộ giáo dục đưa ra là tên gọi khác của hồ sơ học sinh sinh viên, đây là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng mà sinh viên nhập học không thể nào thiếu được. Có vô số bạn tân sinh viên ngỡ ngàng vì không biết điền như thế nào cho chính xác hồ sơ học sinh sinh viên? Dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu hơn về các bước làm hồ sơ sơ yếu lý lịch cho mọi người cùng tham khảo.

Hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên

So sánh sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên với sơ yếu lý lịch xin việc làm

Giống nhau

Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên cùng sơ yếu lý lịch xin việc làm có chung điểm là đều phải khai báo những yếu tố như:

+ Họ tên

+ Ngày/tháng/năm sinh

+ Hộ khẩu thường trú

+ Tên tuổi của bố mẹ

+ Thông tin liên hệ [Số điện thoại, email].

Ảnh chân dung của cả hai bản sơ yếu lý lịch đều được dán vào góc trên bên trái, có đóng dấu giáp lai vào ảnh.

Về bố cục thì hai bản Sơ yếu lý lịch này đều bao gồm: Thông tin cá nhân, thành phần gia đình [Khai báo các thông tin liên quan của bố mẹ, anh chị em ruột.

Khác nhau

+ Đối với bản sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên:

  • Do với bản sơ yếu lý lịch xin việc làm thì thông tin khai báo có phần hạn hẹp hơn. Đây là bảng sơ yếu lý lịch dành cho các bạn tân sinh viên vừa mới trúng tuyển Đại học, Cao đẳng và khai vào về quá trình học tập ở cấp 2, không có kinh nghiệm làm việc.
  • Số ký hiệu trường, số báo danh, kết quả học tập ở lớp cuối cấp [THPT, THBT, TCCN, THN], khu vực tuyển sinh, ngành học, điểm trúng tuyển, điểm thưởng, lý do được tuyển thẳng hoặc được thưởng điểm, năm tốt nghiệp là những thứ mà người khai báo sơ yếu lý lịch việc làm không cần phải điền

Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên mua ở đâu?

Rất nhiều bạn học sinh sinh viên thắc mắc địa điểm bán sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và mức giá bán của nó là bao nhiêu. tại các hiệu sách, tại các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị, bạn có thể tìm mua sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên vô cùng dễ dàng với giá rất rẻ, chỉ giao động trong khoảng 5-7 ngàn đồng/bộ.

Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

Có tổng 4 trang đối với phần sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên, chỉ cần các tân sinh viên điền đầy đủ phần thông tin của mình theo mẫu có sẵn là được. Cùng tìm hiểu chi tiết về cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên qua những thông tin dưới đây:

Trang bìa ngoài – Lý lịch học sinh sinh viên

Các bạn cần điền đầy đủ các thông tin và trình bày như sau:

  • Họ và tên: Toàn bộ in hoa có dấu
  • Ngày tháng năm sinh: Điền đầy đủ thông tin ngày tháng năm sinh
  • Hộ khẩu thường trú: Điền địa chỉ nhà của bạn theo Sổ hộ khẩu
  • Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: Bạn có thể điền tên bố hoặc là mẹ kèm theo địa chỉ chỗ ở
  • Điện thoại liên hệ: Nếu bạn dùng điện thoại thì ghi số điện thoại của mình, còn nếu không thì ghi số điện thoại của gia đình

Trang 2 – Bản thân học sinh, sinh viên

Góc trên bên trái của bản Sơ yếu lý lịch, các bạn cần dán ảnh 4×6 vào có đóng dấu giáp lai vào ảnh. Lưu ý: ảnh chụp mới 3 tháng trở lại, hình ảnh rõ nét, không bị bể hay mờ.

  • Họ và tên: Viết in hoa, có dấu
  • Ngày tháng và năm sinh: Ghi 2 số cuối.

