Cách trồng cây mít

Bài viết hướng dẫn kỹ thuật trồng mít, cách chăm sóc cây mít cho năng suất cao nhất, có thể áp dụng chung cho các giống mít phổ biến hiện nay như mít thái siêu sớm, mít thái lá bàng, mít tố nữ, mít không hạt, mít ruột đỏ… Mời bà con cùng tham khảo và đóng góp ý kiến. Chúc bà con vụ mùa bội thu

Kỹ thuật trồng mít cho năng suất cao


Tổng quan về cây mítMít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, thuộc họ dâu tằm Moraceae. Mọc phổ biến ở các quốc gia nằm trong đới khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Brasil, Băng-la-đét… Được cho là có xuất xứ ban đầu từ Ấn Độ.Mít phát triển dạng cây gỗ lớn, chiều cao lên đến 15m, đường kính thân có thể đạt từ 1-1,2m. Ngoài thu hoạch quả thì gỗ mít cũng rất có giá trị. Tùy theo giống mà trái mít có kích thước khác nhau, nhưng hầu hết đều có hình bầu dục, chiều dài từ 30-70cm, vỏ ngoài có nhiều gai nhọn, màu xanh, khi chín có thể chuyển sang màu hơi nâu hoặc vàng. Bên trong có nhiều múi màu vàng, vị ngọt đậm, có mùi thơm đặc trưng rất hấp dẫn.Mít có thể sử dụng tươi hoặc chế biến thành mít sấy, thị trường tiêu thụ rộng, có giá trị kinh tế cao. Rất phù hợp để bà con phát triển cho mục đích làm kinh tế. Riêng ở Việt Nam, cây mít thích nghi với hầu hết các vùng miền, rất dễ trồng, sinh trưởng mạnh, tuy nhiên cần phải đặc biệt chú ý đến khâu chăm sóc để quả thu hoạch có giá trị cao.

Chọn giống mít để trồng

Hiện nay có rất nhiều giống mít, mỗi giống lại có ưu điểm riêng. Nhưng nhìn chung kỹ thuật trồng và chăm sóc tương đồng như nhau. Có thể kể đến một số giống mít mà thị trường ưa chuộng như sauMít thái lá bàngMít thái siêu sớm [mít thái changai]Mít tố nữMít ruột đỏMít không hạtMít nghệ cao sảnHiện nay có nhiều phương pháp để nhân giống cây mít, tuy nhiên phương pháp ghép là tối ưu nhất, giữ được đặc tính cây mẹ, cây khỏe mạnh, lâu cỗi, thời gian thu hoạch nhanh và ổn định. Các phương pháp khác như ươm hạt hoặc chiết cành, thường cho giống kém chất lượng, chi phí cao… không phù hợp với nhu cầu thực tế

Khoảng cách và mật độ trồng mít

Trồng dày: Khoảng cách 5m x 6m [cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m]. Mật độ: 300 cây/ha

Trồng thưa: Khoảng cách 6m x 7m [cây cách cây 6m, hàng cách hàng 7m]. Mật độ: 210 cây/ha

Đất tốt nên trồng thưa, đất cằn xấu nên trồng dày, hiện nay đối với các giống mít cho thu hoạch sớm như mít thái changai, có thể trồng với mật độ gấp đôi, đến năm thứ 5 – thứ 6 khi cây giao tán thì tỉa thưa đi 1 nửa. Như vậy sẽ tận dụng được tối đa diện tích đất canh tác

Chuẩn bị đất trồng mít

Mít có thể trồng ở vùng đồng bằng hoặc vùng cao như Tây Nguyên. Nhìn chung đất phải đủ dinh dưỡng, pH trung tính, không nhiễm phèn, có khả năng thoát nước tốt, tầng canh tác từ 1-2m.

- Đối với đất vùng đồng bằng, khi trồng cần tiến hành khơi rãnh [sâu 40-50cm / rộng 50-100cm – tùy theo thủy cấp của mỗi vùng] đắp mô cao 40-70cm. Mỗi mô trồng 1-2 hàng mít

- Đối với đất ở các vùng cao [dốc khoảng 5% – 7%] chỉ cần đào hố rộng 40 – 50cm.

- Mỗi cây bón lót 30-40kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg phân lân + thuốc chống mối mọt + chế phẩm Trichoderma. Nếu đất có pH thấp [đất chua, cần tiến hành xử lý bằng cách bón vôi, và tiến hành trước thời điểm xuống giống ít nhất 3-6 tháng, kết hợp với tưới nước để tăng nhanh quá trình khử chua, không nên trộn vôi với phân chuồng và các chế phẩm vi sinh, vì vôi có đặc tính sát trùng, sẽ làm chết vi sinh gây lãng phí]- Trường hợp trồng trên mô đất cần tính toán số lượng cây, bón lượng phân tương ứng và tiến hành cày xới trộn đều vào đất. Trồng trong hố, thì dùng lớp đất mặt trộn đều phân và lấp đầy hố. Tưới đẫm nước. Việc chuẩn bị đất trồng cần tiến hành hoàn tất trước ít nhất 15 ngày so với thời điểm xuống giống

Cách xuống giống và thời điểm trồng mít

Mít có thể trồng quanh năm, miễn là đáp ứng được việc tưới nước, giữ ẩm và che mát trong thời gian đầu. Nếu không có thể chọn thời điểm đầu mùa mưa là thích hợp nhất [tháng 5-7 dương lịch].- Khi trồng dùng cuốc xẻng, khơi 1 lỗ tại vị trí trồng cây, lớn hơn bầu ươm 1 chút. Dùng kéo cắt lớp nilon đáy bầu ươm, cắt phần rễ đuôi chuột [rễ cọc bị xoắn lại]. Đặt cây giống mít vào lỗ, nén nhẹ đất xung quanh đồng thời rút phần nilon còn lại ra khỏi bầu. Việc này cần tiến hành nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm vỡ bầu.- Nên trồng hơi cao hơn mặt đất xung quanh, vun nhẹ phần gốc để tránh đọng nước- Sau khi trồng nên tưới nước ngay, để làm chặt đất và giúp cây không bị sốc khi ra môi trường mới- Những cây có phần chồi cao, cần cắm cọc cố định, tránh gió làm gãy đổ- Nếu trồng vào thời điểm mùa khô, cần có các biện pháp phủ gốc, che nắng thích hợp

Kỹ thuật chăm sóc cây mít

Tuới nước: Sau khi trồng cần thường xuyên giữ ẩm cho cây con, có thể tưới 2-3 ngày/lần, về sau giảm còn 5-7 ngày/lần. Từ năm thứ 2 trở đi chỉ tưới khi gặp khô hạn kéo dài hoặc khi bón phân cho cây. Mùa khô có thể kết hợp tủ gốc giữ ẩm bằng các vật liệu có sẵn như: rơm rạ, cỏ khô, trấu, xác bèo… Mít là cây chịu úng kém, mùa mưa cần thực hiện các biện pháp khơi rãnh, điều tiết nước, vun gốc để tránh ngập úng.

Làm cỏ: Thời gian 1-2 năm đầu, cây còn nhỏ, cần thường xuyên làm cỏ, ít nhất 4 lần/năm. Hạn chế để cây bị cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng. Từ năm thứ 3-4 trở đi, làm cỏ xung quanh gốc, giúp phần gốc thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, cỏ giữa hàng chỉ cần làm khi thực sự cần thiết. Ưu tiên các biện pháp cày xới, phát cỏ bằng máy. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc cỏ tràn lan

Cắt tỉa cành tạo tán: Bắt đầu tiến hành khi cây đạt chiều cao 1m trở lên, nên nuôi tán theo hướng tỏa đều quanh gốc, bao gồm 1 thân chính và cành cấp 1 chia thành tầng, mỗi tầng cách nhau 50cm-60cm, gồm 5-6 cành cấp 1. Mỗi năm rong tỉa cành ít nhất 2 lần, một lần sau vụ thu hoạch và 1 lần đầu mùa mưa. Khi rong tỉa nên loại bỏ các chồi thân mọc song song với thân chính, các cành cấp 2 còi cọc, cành sâu bệnh… Tầng cành đầu tiên nên cách mặt đất khoảng 50cm.

Bón phân cho cây mít

- Bón lót: Như đã trình bày ở phần chuẩn bị đất

- Bón thúc: Trong năm đầu tiên, cần bón thúc cho cây bằng phân đạm xanh, phân NPK tỷ lệ N,P cao. Mỗi tháng thúc 1 lần, mỗi lần 50g phân pha loãng tưới gốc.

- Bón định kỳ:

+ Năm thứ 2 – Bón mỗi gốc 0,5-1kg NPK tỷ lệ N,P cao. Chia làm 3 lần bón trong 1 năm.+ Năm thứ 3 trở đi: Bón tùy theo nhu cầu của cây, mỗi gốc 1 – 1,5kg. Chia làm 4 lần bón trong 1 năm. Giai đoạn cây nuôi trái nên tăng lượng Kali để tăng chất lượng trái+ Phân chuồng: Bón 2 năm 1 lần, mỗi lần 30-40kg kết hợp với super lân 0,5 – 1kg/gốc. Bón bằng cách đánh rãnh 30-40cm lấp phân theo hình chiếu tán cây+ Phân trung vi lượng: Mỗi năm bổ sung 2 lần, đầu và cuối mùa mưa. Có thể phun qua lá hoặc đổ gốc tùy theo hướng dẫn in trên bao bì

Phòng trừ sâu bệnh cho cây mít

- Bệnh thối gốc, thối thân, xì mủ: Do nấm Phytophthora gây nên, thường xuất hiện ở những vườn mít rậm rạp, độ ẩm cao. Bệnh thường xuất hiện thành mảng lớn, thâm đen, có chảy dịch, phần mạch gỗ hư hỏng nặng, lá bên trên thường vàng rụng, chết dần, bệnh thường khó chữa trị, chủ yếu phòng trừ bằng cách sử dụng phân hữu cơ hoai mục, bổ sung nấm đối kháng Trichoderma, dọn vườn tược thông thoáng, phun các loại thuốc trị nấm định kỳ [Anvil, Ridomil, Aliette…]

- Bệnh thối nhũn: Tác nhân do nấm Pythium, Rizoctonia solani hoặc Sclerotium gây ra. Thường xuất hiện trong giai đoạn cây con, hoặc trên chồi non, có tốc độ lây lan nhanh, thường gặp vào mùa mưa, bệnh làm cho cây suy kiệt và chết, vết bệnh thường xuất hiện tại phần chồi non, nhìn như cây bị nhúng nước sôi. Phòng trừ bằng cách phun thuốc trị nấm Anvil, Ridomil, Aliette… tạo môi trường thông thoáng, tránh ẩm thấp, đọng nước

- Sâu đục thân, đục cành: Do một loại côn trùng có tên Margronia, con trưởng thành đẻ trứng trên lá non, trái non, sau đó nở thành ấu trùng đục vào thân cành, có thể phòng trừ bằng cách xịt các loại thuốc trừ sâu [Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC…] vào giai đoạn cây ra lá non, đặc biệt là đầu mùa mưa

- Các loại côn trùng đục quả [sâu, ruồi, ngài…]: Thường đẻ trứng và tấn công trên phần quả, làm quả bị dị dạng, thối nhũn hoặc đen sơ đen múi bên trong. Gây giảm năng suất, giảm giá trị thương phẩm, thiệt hại nặng về kinh tế. Cách phòng trừ: Nên dùng các loại bẫy treo trên cây kết hợp với dùng túi bọc trái. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, vì có thể gây tồn dư độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng

- Các loại rệp sáp, rầy chích hút: Thường gây hại trên đọt non, trái non. Làm chồi và trái bị dị dạng, rụng non, giảm sức sinh trưởng cũng như năng suất. Nên sử dụng các thuốc trừ sâu khi thấy rầy rệp xuất hiện nhiều: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 EC…

Thu hoạch và bảo quản mít- Thu hoạch khi trái già chuyển màu, lá cuống chuyển sang màu vàng. Vỗ vào vỏ nghe tiếng phát ra trầm ấm đặc trưng. Nên chủ động thu hoạch khi trái già, không nên để chín hẳn mới thu hoạch, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển- Quả sau khi hái thường chín sau 3-5 ngày, do đó cần chuyển ngay đến nơi tiêu thụ- Mít có thể chế biến thành mít sấy hoặc dùng tươi.Chúc bà con thành công, nếu có nhu cầu về cây giống mít cũng như các giống cây trồng kinh tế cao khác. Hãy nhấc máy và liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn

Trung tâm giống cây trồng Bến Tre chuyên cung cấp cây giống chất lượng cao. Chúng tôi nhận hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng

Cây mít là một trong những giống cây ăn quả phổ biến cho năng suất kinh tế cao. Trồng cây mít bằng hạt là một phương pháp đơn giản để nhân giống cây mít. Hãy cùng nhà vườn Lộc Phát khám phá các bước trong kỹ thuật trồng cây mít bằng hạt qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ươm hạt mít trước khi trồng

1.1 Chuẩn bị hạt mít

Chuẩn bị hạt mít là một trong những khâu quan trọng đầu tiên khi tiến hành trồng cây mít bằng hạt. Sau khi sử dụng mít, bạn có thể lựa chọn những hạt mít tròn đều để gieo hạt. Cần rửa hạt qua với nước ấm trước khi ngâm hạt trong nước ấm khoảng 24h. Việc này sẽ giúp kích thích hạt nhanh chóng nảy mầm hơn thay vì việc trực tiếp bỏ hạt vào đất. Sau khi hạt nảy nầm, bạn có thể tiến hành gieo hạt vào chậu có lỗ để thoát nước. Cách gieo hạt tốt nhất là bạn có thể bỏ 2-3 hạt mít đã nảy mầm vào chậu cây, sau đó lấp đất lên phần hạt từ 2-3 cm.

1.2 Chăm sóc sau khi gieo hạt mít

Để kích thích hạt mới gieo ra rễ và nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, cần tiến hành tưới nước hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ nên tưới lượng nước vừa đủ ướt đất. Không nên tưới quá nhiều vì sẽ khiến hạt hoặc rễ cây mít mới ra sẽ bị thối.

Vị trí đặt chậu cây mới gieo hạt lí tưởng nhất là những nơi có ánh nắng mặt trời. Nếu thời tiết lạnh hoặc không đẹp, bạn cũng có thể sử dụng bóng đèn nhiệt để chiếu sáng và sưởi ấm cho cây.

Sau khoảng 2-3 tuần, hạt mít nảy mầm sẽ phát triển thành các cây mít con. Lúc này bạn cần lựa chọn cây khỏe mạnh nhất để trồng. Có thể giữ lại các cây con mọc lên cao nhất, cây cứng cáp lá khỏe mạnh nhất. Những cây còn lại yếu hơn có thể loại bỏ không trồng bằng cách kéo chúng ra khỏi chậu.

2. Cách trồng cây mít bằng hạt đã này nầm

Sau khi đã lựa chọn được hạt khỏe đã nảy mầm, bạn có thể tiến hành trồng cây mít bằng hạt qua các bước sau đây:

2.1 Trồng cây mít con

Khi hạt mít đã nảy mầm và ra được 1-2 lá đầu tiên, bạn chưa nên trồng cây ngay. Bạn có thể trồng, ươm và chăm sóc cho đến khi cây phát triển đều, ra thêm được 3-4 lá rồi mới tiến hành trồng cây vào vị trí. Từ khi hạt nảy mầm, sẽ mất thêm khoảng 3-4 tuần để cây phát triển ổn định và ra thêm lá.

2.2 Chuẩn bị đất trồng cây

Cây mít là loại cây thân gỗ, có dáng cao và tuổi thọ trung bình lâu năm. Để phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây, cần tiến hành lựa chọn khoảng đất rộng để trồng. Cây mít khá dễ sống nên có thể phù hợp với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây ưa chuộng vị trí có ánh nắng, đất tơi xốp và dễ thoát nước, độ pH từ 5-7.

Sau khi lựa chọn được vị trí, tiến hành đào hố trồng cây và bón lót. Có thể đào hố với kích thước 60x60x60 cm, bón lót đất với phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ, lân. Tuyệt đối không bón phân với tro bếp hoặc phân hữu cơ chưa hoai vì nó sẽ làm mặn đất và thối rễ cây.

2.3 Trồng cây mít vào vị trí

Trồng cây mít bằng hạt sau khi đã phát triển ổn định rất dễ. Bạn chỉ cần nhấc cây con ra khỏi chậu và đặt vào giữa hố đã chuẩn bị sẵn. Giữ chặt cây và tiến hành lấp đất cho kín hố. Nên trồng cây cao hơn mặt đất, vun nhẹ phần gốc để cây không bị đọng nước.

Ngay sau khi trồng, cần tiến hành bổ sung nước để giúp bộ rễ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới. Nếu trồng cây mít bằng hạt vào mùa khô nắng, bạn nên có thêm các biện pháp che phủ gốc, chắn vợi nắng cho cây. Nếu trồng vào mùa mưa bão, cần chú ý các biện pháp tưới tiêu, cắm cọc hợp lý để cây không bị lật đôt và thối rễ.

3. Chăm sóc cây mít

Việc chăm sóc sau khi trồng cây mít bằng hạt cũng là một trong các yếu tố quyết định chất lượng của cây. Bạn cần chú ý chăm sóc cây mít như sau:

  • Tưới nước định kỳ cho cây ngày 1-2 lần khi cây mới trồng. Sau đó có thể giảm mật độ xuống 4-5 ngày/1 lần
  • Thường xuyên diệt cỏ dại cho cây đặc biệt là trong 1-2 năm đầu mới trồng. Việc này sẽ khiến cây mít con không bị tranh dành chất dinh dưỡng
  • Khi cây cao trên 1m, bắt đầu cắt tỉa, tạo hình cho cây.
  • Nên cắt tỉa sao cho tán cây tỏa đều quanh gốc. Cây gồm 2 cành chính và 5-6 cành cấp 1, mỗi cành cách nhau 50-60cm. Cánh đầu nên cách mặt đất tầm 50cm. Hàng năm, cần tiến hành cắt tỉa định kỳ để loại bỏ cành còi cọc, cành vượt và cành sâu bệnh.
  • Bón phân định kỳ cũng là một trong những khâu chăm sóc không thể thiếu. Năm thứ 2 có thể bón mỗi gốc 0,5-1kg NPK tỷ lệ N,P cao. Chia làm 3 lần bón trong 1 năm. Từ năm thứ 3 trở đi, bón tùy theo nhu cầu của cây, mỗi gốc 1 – 1,5kg. Chia làm 4 lần bón trong 1 năm. Giai đoạn cây nuôi trái nên tăng lượng Kali để tăng chất lượng trái.

4. Tạm kết

Bài viết trên đây, nhà vườn Lộc Phát đã chia sẻ cho quý bà con các khâu để trồng cây mít bằng hạt hiệu quả. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm nhưng thời gian cho thu hoạch quả lâu. Để rút ngắn thời gian trồng cây, bạn có thể lựa chọn mua các giống cây sẵn. Hiện nay, nhà vườn chuyên cung cấp các giống cây mít ta đại thụ, cây khỏe, đã cho quả. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Thông Tin Liên Hệ: Nhà vườn Lộc Phát – Chủ Vườn: Đỗ Văn Lộc

Số Điện Thoại: 0986.896.668


Địa Chỉ: Thôn Cầu Sông – Tân Xã – Thạch Thất – Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề