Cách trị nghén bằng gừng

Ốm nghén và buồn nôn là tình trạng thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, trong khi đó bạn lại không thể dùng các thuốc Tây y. Do vậy những bài thuốc tự nhiên rất cần thiết trong những trường hợp này. Gừng là vị thuốc rất hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng ốm nghén và buồn nôn trong thai kỳ:

Gừng và muối

Để trị ốm nghén, hãy rắc muối lên miếng gừng tươi và ngậm khi cảm thấy buồn nôn.

Gừng khô

Một số phụ nữ không thích mùi hăng và hương vị của gừng tươi, hãy dùng gừng khô để giảm các triệu chứng. Trên thực tế, một gam gừng, bất kể loại nào, uống trong 4 ngày có thể giảm 5 lần tỷ lệ ốm nghén và buồn nôn.

Nước ép gừng

Có một số người không dùng được cả gừng khô và gừng tươi. Trong trường hợp này, nước ép gừng có thể có giúp ích. Xay một vài lát gừng tươi ở tốc độ cao và thêm vào một nửa cốc nước, một chút muối và vài giọt chanh. Uống nước này khi cảm thấy buồn nôn sẽ giúp bạn giảm triệu chứng.

Gừng muối chua

Chúng ta thường thận trọng khi dùng muối và dầu ăn để tạo thành món muối chua, nhưng vị cay và thơm của gừng muối chua là một cách tuyệt vời để kiểm soát buồn nôn và nôn nếu được dùng thích hợp.

Kẹo gừng

Nếu bạn không có điều kiện làm nước gừng hoặc cắt lát gừng, kẹo gừng có thể giúp bạn kiểm soát được những cơn buồn nôn liên tục.

Gừng nghiền và chanh

Một cách khác để chống buồn nôn và nôn trong thai kỳ là nhỏ vài giọt nước chanh vào một thìa gừng xay nhuyễn, sau đó ngậm. Loại hỗn hợp này giúp bạn hồi phục sau cơn nôn và cảm thấy tốt hơn.

Theo: Báo SKĐS

Có một số cách trị ốm nghén hiệu nghiệm từ gừng có thể một số bầu đã biết hay từng nghe qua, tuy nhiên có một số mẹ bầu vẫn chưa biết tới.

Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu chi tiết các cách trị ốm nghén hiệu quả bằng gừng như thế nào ngay trong bài viết dưới đây nhé.

5 cách trị nghén hiệu quả bằng gừng mẹ bầu không nên bỏ qua

1. Gừng tươi được cắt lát mỏng

Sử dụng gừng tươi được cắt lát mỏng cũng là một trong nhưng cách điều trị ốm nghén khi mang thai ở mẹ bầu. Đây được coi là một bài thuốc có công dụng giúp các mẹ bầu khi mang thai giảm thiểu nhanh chóng tình trạng ốm nghén vô cùng hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn gừng bánh tẻ còn tươi ngon, sau đó tiến hành cạo vỏ rửa sạch và cắt lát mỏng để bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi khi cảm thấy buồn nôn, bạn chỉ cần ngậm khoảng 1 đến 2 lát trong khoảng vài phút, tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi. Tuy nhiên, gừng tươi được cắt lát mỏng chỉ giảm được triệu chứng buồn nôn tức thời.

2. Uống trà gừng

Cũng có công dụng trong việc làm giảm các triệu chứng ốm nghén, mẹ bầu cũng có thể uống trà gừng mỗi khi cảm thấy buồn nôn. Các mẹ bầu cũng có thể sử dùng gừng tươi, tuy nhiên nên lưu ý thay vì dùng các lát gừng mỏng, hãy cắt chúng thành miếng dày hơn sau đó đập dập và ngâm cùng với một tách trà nóng. Để trong một vài phút để cho tình dầu gừng tiết ra sau đó mới bắt đầu sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một thìa cà phê mật ong vào cốc trà. Như vậy sẽ làm gia tăng độ ngon và dễ uống của trà hơn. Các mẹ cũng cần lưu ý chỉ nên uống một chút trà lỏng mà thôi.

3. Cách trị ốm nghén cho mẹ bầu: Mứt gừng, kẹo gừng hoặc gừng khô

Trên thực tế, có một số mẹ bầu không chịu được mùi gừng tươi nồng. Do đó, sử dụng gừng khô, kẹo gừng hay mứt gừng trong trường hợp này là vô cùng hợp lý. Hiện nay, có khá nhiều loại kẹo gừng trên thị trường nên mẹ bầu cũng dễ lựa chọn loại kẹo phù hợp với khẩu vị của mình. Còn mứt gừng thì có quanh năm hoặc bầu có thể tự làm mứt gừng tại nhà để sử dụng, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh mà còn dễ thực hiện.