Ví dụ: ¨¨ ¨¨ ¨¨ các bạn điền vào: 02, 06, 93

  • Dân tộc: [Dân tộc Kinh ghi 1, Dân tộc khác ghi 0]
  • Tôn giáo: Nếu bạn theo tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó, nếu không thì ghi “Không”
  • Thành phần xuất thân: Công nhân viên chức ghi 1, Nông dân ghi 2, Khác ghi 3 vào ô trống bên cạnh.
  • Đối tượng dự thi: Ghi giống trong giấy báo dự thi. Nếu không thuộc đối tượng nào thì bỏ trống
  • Ký hiệu trường: Viết mã trường mà bạn chuẩn bị nhập học vào 3 ô trống bên cạnh.
  • Số báo danh: Ghi số báo danh dự thi của bạn trong kỳ thi tuyển Đại học, Cao đẳng.
  • Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT, Trung học Bổ túc, Trung học Nghề, Trung cấp Chuyên nghiệp: Bạn ghi thông tin kết quả học tập lớp 12 của mình. Trong đó:

Về phần học bạ

+ Xếp loại về học tập: Yếu/Trung bình/Khá/Giỏi

+ Xếp loại về hạnh kiểm: Yếu/Trung bình/Khá

+ Xếp loại về tốt nghiệp: Yếu/Trung bình/Khá/Giỏi

  • Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo sổ đoàn của mình
  • Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên của mình, nếu chưa có thì để trống
  • Khen thưởng, kỷ luật: Điền thông tin được khen thưởng, nếu không có thì ghi “không”
  • Giới tính: Nếu là nam thì điền 0, là nữ thì điền 1
  • Hộ khẩu thường trú: Ghi địa chỉ như trong sổ hộ khẩu của gia đình.
  • Thuộc khu vực tuyển sinh nào?: Ghi giống giấy báo dự thi
  • Ngành học: Ngành bạn thi tuyển vào trường, bạn cần ghi rõ tên ngành và điền mã ngành vào các ô ở bên cạnh
  • Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ tổng điểm 3 môn thi tuyển vào trường và điểm thi của từng môn
  • Điểm thưởng: Nếu bạn có điểm thưởng thì điền còn không có thì bỏ qua.
  • Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu có thì ghi rõ còn không có thì bỏ qua
  • Năm tốt nghiệp: Ghi 2 số cuối của năm bạn tốt nghiệp THPT.

+ Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp THPT năm 2016 thì điền số 16

  • Số chứng minh thư nhân dân: Điền đúng số CMND của bạn
  • Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Ghi mốc thời gian theo cấp học: học tiểu học, trung học cơ sở, THPT. Bạn chỉ nên nêu rõ về niêm khóa học, không nên ghi từng năm học tương ứng với từng lớp học.

+ Ví dụ:

  • Từ 2004 – 2009: Học sinh trường tiểu học X
  • Từ 2009 – 2013: Học sinh trường THCS Y
  • Từ 2013 – 2016: Học sinh trường THPT Z

Trang 3 & 4 – Thành phần gia đình

Đây là phần nêu rõ sơ yếu lý lịch của bố mẹ bạn, bao gồm:

  • Tên, tuổi, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú của cả cha và mẹ.
  • Hoạt động kinh tế – chính trị – xã hội: Ghi rõ thời gian, địa điểm, nếu không có thì bỏ qua.

Bên cạnh đó, còn phần thông tin khai báo: Nếu bạn có vợ/chồng thì ghi như phần điền bên trên về bố mẹ, còn không hãy để trống.

Phần cuối trang 4: Xác nhận

Thông tin của các anh, chị, em ruột của bạn hãy điền đầy đủ, bao gồm: Tên, tuổi, đang làm gì, ở đâu?

Sau đó là Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Thí sinh cần xin chữ kí của cha mẹ [Bố hoặc mẹ] để xác nhận. Đồng thời thí sinh cũng phải ký tên vào góc cuối bên phải.

Sau khi điền đầy đủ các thông tin và hoàn thành bản sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên thì các bạn chỉ cần đến cơ quan, chính quyền địa phương tại Phường/Xã nơi mà bạn đang cư trú để xin dấu xác nhận, chữ ký.

Qua bài viết trên, mọi người đã biết cách viết hồ sơ học sinh sinh viên đúng cách. Hy vọng bạn có thể viết được giấy tờ học sinh sinh viên chính xác nhất sau khi đọc xong bài viết này.

1. Hồ sơ học sinh sinh viên là gì?

Hồ sơ học sinh sinh viên là một bộ hồ sơ được bộ Giáo dục đưa ra nhằm giúp các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản về sinh viên của trường mình. Bên trong bộ hồ sơ này sẽ có mẫu lý lịch học sinh, sinh viên [tờ khai lý lịch dành cho học sinh và sinh viên].

Cũng giống như bản sơ yếu lý lịch mà chúng ta thường thấy thì lý lịch học sinh – sinh viên cũng có những phần nhất định. Để hoàn thiện bộ hồ sơ này chúng ta cần nắm bắt những phần cơ bản sau đây để không gặp bất cứ khó khăn gì và hoàn thiện một cách nhanh chóng nhất.

2. Hồ sơ học sinh sinh viên mua ở đâu? Dùng để làm gì?

Trước khi bắt tay vào công cuộc viết hồ sơ học sinh viên thì việc đầu tiên chúng ta cần làm chính là mua lấy một bộ hồ sơ. Không quá khó khăn để mua bộ hồ sơ này, chúng ta chỉ cần ra tiệm sách, cửa hàng tạp hoá, văn phòng phẩm hoặc cửa hàng photo là có thể dễ dàng “ring” em nó về rồi. Bộ hồ sơ học sinh này được bán với giá rất mềm [chắc khoảng 5-10k, tùy từng nơi].

Trong hồ sơ này sẽ có bản mẫu Lý lịch học sinh – sinh viên. Mẫu lý lịch này chính là phần xương sống của toàn bộ bộ hồ sơ này.

Sau khi hoàn thiện mẫu hồ sơ này, các bạn thí sinh cần dán ảnh [kích thước 3x4]. Để bộ hồ sơ này có hiệu lực, lý lịch này cần được đóng dấu giáp lai ở ảnh đồng thời có xác nhận của địa phương nơi cư trú [UBND xã, phường hay tại thị trấn].

Hồ sơ học sinh viên này sẽ được dùng để nhập học. Bởi hiện nay các trường Đại học, Cao đẳng hay các trường trung cấp đều yêu cầu các thí sinh trúng tuyển nộp bộ hồ sơ này kèm theo các loại giấy tờ cần thiết cùng các khoản học phí cần đóng.

3. Hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên

Để hoàn thiện hồ sơ học sinh viên các thí sinh cần chú ý những điểm sau khi viết lý lịch học sinh sinh viên:

3.1. Bìa hồ sơ và trang bìa

Ở phần bìa ngoài Hồ sơ học sinh sinh viên và trang bìa [tờ lý lịch học sinh, sinh viên], các bạn thí sinh cần chú ý viết đầy đủ thông tin.

Phần họ và tên: chú ý viết IN HOA phần họ và tên. Chẳng hạn tên bạn là Nguyễn Thanh Tú thì bạn sẽ ghi đúng là NGUYỄN THANH TÚ.

3.2. Hướng dẫn viết trang hai

Trang này thí sinh sẽ điền những thông tin về bản thân, cụ thể như sau:

 - Phần góc trái trên cùng là ảnh, yêu cầu dán ảnh 4x6, yêu cầu ảnh chụp không quá 3 tháng]. Ảnh này sẽ được đóng dấu giáp lai mới có hiệu lực.

- Phần Họ và tên: bạn cần viết hoa có dấu tương tự như khi viết tại trang bìa hồ sơ và trang bìa.

- Phần thông tin về ngày tháng và năm sinh: yêu cầu viết hai số cuối. Chẳng hạn bạn sinh ngày 20-08-2002 thì hạn điền 20, 08 và 02 vào những ô trống bên cạnh.

- Phần Dân tộc: dân tộc kinh thì bạn điền số “1”, còn đối với các dân tộc khác thì bạn điền “0”.

- Phần Tôn giáo: Bạn ghi tôn giáo mà mình theo, trường hợp không theo bất cứ tôn giáo nào thì bạn ghi “không”. Phần này không được để trống.

- Phần Thành phần xuất thân: ghi theo hướng dẫn là công nhân viên chức thì bạn ghi “1”, Nông dân ghi “2”, khác thì ghi “3”.

- Phần Đối tượng dự thi: Bạn thuộc đối tượng ưu tiên nào thì ghi đối tượng đó, trường hợp không thuộc bất cứ đối tượng nào thì bạn hãy để trống. Bạn ghi giống như khi giấy báo dự thi.

- Phần Ký hiệu trường: đây chính là thông tin mã trường mà bạn chuẩn bị nhập học, chẳng hạn bạn chuẩn bị nhập học trường Đại học Kinh tế quốc dân, có mã trường tương ứng là KHA thì bạn ghi mã trường vào ngay nhé.

- Phần Số báo danh: Đây chính là thông tin về số báo danh mà bạn đã tham gia dự thi trong kỳ thi THPT.

- Phần thông tin về Kết quả học tập lớp cuối cấp của bạn ở bậc Trung học phổ thông - THPT, Trung học bổ túc - THBT, THN, Trung cấp chuyên nghiệp - TCCN hoặc THCS [áp dụng đối với trường tuyển sinh các thí sinh tốt nghiệp THCS].

Những phần dánh dấu * như xếp loại về học tập, hạnh kiểm bạn cần ghi chính xác và rõ ràng. Đây là phần bắt buộc. Riêng đối với phần xếp loại tốt nghiệp đã được Bộ bỏ xếp loại tốt nghiệp từ 2016 cho nên bạn không cần ghi phần này.

Ngoài ra còn có các phần bạn cần chú ý sau:

- Các thông tin về ngày vào Đoàn; vào Đảng [nếu có]; kết quả khen thưởng và kỹ luật [nếu không có thì bạn chỉ cần ghi “không”].

- Giới tính, Hộ khẩu thường trú và phần khu vực tuyển sinh [1; 2; 2NT hoặc 3]. Đối với giới tính bạn ghi rõ nam là “0”, nữ là “1” như yêu cầu. Thông tin về hộ khẩu thường chú yêu cầu ghi rõ và chính xác đến số nhà, thôn, xóm… như được khai ở sổ hộ khẩu.

- Về Ngành học: yêu cầu ghi ngành và mã trường tương ứng mà bạn đỗ. Riêng mã ngành ghi ở ô bên cạnh.

- Về điểm thi tuyển sinh: phần này bạn cần ghi rõ thông tin tổng số điểm và chi tiết điểm từng môn của bạn.

- Hai phần điểm thưởng và phần lý do được tuyển thẳng hay được điểm thưởng: nếu có thì bạn ghi rõ có điểm thưởng, có lý do còn không thì bạn bỏ qua hai phần này.

- Ghi đúng thông tin năm tốt nghiệp với hai số cuối, chẳng hạn bạn tốt nghiệp 2020 thì bạn ghi là 20.

- Điền đúng số CMND.

- Bạn cần tóm tắt phần quá trình học tập cũng như quá trình công tác và lao động của bản thân. Phần này bạn cần ghi rõ thời gian học tập cấp tiểu học, THCS và THPT.  

3.3. Hướng dẫn viết trang ba

Đây là phần dành riêng cho thông tin liên quan đến cha [bố], mẹ và thông tin về vợ hoặc chồng [nếu đã kết hôn].

Đối với thông tin về cha, mẹ và thông tin về vợ hoặc chồng bạn cần ghi rõ Họ tên, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo và hộ khẩu thường trú.

Phần hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội của từng mục bạn ghi rõ thông tin thời gian, địa điểm, trường hợp không có thì bỏ qua.

3.4. Hướng dẫn viết trang bốn

Đây là phần về con cái, anh chị em ruột, bạn cần ghi rõ thông tin họ và tên, thông tin họ đang làm gì và ở đâu.

- Phần cuối là bạn sẽ viết cam đoan của gia đình: Phần này thí sinh cần có chữ ký của bậc phụ huynh là bố hoặc mẹ xác nhận.

- Phần chữ ký của bạn kèm theo họ tên ở góc bên phải.

- Phần xác nhận của chính quyền địa phương: có xác nhận của chính quyền nơi địa phương đang ở, bạn sẽ xin phần chữ ký, đóng dấu tại này cùng với giáp lai ảnh.

4. Lưu ý đối với hồ sơ học sinh sinh viên

Sau khi hoàn thành viết lý lịch học sinh sinh viên cũng như xin dấu, xin xác nhận của chính quyền địa phương, bạn cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ làm hồ sơ nhập học đại học. Những giấy tờ này sẽ được đựng trong bộ hồ sơ học sinh, sinh viên của bạn.

Những giấy tờ cần xin công chứng bạn nên xin cùng nhau để tránh mất thời gian đi lại.

Kết luận:

Trên là thông tin cực kỳ chi tiết về cách viết cũng như hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên dành cho các bạn thí sinh tham khảo để hoàn thiện hồ sơ lý lịch nhập học một cách chóng nhất.

Chúc các bạn có một năm học mới tự tin và thành công!

Video liên quan

Chủ Đề