Cách trị nổi trái gió

Bạn có thể bị nổi mề đay do dị ứng, côn trùng cắn, nhiễm khuẩn hay thậm chí stress. Cách trị nổi mề đay tại nhà sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu này.

Mề đay là những vết mẩn ngoài da thường gây ngứa, đỏ, sần và nổi lên, bạn có thể cảm nhận được trên bề mặt da khi sờ vào. Trung bình cứ 100 người thì có khoảng 15 – 20 người từng bị mề đay, thường gặp nhiều ở phụ nữ và trẻ em. Mề đay gây nên nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu bị mề đay nên làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn nhé.

1. Cách trị nổi mề đay tại nhà: Tránh tiếp xúc với yếu tố nguy cơ

Muốn điều trị mề đay hiệu quả, điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn hãy xác định nguyên nhân tại sao bị mề đay. Mề đay thường xuất hiện do dị ứng, một số yếu tố dưới đây có thể khiến bạn gặp phải tình trạng này bao gồm:

  • Stress
  • Ánh sáng mặt trời
  • Dùng thuốc điều trị
  • Bị côn trùng cắn hoặc chích
  • Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm

Trong nhiều trường hợp, mề đay thường giảm dần và biến mất trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện ngay nếu thấy các dấu hiệu sau:

  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Sưng họng hoặc sưng mặt

Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn bị mề đay do phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần chăm sóc khẩn cấp.

Hãy đọc thêm: Nổi mề đay do nước nên làm gì cho hết?

2. Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng chườm lạnh

Trị nổi mề đay tại nhà bằng phương pháp chườm lạnh khá đơn giản nhưng mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Việc chườm lạnh lên vùng da bị nổi mề đay giúp làm mát da và bớt khó chịu. Bạn có thể dùng khăn bọc ít đá lạnh sau đó chườm lên vùng da bị mề đay trong 10 phút, thực hiện lặp lại vài lần trong ngày.

3. Cách trị mề đay tại nhà: Tắm dung dịch giúp chống ngứa

Bị mề đay thì phải làm gì? Bạn có thể pha vào nước tắm một số nguyên liệu giúp giảm ngứa như bột yến mạch, baking soda… Đây là những cách chữa nổi mề đay tại nhà rất dễ áp dụng lại giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tắm nước mát vì nếu tắm nước ấm hoặc nước nóng thì có thể làm tình trạng ngứa và sưng trở nên trầm trọng hơn.

4. Cách chữa dị ứng da tại nhà: Giữ cho cơ thể luôn mát mẻ

Nhiệt độ cao có thể khiến cơn ngứa nghiêm trọng hơn. Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng cách giữ cơ thể mát mẻ khá đơn giản, bạn chỉ cần giữ nhiệt độ phòng phù hợp, thoải mái và mặc đồ thoáng mát để tránh nóng bức.

Một số loại xà bông tắm có thể khiến da khô và làm bạn bị ngứa hơn khi bị mề đay. Tốt nhất là bạn nên sử dụng xà bông không chứa chất tạo mùi hương và các loại hóa chất. Hãy chọn loại sản phẩm dịu nhẹ và được sản xuất dành riêng cho da nhạy cảm, bạn sẽ giảm nguy cơ bị nổi mề đay.

6. Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng nước cây phỉ

Bị nổi mề đay làm sao hết? Bạn có thể áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà với nước cây phỉ. Nhờ vào các chất tannin tự nhiên tìm thấy trong nước cây phỉ, loại thảo dược này có thể giúp bạn cải thiện tình trạng. Để sử dụng nước cây phỉ, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Cho 5 – 10g vỏ cây phỉ vào cốc nước
  • Nghiền nát vỏ cây trong cốc
  • Cho hỗn hợp vào một chiếc nồi
  • Đun sôi và để nguội
  • Lọc hỗn hợp
  • Để nguội trước khi dùng

Bạn có thể bôi nước cây phỉ lên vùng da bị mề đay vài lần mỗi ngày. Sau khi bôi, bạn giữ hỗn hợp trên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch.

7. Sử dụng lô hội giúp giảm mề đay

Cách hết ngứa mề đay bằng lô hội cũng được nhiều người áp dụng. Lô hội [nha đam] là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào cho làn da khỏe mạnh, đây là cách trị nổi mề đay tại nhà giúp giảm ngứa khó chịu. Mặc dù có đặc tính kháng viêm tự nhiên nhưng cây lô hội vẫn có thể gây viêm da tiếp xúc.

Do đó, nếu muốn dùng cây lô hội khi bị nổi mề đay thì bạn cần thực hiện thử nghiệm trước khi dùng. Để thử nghiệm xem bạn có bị dị ứng với lô hội hay không, bạn có thể thoa một lượng nhỏ lô hội hoặc sản phẩm có chứa lô hội lên vùng da không bị ảnh hưởng [thường là ở cổ tay]. Nếu trong vòng 24 giờ bạn không bị ngứa, dị ứng hay ửng đỏ có nghĩa là bạn không bị dị ứng với lô hội.

7. Cách chữa nổi mề đay tại nhà với nghệ

Bột nghệ có công dụng giảm viêm và làm lành vết thương. Bạn có thể bôi bột nghệ lên vùng da mề đay để cải thiện triệu chứng.

Ngoài ra, nghệ cũng là gia vị tốt cho các món ăn, tuy nhiên bạn chỉ nên tiêu thụ vừa phải, vì ăn quá nhiều nghệ có thể khiến bạn bị chóng mặt hoặc buồn nôn.

8. Cách trị nổi mề đay tại nhà: Bổ sung vitamin và dưỡng chất

Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung một số dưỡng chất sau có thể giúp bạn dễ chịu hơn khi bị mề đay:

  • Dầu cá
  • Quercetin
  • Vitamin B12, C và D

Trước khi áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà với vitamin và dưỡng chất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng sử dụng rõ ràng, đặc biệt là khi bạn bị mề đay tái phát.

Một số loại thuốc không chỉ có công dụng giảm ngứa và khó chịu mà còn tác động tới đáp ứng sản sinh histamin của cơ thể – cơ chế gây hình thành mề đay. Dưới đây là một số loại thuốc không kê toa bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ khi mua:

  • Thuốc bôi ngoài da calamine: Calamine giúp làm mát da, giảm ngứa. Bạn có thể bôi trực tiếp kem lên vùng da bị nổi mề đay. Bạn nên lắc lọ thuốc trước khi dùng, sau đó cho một ít thuốc lên miếng bông gòn rồi thấm lên vùng da bị nổi mề đay và để khô.
  • Thuốc benadryl: Đây là thuốc kháng histamin dạng uống có công dụng giúp giảm mẩn và các triệu chứng ngứa. Benadryl thường phát huy tác dụng trong vòng 1 giờ sau khi uống và bạn sẽ thấy giảm các triệu chứng do mề đay trong ngày. Benadryl có thể gây buồn ngủ.
  • Thuốc fexofenadine, loratadine và cetirizine: Các loại thuốc kháng histamin này có tác dụng chống mẩn ngứa lâu dài trong vòng 12 – 24 giờ và cũng ít gây buồn ngủ hơn Benadryl.

Nếu bạn bị mề đay nghiêm trọng, dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần thì bạn nên khám bác sĩ da liễu để điều trị chứ không nên tự điều trị tại nhà. Bạn hãy đến khám bác sĩ nếu gặp phải các dấu hiệu sau đây:

  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Chóng mặt
  • Sưng mặt hoặc sưng họng
  • Các triệu chứng kéo dài quá vài ngày
  • Đau hoặc để lại vết thâm khi bị nổi mề đay
  • Tình trạng không cải thiện mà tệ đi theo thời gian

Để chỉ định phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm dị ứng…

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được bị mề đay nên làm gì để giảm nhanh triệu chứng khó chịu. Trước khi áp dụng các cách trị nổi mề đay tại nhà, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và chỉ nên thực hiện cho mức độ vừa và nhẹ. Bạn nên lưu ý đến gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng có dấu hiệu trở nặng nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phát ban trên da [nổi mẩn ngứa] là những mảng hoặc chấm da đổi màu – thường màu đỏ – mới xuất hiện khi có hiện tượng viêm da do dị ứng hoặc các bệnh nhiễm trùng. Ban da thường nổi cấp tính. Các triệu chứng thường kèm với nổi ban da là ngứa và nổi bóng nước.

Tìm hiểu chung

Phát ban [nổi ban đỏ] ở da là những đốm màu sắc bất thường nổi lên khi có hiện tượng viêm da do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Một số dạng nổi mẩn đỏ trên da thường gặp

Các dạng phát ban ngứa trên da gồm:

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa, còn được gọi là viêm da dị ứng, là dạng bệnh chàm phổ biến nhất và làm cho da nổi bạn, ngứa, đỏ, khô và nứt nẻ.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng phổ biến nhất là:

  • Lưng hoặc mặt trước của đầu gối
  • Mặt trên và mặt dưới của khuỷu tay
  • Quanh cổ, tay, má hoặc da đầu

Sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chứa steroid có thể giúp giảm triệu chứng nổi ban đỏ trên da.

Vết loét lạnh

Vết loét lạnh là những mụn nước nhỏ phát triển trên môi hoặc xung quanh miệng, gây ra bởi virus herpes simplex.

Bệnh thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran, ngứa hoặc nóng rát quanh miệng.

Sau đó, các vết loét nhỏ chứa đầy dịch xuất hiện, thường ở các cạnh của môi dưới.

Các vết loét lạnh thường tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 7 – 10 ngày.

Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định các kem chống virus để giúp giảm bớt các triệu chứng và tăng tốc thời gian chữa lành.

Nổi mề đay

Mề đay là một dạng phát ban ngứa, có thể xuất hiện trên một phần của cơ thể hoặc trên các khu vực da lớn.

Trong nhiều trường hợp, bạn không cần điều trị vì mề đay sẽ trở nên tốt hơn trong vài ngày.

Nếu cảm giác ngứa ngáy khiến bạn khó chịu, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamine.

Gặp bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn không biến mất trong vòng 48 giờ.

Chốc lở

Hình ảnh phát ban da do bị chốc lở

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da rất dễ lây lan gây ra vết loét và mụn nước. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ em, nhưng có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai.

Tình trạng nhiễm trùng này có khả năng tự khỏi trong vòng 3 tuần, nhưng tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng tương tự như các tình trạng nghiêm trọng khác.

Bác sĩ cũng có thể kê toa kem kháng sinh hoặc thuốc viên để loại bỏ chốc lở nhanh chóng.

Tay nổi mẩn đỏ và ngứa

Ngứa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào của cơ thể. Bạn cũng có thể bị nổi mẫn đỏ ở tay và ngứa. Thông thường, tình trạng ngứa nhẹ và diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng đôi khi nó có thể nghiêm trọng và khiến người bệnh bực bội khi sống cùng.

Một số cách có thể giúp bạn kiểm soát cơn ngứa da như:

  • Vỗ vào vùng ngứa thay vì gãi
  • Chườm lạnh khu vực ngứa
  • Tắm bằng nước mát hoặc nước ấm
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh cá nhân không có mùi hương
  • Tránh quần áo gây kích ứng da, chẳng hạn như len hoặc vải nhân tạo
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm nếu da bị khô hoặc bong tróc
  • Thuốc kháng histamine và kem chứa steroid có thể giúp giảm ngứa do một số tình trạng da.

Nấm da hắc lào

Nấm da hắc lào là một bệnh nhiễm nấm truyền nhiễm thường xuất hiện trên cánh tay và chân.

Bệnh gây phát ban có vảy màu đỏ hoặc bạc trong hình dạng của chiếc nhẫn.

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm giun đũa, nhưng nó phổ biến hơn ở trẻ em.

Bạn có thể điều trị nấm da bằng kem chống nấm, thuốc dạng bột hoặc viên.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu không chắc chắn đó là hắc lào hay nếu nhiễm trùng không hết sau khi sử dụng thuốc trong 2 tuần.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là một tình trạng da dễ lây lan gây ra bởi những con ve nhỏ chui vào da.

Các triệu chứng chính là ngứa dữ dội hơn vào ban đêm và nổi mẩn đỏ.

Bệnh thường không nghiêm trọng, nhưng bạn cần được điều trị để tiêu diệt ve ghẻ.

Bạch biến

Bệnh bạch biến gây ra các mảng trắng nhạt trên da với các kích thước khác nhau và có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Bệnh sẽ dễ gây chú ý hơn trên các khu vực tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, như mặt, tay, và trên làn da tối hoặc rám nắng.

Các cách điều trị nhằm cải thiện vẻ ngoài của làn da gồm:

  • Dùng kem che khuyết điểm để che những mảng da khác màu
  • Dùng kem steroid
  • Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng

Mụn cóc [mụn hạt cơm]

Mụn cóc là những cục nhỏ có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, nhưng thường ảnh hưởng đến tay và chân. Khi xuất hiện ở bàn chân, chúng được gọi là mụn hạt cơm.

Hầu hết các mụn cóc đều vô hại và hết sạch mà không cần điều trị, nhưng bạn có thể quyết định điều trị mụn cóc nếu đau hoặc nếu nó gây khó chịu hay tự ti.

Phương pháp điều trị bao gồm:

  • Axit salicylic
  • Liệu pháp áp lạnh
  • Điều trị bằng chất hóa học

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp của nổi mẩn đỏ trên da là:

  • Ngứa
  • Những mảng da dày, tăng sừng hoặc tróc vảy khô
  • Hồng ban bóng nước
  • Viêm da do nhiễm trùng

Có thể có những triệu chứng không đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào, hãy thảo luận thêm với bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên khám bác sĩ nếu có các triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa sau đây:

  • Phát ban nhiều hơn
  • Có các triệu chứng khác kèm theo như: bóng nước xuất huyết, sưng đỏ, bong da, sốt, ngứa, đau khớp…
  • Ban da bị đau
  • Bóng nước lớn, lan rộng trên ban da.
  • Phát ban làm hạn chế các sinh hoạt hàng ngày hoặc ngủ.
  • Nổi chấm đỏ trên da và ngứa dai dẳng

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào kể trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đi gặp bác sĩ. Mỗi người sẽ có biểu hiện riêng. Tốt nhất là bạn nên thảo luận với bác sĩ những gì tốt nhất trong tình huống của mình.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa gồm:

  • Viêm da tiếp xúc: một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây phát ban ở da là viêm da tiếp xúc. Bệnh xảy ra khi da có phản ứng với thứ gì đó mà bạn đã chạm vào. Da có thể trở nên đỏ và bị viêm, và phát ban có xu hướng bọng nước.
  • Côn trùng cắn
  • Ngộ độc
  • Stress
  • Phản ứng với hóa chất
  • Nhiễm nấm
  • Nhiễm bệnh như thủy đậu, sởi
  • Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc có thể gây phát ban ở vài người. Đây có thể là tác dụng phụ của thuốc hoặc phản ứng dị ứng. Ngoài ra, một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc kháng sinh, khiến da dễ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hơn. Lúc này, da sẽ trông tương tự như cháy nắng.
  • Bệnh tự miễn: Bệnh tự miễn dịch xảy ra khi hệ miễn dịch bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh. Một số bệnh tự miễn có thể gây nổi phát ban trên da. Ví dụ, lupus là tình trạng ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ thể, bao gồm cả da. Nó tạo ra phát ban hình bướm trên mặt.

Nguy cơ mắc phải

Tình trạng bệnh này rất thường gặp. Phụ nữ thường có da dễ bị mẫn cảm hơn. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu yếu tố nguy cơ. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh phát ban ở da?

Nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn sẽ làm tăng nguy cơ phát ban da. Ở bên ngoài nhiều cũng có nguy cơ nổi ban đỏ ngứa do tiếp xúc với hóa chất bên ngoài hoặc cây cối, côn trùng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin cung cấp không thay thế được những lời khuyên bác sĩ. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để có thêm thông tin.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán phát ban da?

Ban da có thể chẩn đoán dễ dàng dựa vào hình thái lớp da bên ngoài. Bác sĩ da liễu sẽ xác định loại ban dựa trên hình dạng, mật độ, màu sắc, kích cỡ, cảm giác đau và phân bố của ban trên cơ thể.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng ban da?

Phần lớn nổi mẩn ngứa không nghiêm trọng và có thể tự hết. Bác sĩ sẽ tập trung điều trị triệu chứng nếu là phát ban thông thường. Các phương tiện chuyên sâu hơn thường được dùng điều trị những tình trạng ban tiến triển nhanh hoặc nặng.

Người bệnh có thể dùng những thuốc không kê toa như acetaminophen, ibuprofen. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Tăng liều thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ. Những thuốc này không nên dùng trên người bị bệnh dạ dày hoặc bệnh gan.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Một số lối sống và thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn xử trí tình trạng ban da:

  • Tránh các yếu tố dị ứng
  • Chườm lạnh
  • Tắm bột yến mạch với nước ấm
  • Thoa kem chống ngứa như calamine hay hydrocortisone
  • Mặc quần áo thoải mái.

Nổi ban đỏ ngứa trên da rất thường gặp, đặc biệt là khi bạn bị dị ứng. Tình trạng này có thể tự hết sau một vài ngày đến một tuần khi ngừng tiếp xúc với dị ứng nguyên. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm virus như sởi, rubella, trái rạ cũng có thể gây phát ban da toàn thân. Khi có vấn đề về da, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề