Cách trị viêm họng cho trẻ sơ sinh tại nhà

Sau đây là 7 cách chữa viêm họng cho trẻ em với các bài thuốc dân gian tại nhà sẽ là bí kiếp, thông tin bổ ích giúp các phụ huynh bậc cha mẹ xua tan nỗi ám ảnh lo âu khi con của mình bị bệnh khi thời tiết giao mùa thay đổi thất thường.

Cách chữa viêm họng dân gian đơn giản mà hiệu quả

Sai lầm lớn nhất của phụ huynh khi thấy trẻ có dấu hiệu của của bệnh viêm họng như sốt, khan tiếng, nuốt khó biếng ăn, đau rát cổ họng, … thì liền đến nhà thuốc mua kháng sinh, loại thuốc này có hiệu nghiệm tạm thời nhưng về sau uống nhiều trẻ sẽ bị “lờn thuốc” uống mãi không khỏi, trong dân gian có nhiều cách chữa viêm họng thật đơn giản hiệu quả ngay tại nhà, vậy tại sao chúng ta không áp dụng thử.

Bài thuốc trong dân gian mà chúng tôi muốn chia sẻ đó là các thực phẩm gần gũi hằng ngày với ta, thân thiện tự nhiên, hiệu quả thì  tận gốc, sử dụng không ảnh hưởng hay tác dụng phụ đến cở thể của các bé.

Cách chữa viêm họng cho bé nhanh chóng hiệu quả

Viêm họng thường được các phụ huynh người lớn xem là bệnh vặt, nhưng ở mức độ lơ là nhiều bệnh sẽ có biến chứng khôn lường, biến chứng nguy hiểm về sau, sau đây là 7 cách chữa bệnh viêm họng trong dân gian.

  • Chữa viêm họng bằng trà gừng: các mẹ có thể băm nhỏ gừng đun sôi, để nguội lấy phần nước cho bé uống điều đặn mỗi ngày khi thời tiết thay đổi, hoặc trẻ đam bị viêm họng.
  • Chữa viêm họng với cháo loãng với đường và diếp ca: cho 6g diếp cá xoay nhuyễn lọc lấy nước cho vào chén cháo loãng đã bỏ ít đường, sau đó đun lại, để trẻ uống mỗi ngày 3 lần
  • Trị ho bằng lá húng chanh hấp đường phèn: húng chanh là loại rau có khả năng sát khuẩn và tiêu đờm rất  tốt để trị viêm họng. Húng chanh thái nhỏ đem hấp với đường phèn 20 phút, lấy phần nước còn lại cho trẻ uống 1-2 lần trong ngày.
  • Viêm họng dùng lá hẹ và đường phèn hấp: hẹ có khả năng tán huyết, tiêu đờm và giải độc, kết hợp hấp đường phèn cho bé uống 2-3 ngày.
  • Chữa viêm họng bằng tỏi nướng: có nhiều trẻ ăn được tỏi, nếu lỡ may bị viêm họng thì các mẹ nên dùng tỏi để nguyên vỏ đem nướng, sau đó lột vỏ nghiền nhỏ.
  • Quả quất hấp mật ong: quất loại bỏ hạt để không bị đắng, đem đi chưng cách thủy cùng mật ong.
  • Hấp lá xương sông với mật ong: trị viêm họng khá tốt cho trẻ em, dùng liên tục trong 5 ngày các triệu chứng ho, có đờm, rát họng sẽ giảm rõ rệt.

Nếu sử dụng thuốc để trị các bệnh viêm họng ở trẻ em một cách tốt nhất nên sử dụng máy xông mũi họng để xông thuốc vì đây là thiết bị y tế dẫn đầu hỗ trợ điều trị bệnh về mũi họng.

Nắm được nguyên nhân gây bệnh viêm họng ở trẻ cũng như quan sát thấy được các triệu chứng rõ rệt của viêm họng các loại và áp dụng cách chữa bệnh thật khoa học để có hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm họng cấp ở trẻ em là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý về đường hô hấp hiện nay. Với trẻ em, cần được phát hiện và điều trị bệnh viêm họng cấp sớm để hạn chế biến chứng xấu có thể xảy ra do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Hiểu về nguyên nhân, triệu chứng viêm họng cấp giúp các bậc phụ huynh nhận diện và điều trị bệnh hiệu quả.

1.1. Do điều kiện sống

Thời tiết thay đổi khiến bé viêm họng, quấy khóc

  • Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm.
  • Thời tiết thay đổi khiến bé viêm họng, quấy khóc
  • Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn, ...
  • Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo....
  • Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.

1.2. Do virus, vi khuẩn, nấm

  • Virus: cúm, sởi.
  • Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu... Trong đó nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A có thể dẫn đến biến chứng như viêm khớp cấp [thấp tim tiến triển], viêm cầu thận cấp.
  • Nấm: Candida.

  • Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho. Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm.
  • Biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp ở trẻ là ho khan
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C
  • Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và thường thở bằng miệng do ngạt mũi.
  • Nôn, đi ngoài phân lỏng.

Các biến chứng khi bị viêm mũi họng cấp: Viêm tai giữa, Viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi, Viêm khớp [thấp tim tiến triển], viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A [S.pyogenes].

Thường xuyên chăm sóc răng miệng cho trẻ

Các bậc phụ huynh nên tiến hành đo nhiệt độ cho trẻ và chườm hạ nhiệt bằng nước ấm. Giữ ấm cho trẻ: giữ ấm vùng cổ họng, ngực, mũi của trẻ để phòng ngừa bệnh viêm họng.

  • Đảm bảo môi trường sống khô thoáng, sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp nơi ở sạch sẽ.
  • Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ cổ họng, đường hô hấp của trẻ
  • Thường xuyên chăm sóc răng miệng cho trẻ
  • Cho trẻ uống bổ sung nhiều nước, nước ép trái cây như cam, chanh,... để giải nhiệt kháng viêm.
  • Tránh cho trẻ uống nước lạnh, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng máy tạo ẩm để điều hòa không khí, luôn giữ nhiệt độ phòng từ 25-27 độ.
  • Giữ cho trẻ tâm trạng thoải mái,hạn chế quấy khóc làm bệnh lâu khỏi.
  • Bổ sung vitamin, kẽm, sắt,... để hệ thống miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
  • Không tắm trẻ ngay khi trẻ vừa đổ nhiều mồ hôi, dùng nước ấm tắm trẻ và thường xuyên rửa tay trẻ với xà phòng. Có thể dùng nước có pha 1-2 giọt tinh dầu gừng, khuynh diệp để giữ ấm cơ thể trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ để tránh bị lây bệnh. Không sử dụng chung đồ đạc với người khác.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.

Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ, cần lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Viêm họng cấp tính, đặc biệt là viêm họng cấp ở trẻ em là căn bệnh có thể bị tái phát mỗi năm. Các bậc phụ huynh cần cung cấp cho trẻ chế độ ăn giàu dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để tạo sức đề kháng và tăng cường miễn dịch.

Hơn hết, nên cho trẻ tái khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và ngăn chặn mầm bệnh phát triển.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0. 9%

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm suy giảm chức năng gan thận của trẻ.
  • Khi hạ nhiệt độ và được đưa về nhà điều trị, các bậc cha mẹ vẫn phải theo dõi và chăm sóc cẩn thận.
  • Nên đo nhiệt độ cho bé thường xuyên.
  • Nếu trẻ chán ăn, chia nhỏ bữa bú để cơ thể trẻ luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tạo sức đề kháng giúp nhanh lành bệnh.
  • Cho trẻ uống xen kẽ nước lọc với liều lượng vừa đủ, giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể.
  • Để trẻ trong môi trường mát mẻ, sạch thoáng với độ ẩm vừa đủ. Tránh nằm điều hòa mà không có máy tạo ẩm.
  • Thường xuyên dùng nước muối sinh lý 0.9% rửa mũi cho trẻ để tiêu viêm, sát khuẩn đường hô hấp.
  • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0. 9%
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc, tạo không gian yên tĩnh thoải mái để bệnh sớm lành.
  • Làm sạch dịch mũi bằng dụng cụ hút dịch chuyên dụng, tránh bệnh viêm họng cấp mủ ở trẻ.
  • Sau khi hết bệnh, nên tái khám định kỳ để chắc chắn trẻ đã khỏi bệnh.

Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh thường gặp tuy nhiên bố mẹ hoàn toàn có thể nhận biết và có cách xử lý phù hợp khi trẻ mắc bệnh. Nếu xử trí tại nhà mà bệnh không thuyên giảm, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, phòng ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bênh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Hướng dẫn mẹo chữa viêm tai giữa cho bé

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề