Cách trồng sung trong chậu

Giá trị làm cảnh của sung

Cây sung có cành lá sum suê, dáng cây thanh thoát, trồng trong nhà hay trồng xanh công viên đều có giá trị làm cảnh cao. Ngoài ra, cây sung rất dễ quản lý, ít sâu bệnh nên về cơ bản không cần phun thuốc trừ sâu, không gây ô nhiễm.

Cây sung có kích thước lớn lá dày, có tác dụng hút bụi, lọc không khí rất tốt. Cây được trồng cùng với các loài thông và các loài cây khác để làm hàng rào phủ xanh rất đẹp.

Đối với một số nhà máy sản xuất các sản phẩm hóa chất, cây sung còn rất dễ thích nghi với khí độc nên rất thích hợp trồng trong các nhà máy sản xuất hóa chất để hút bụi và thanh lọc không khí.

Cây sung là loại cây rất thích nghi sinh trưởng ở vùng đất gió, khô hạn, mặn kiềm, nên trồng cây sung không chỉ làm xanh các bãi hoang mà còn ổn định nền cát, chống sa mạc hóa.

Sung ít sâu bệnh nên sinh trưởng mạnh mà không cần phun thuốc. Vì vậy sung còn là loại thực phẩm xanh tự nhiên không ô nhiễm.

Đất trồng cây sung cảnh

Cách trồng cây sung cảnh, đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị đất trồng phù hợp cho cây. Sung là loại cây phát triển rất tốt khi được trồng ở khu vực gần bờ ao. Bởi đặc tính rất háo nước của cây.

Do đó, để trồng cây sung cảnh hiệu quả thì đất trồng cũng phải là loại đất có khả năng giữ ẩm tốt hoặc chúng ta có thể trồng cây hòn non bộ nếu có điều kiện, hoặc chậu nhiều nước với ít đất.

Lưu ý: Không nên trồng cây sung cảnh trong đất cát, sỏi hoặc những loại đất khô cằn không có khả nưng giữ nước.

Ý nghĩa của cây sung trong phong thủy

Sung là một loại cây có dáng đẹp dễ tạo hình, vì thế loại cây này được nhiều người ưa chuộng. Hơn nữa, đây là loại cây dễ chăm sóc và sinh trưởng tốt. Trong dân gian truyền lại ‘Sung’ có nghĩa là sung túc, viên mãn. Vì thế, nhiều người không chỉ trồng cây sung để trang trí vườn nhà, mà còn được dùng đặt trên bàn thờ ngày Tết cổ truyền.

Cây sung được trồng với ý nghĩa phong thủy dễ dàng tạo được nhiều dáng khác nhau

Trong phong thủy thì cây sung có sức sống tốt, thế đẹp, quả mọc quanh thân tròn, căng và đẹp với ý nghĩa mang nhiều may mắn, thu hút tiền tài, sung túc. Cung Sung cùng với hoa đào, hoa mai, hoa cúc…là những cây không thể thiếu trong ngày tết. Đối với những người cây cảnh thì cây sung đứng đầu trong bộ tam đa Phúc – Lộc – Thọ [Sung – Lộc Vừng – Vạn Tuế].

Xem thêm: Cây vạn tuế trồng trước nhà

Cách trồng và chăm sóc cây sung phong thủy trong nhà

Hướng dẫn chuẩn bị trồng cây sung phong thủy

Dụng cụ trồng

Bạn có thể trồng cây sung trong thùng xốp, bao xi măng, chậu cây trồng, khay hoặc vùng đất trống trong vườn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ khi trồng cây sung thì bạn cần nên đặt vào chậu [chậu phải có lỗ để giúp thoát nước].

Đất trồng cây sung phong thủy

Không nên trồng cây sung ở những nơi đất cát, đất sỏi hoặc những khu đất giữ nước kém. Đất trồng cây Sung phải là đất có cơ giới từ trung bình đến nặng. Tốt nhất nên trồng ở những nơi đất có nước, chậu ít đất và có nước.

Cây sung rất dễ trồng và chăm sóc

Bạn có thể ra những cửa hàng bán cây cảnh mua đất pha sẵn hoặc có thể pha đất với phân gà, xơ dừa, mùn hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, vỏ trấu…Trước khi trồng, bạn nên lót phân trước 7 hoặc 10 ngày. Bên cạnh đó, bạn nên lót vôi trước để trừ mầm bệnh trong đất

Giống cây

Sung có thể giâm cành, trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Để có thể tiết kiệm được công sức, thời gian và chi phí trồng thì bạn hãy ra những địa chỉ bán cây cảnh để mua giống cây sung có sẵn. Nên chọn những cây sung có chiều cao khoảng tư 15cm – 20cm.

Trồng cây

Sau khi bạn mua được cây sung tại cửa hàng cây cảnh rồi thì trước khi trồng cần bỏ lá non, sau đó đặt vào chậu rồi lấp đất đến phần rễ cây. Cuối cùng, bạn tưới nước đều đặn 1 lần/ngày và liên tục trong 2 tuần đầu. Sau đó, bạn có thể giảm liều lượng tưới ẩm xuống 2 ngày/ lần cũng được.

Cây sung phong thủy có nhiều dáng bonsai khác nhau cho mọi người tham khảo

Chăm sóc cây sung phong thủy

  • Sung cảnh hay các loại cây sung khác không cần phải chăm sóc kỹ lưỡng, đặc biệt. Song để cây này không phân nhiều lá, nhiều cành và vươn dài thì bạn cần chăm sóc, tưới nước và cắt tỉa cho cây. Bởi nước chính là yếu tố quan trọng đến sự phát triển của cây. Vì thế cần phải điều chỉnh lượng tưới nước cho phù hợp để khống chế sinh trưởng của cây.
  • Bạn có thể bón phân cho cây sung thành nhiều đợt và có thể bón phân NPK và phân ủ chuồng. Nếu vào mùa mưa bạn bón phân và tưới nước thì hãy hòa phân cho thật tan rồi tưới, điều này sẽ tránh tình trạng lá sung bị cháy. Bạn có thể dành thời gian tạo thế, dáng cây theo sở thích.
  • Để kích thích cây sung nhanh ra quả thì bạn hãy ngừng tưới nước khoảng 15 hoặc 25 ngày và vặt gần hết lá. Sau khi cây ra lá mới thì bạn mới tiếp tục tưới nước và bón phân để giúp cây đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây nhanh ra hoa và quả. Thường cây ra quả vào tháng 6 đến tháng 8 hoặc vào những tháng cuối năm.

Một vài lưu ý chăm sóc cây sung cảnh trong phong thủy

Các bạn cần biết rằng, sung sau mỗi lần ra quả sẽ rụng hết chỉ còn lại đài quả bám chặt vào thân cây mẹ. Đài quả bám chặt này, sang năm sẽ tiếp tục cho ra quả mới. Do đó, cần chú ý là không được cắt bỏ đài này, bởi việc cắt bỏ sẽ làm cho cây không phát quả đúng vị trí mà sẽ mọc ra vị trí mới.

Cây sung mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy như mang lại tài lộc, thu hút tiền tài

Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều chia sẻ trên diễn đàn đó là khuyên vặt hết lá và cắt nước trong vòng từ 15 đến 20 ngày. Thế nhưng, chúng tôi khuyên bạn rằng việc làm này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cây bởi chỉ cần 3 ngày bỏ nước là lá đã héo và rụng rồi.

Thông qua bài viết cây sung phong thủy – Cách trồng cây sung trong nhà chúng tôi hy vọng các bạn hiểu được ý nghĩa phong thủy của loại cây này cũng như cách trồng cây sung trong nhà đúng kỹ thuật nhằm kích thích ra quả vào mỗi dịp tết đến xuân về. Chúc các bạn thành công

Cây sung phong thủy – Cách trồng cây sung trong nhà
4.5 [90%] 2 vote[s]
BÌNH LUẬN[]

Video liên quan

Chủ Đề