Nếu nội dung của cuộc cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông

Trang chủ » Lớp 10 » Lịch sử 10

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Trang 89 – sgk lịch sử 10

Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông  có ý nghĩa gì?

Bài làm:

Những thay đổi cuộc cải cách hàng chính thời Lê Thánh Tông là:

  • Ở trung ương, chức tể tướng và các chức đại hành khiến bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ. Các cơ quan như Ngự sự đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn. Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.

Ý nghĩa:

  • Tạo ra bộ máy quản lí hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế.
  • Tạo ra sự thống nhất trong bộ máy quản lí của nhà nước quân chủ mới.
  • Tạo ra được uy lực và uy quyền của nhà vua trong việc cai quản đất nước.

Từ khóa tìm kiếm Google: thay đổi cải cách hành chính, cải cách hành chính thời lê thánh tông, ý nghĩa cải cách hành chính lê thánh tông.

Lời giải các câu khác trong bài

Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy

Bài 2: Xã hội nguyên thủy

Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô – ma

Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ

Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

Bài 9: Vương quốc Cam – pu – chia và vương quốc Lào

Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại

Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy

Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

Bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến

Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X XV

Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống Ngoại xâm ở thế kỉ X – XV

Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV

Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII

Bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI – XVIII sgk Lịch sử 10 Trang 110

Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII

Bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước 

Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

Bài 30: chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Bài 31: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Bài 32: cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

Bài 33: hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX

Bài 34: các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Bài 35: các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa – Tiết 1

Bài 35: các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa – Tiết 2

Bài 36: sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

Bài 37: Mác và Ăng ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Bài 38: quốc tế thứ nhất và công xã Pa ri 1871

Bài 40: Lê Nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX

1. Tóm tắt nội dung hai cuộc cải cách

– Cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông:

Ở Trung ương, chức Tể tướngvà các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dướilà 6 bộ. Các cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành caohơn. Cả nước chia thành 13 đọa Thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông nom các mặtdân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu như cũ. Người đứng đầuxã là xã trưởng do dân bầu.

– Cải cách hành chính của vua Minh Mạng:

Vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắcthành và Gia Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗitỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hànhcủa Triều đình. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã đều được giữ như cũ.

2. Điểm giống nhau của hai cuộc cải cách

– Đều diễn ra trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài bị chiến tranh, khủnghoảng, bộ máy hành chính yếu kém về mọi mặt. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động của bộ máy hành chính hai ông đã kiên quyết cải cách hành chính vàcoi đây là điều kiện tiên quyết để đưa đất nước phát triển và thực hiện các cuộc cảicách khác.

– Hai cuộc cải cách đều chủ trương xây dựng chế độ quân chủ trung ương tậpquyền mạnh, tăng cường quyền lực vào tay nhà vua. Nhà nước được tổ chức mộtcách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong bộ máy ấy vai trò của nhànước trung ương rất lớn, chi phối mạnh mẽ chính quyền địa phương.

– Chú trọng xây dựng bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, được tổ chức chặtchẽ và có tính thống nhất cao.

Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông nhằm giải quyết khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra từ cuối đời Trần với yêu cầu thay thế thiết chế chính trị phong kiến quý tộc Phật giáo bằng thiết chế chính trị phong kiến quan liêu Nho giáo – điều mà Hồ Quý Ly muốn làm nhưng chưa làm được.

Tư duy chỉ đạo [hay như ngày nay nói là “đổi mới tư duy”] của Lê Thánh Tông là nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh.

Cải cách việc phân cấp đơn vị hành chính

Thời Lý – Trần, đất nước còn chia thành “trấn, lộ, phủ, huyện, châu…”. Nếu Lê Thái Tổ chia cả nước làm 3 đạo, Lê Thái Tông chia cả nước làm 5 đạo [còn ở dưới vẫn là lộ, trấn, phủ, châu, huyện, xã, sách, trang, động…] thì đến Lê Thánh Tông [năm Quang Thuận thứ 7 – 1466] đã thay đổi hẳn: Bỏ các đơn vị lộ, trấn.

Năm 1489 đã định rõ quy mô xã: “Định lệnh các xã: Xã nào đủ 500 hộ rồi mà số hộ dư ra lại được 100 trở lên có thể thành một xã nhỏ nữa thì phải báo, rồi xếp lại tâu lên, để xếp thành xã khác, cho thêm rộng bản đồ”. Đồng thời Lê Thánh Tông ra lệnh cho 12 xứ thừa tuyên [không kể Phủ Trung Đô – NV] điều tra hình thế sông, núi, sự tích xưa nay của các nơi trong hạt mình, vẽ thành bản đồ, ghi chú rõ ràng rồi gửi về Bộ Hộ để làm bản đồ địa lý.

Cải cách bộ máy hành chính

Mục tiêu chung là “Nâng cao quyền lực nhà vua, xây dựng nên bộ máy hành chính có hiệu lực, hạn chế đến mức thấp nhất sự phân quyền và sự lộng hành của các công thần”. Tư tưởng chỉ đạo được Lê Thánh Tông nêu rõ: “Quy chế trước kia đặt quan phần nhiều lấy quan to, tước cao. Chế độ ngày nay đặt quan đều lương ít, trật thấp. Số quan đặt ra so với trước tăng rất nhiều, nhưng tiền lương chi tiêu so với trước thì vẫn thế. Đã không có người nào ăn hại mà trách nhiệm lại có nơi quy kết, khiến cho quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau. Chức trọng, chức khinh cùng kiềm chế lẫn nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay. Hình thành thói quen giữ đạo lý, theo pháp luật mà dứt bỏ tội khinh nhân nghĩa, phạm ngục hình”.

Thực hiện chủ trương này, nhà vua cho bãi bỏ ngay chức tể tướng [đã từng có người như Lê Sát lộng quyền sát hại nhiều công thần – NV] cùng các chức tả, hữu tướng quốc, bộc xạ, đại hành khiển… Đồng thời đặt ra 6 bộ, mỗi bộ do một thượng thư đứng đầu. Ngoài 6 bộ còn có các viện, các, giám, đài, ty coi sóc các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật… Một cơ chế nhà nước pháp quyền văn minh, thịnh trị đã hình thành. Từ đó mà có thể tiến hành cải cách về quân sự, về quản lý kinh tế, tài chính, văn hóa, thi cử, pháp luật… Đặc biệt là coi trọng việc lựa chọn hiền tài bổ sung vào đội ngũ quan lại. Việc lựa chọn hiền tài được tiến hành vừa qua khoa cử, vừa qua tiến cử.

Về khoa cử, nhờ cải cách chế độ thi cử nên trong 38 năm trị vì với 12 khoa thi, Lê Thánh Tông đã chọn được 501 tiến sĩ trong đó có 10 trạng nguyên, mà nhiều người có tài năng đã cống hiến nhiều cho đất nước. Còn về tiến cử thì vừa để không bỏ sót nhân tài, vừa để tuyển chọn được nghiêm minh, nhà vua đã quy định:

“Lục bộ, lục khoa, ngự sử đài mà tiến cử bậy thì chịu tội giáng hay bãi chức, nếu tiến cử được người giỏi thì nhất định sẽ được khen thưởng”.

Nổi bật nhất là về cải cách pháp luật để nâng cao pháp trị: Đã làm ra được Bộ luật Hồng Đức còn gọi là Quốc triều hình luật mà cho đến nay các nhà luật học thế giới còn đánh giá cao. Giáo sư luật học trường ĐH Luật Harward, Oliver Oldman, Chủ nhiệm khoa Đông Á đã nhận xét: “Triều đại nhà Lê ở Việt Nam vào thế kỷ đặc biệt của mình [thế kỷ XV – thời kỳ Phục hưng ở châu Âu – NV] đã nỗ lực xây dựng một quốc gia dân tộc vững mạnh để bảo vệ quyền tư hữu hợp pháp của con người thông qua hệ thống pháp luật tiến bộ, trong đó có nhiều điều đã có thể sánh ngang về mặt chức năng với những quan điểm pháp luật ở phương Tây thời cận đại” [The Le Code – Nguyễn Ngọc Huy, Tạ Văn Tài,… Ohio University Press Athens Ohio – London 1987].

Nhìn chung, cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã là nhân tố quyết định tạo nên triều đại phong kiến nhà Lê huy hoàng, thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Cuộc cải cách đã để lại cho ngày nay nhiều bài học quý giá.

Video liên quan

Chủ Đề