4. Nước gừng chanh kết hợp với mật ong

Cũng giống như cách làm đối với trà gừng, bạn cần đập dập gừng tươi, sau đó cho vào cốc nước ấm và vắt thêm miếng chanh nhỏ. Tiếp theo, bạn cần cho khoảng 2 đến 3 thìa cà phế mật ong khi nước còn ấm. Nước gừng chanh được kết hợp cùng mật ong đem lại những tác dụng rất tốt cho sức khỏe mẹ khi mang thai. Chúng không chỉ giúp mẹ xoa dịu được những cơn ốm nghén dồn dập kéo tới mà còn rất tốt cho sức khỏe tổng thế nói chung. Nước gừng chanh mật ong còn được coi như là một liều thuốc chống cảm cúm ở mẹ bầu vô cùng hiệu quả.

5. Nước cốt gừng

Các mẹ bầu có thể cho một chút nước cốt gừng vào các món ăn, sau đó khuấy đều rồi ăn khi còn ấm. Các mẹ có thể nấu một số món dễ ăn như súp hoặc các món cháo vào các buổi sáng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể kết hợp gừng trong một số các món ăn như cháo cá chép, cháo gà hay súp rau củ để giảm thiểu đáng kể tình trạng ốm nghén, buồn nôn khi mang thai. Sử dụng nước cốt gừng cũng là cách hay để giúp các mẹ có thể ăn sáng với món ăn dễ tiêu, kết hợp gừng như vị thuốc để giảm triệu chứng buồn nôn.

» Mẹ bầu nào ốm nghén cứ chăm tích trữ các thực phẩm này!

Nguồn : bau.vn

Trà gừng được làm bằng cách ngâm củ gừng tươi hoặc khô trong nước nóng. Uống trà gừng giúp giảm buồn nôn và nôn. Vậy uống trà gừng khi mang thai có thật sự tốt và an toàn không?

  • Có tới 80% phụ nữ bị buồn nôn và nôn trong ba tháng đầu của thai kỳ, đây được gọi là hiện tượng ốm nghén.
  • Rễ [củ] gừng chứa nhiều hợp chất thực vật có thể giúp giảm bớt một số khó chịu khi mang thai. Cụ thể, hai loại hợp chất trong gừng gồm: Gingerols và shogaols tác động lên các thụ thể trong hệ thống tiêu hóa và tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, do đó có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn.
  • Gingerol có lượng lớn trong gừng tươi, trong khi shogaols có nhiều hơn trong gừng khô. Điều này có nghĩa là trà gừng có tác dụng chống buồn nôn và phù hợp để điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ.

Trà gừng có tác dụng chống buồn nôn ở mẹ bầu

  • Uống trà gừng khi mang thai cần uống với số lượng hợp lý sẽ an toàn cho phụ nữ mang thai. Sản phụ có thể dùng đến 1 gram [1.000 mg] gừng mỗi ngày vẫn an toàn. Điều này tương đương với 4 tách [950ml] trà gừng đóng gói, hoặc trà gừng tự làm từ 1 muỗng cà phê [5 gram] củ gừng nghiền ngâm trong nước.
  • Tuy nhiên, trà gừng không nên uống khi gần tới ngày có dấu hiệu chuyển dạ. Vì gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Phụ nữ mang thai có tiền sử sảy thai, chảy máu âm đạo hoặc các vấn đề đông máu cũng nên tránh các sản phẩm từ gừng.
  • Nếu thường xuyên uống một lượng lớn trà gừng có thể dẫn đến tác dụng phụ khó chịu như: Ợ nóng, đầy bụng và ợ hơi... Nếu bạn gặp những triệu chứng này trong khi uống trà gừng, bạn nên cắt giảm lượng uống.

Những ngày chuyển dạ, mẹ bầu không nên uống trà gừng

  • Bạn có thể sử dụng gừng khô hoặc tươi để pha trà gừng tại nhà.
  • Sau khi ngâm 1 muỗng cà phê [5 gram] rễ gừng sống thái lát hoặc xay trong nước nóng, hãy nhấp một ngụm trà để xác định xem hương vị gừng có phù hợp với sở thích của bạn không. Đơn giản chỉ cần thêm nước để pha loãng trà nếu bạn thấy mùi gừng quá mạnh.
  • Ngoài ra, bạn có thể đổ nước nóng lên một túi trà gừng khô và để yên trong vài phút trước khi uống. Hãy nhấm nháp trà gừng từ từ để bạn không uống quá nhanh và cảm thấy buồn nôn hơn.

Trong quá trình mang thai, nếu tình trạng nghén của bạn không thuyên giảm, thậm chí ngày càng nặng thì rất có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được điều trị đúng cách. Lúc này cách tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thăm khám.

Với chương trình chăm sóc thai sản trọn gói tại Vinmec, bà mẹ mang thai sẽ được thăm khám, chăm sóc bởi đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn. Qua những lần kiểm tra định kỳ, sản phụ sẽ được tư vấn cách phòng tránh những triệu chứng trong thai kỳ bao gồm cả hội chứng nôn nghén, ốm nghén, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả khám và đưa ra lời khuyên cũng như cách điều trị, giảm thiểu sự lo lắng, giúp bà mẹ có thể an tâm trong suốt thời gian thai kỳ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề