Cần cứ của khởi nghĩa Bãi Sậy được xây dựng trên địa hình của một vùng

Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]MỤC LỤCA- MỞ ĐẦU……………………………………………………….B- NỘI DUNG…………………………………………………….Chương 1: Khởi nghĩa Bãi Sậy.1. Căn cứ Bãi Sậy – Hai Sông…………………………………….2. Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa…………………………………3. Các trận đánh tiêu biểu và hoạt động của nghĩa quân………..4. Thoái trào………………………………………………………Chương 2: Một số đánh giá về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.2.1. Đánh giá những ưu điểm của khởi nghĩa Bãi Sậy…………….2. 2. Những hạn chế…………………………………………………2.3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm………………………………C- KẾT LUẬN……………………………………………………..Học phần: Phong trào Cần Vương.Trang 1Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]A – MỞ ĐẦUNgày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi hạ chiếuCần Vương kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên khángchiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước. Hưởng ứng chiếu Cần Vươngnhân dân ở khắp nơi dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu văn thân yêu nước đãsôi nổi đúng lên chống Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra trong phạmvi rộng lớn như khởi nghĩa Hương Khê, Khởi nghĩa Ba Đình, Khởi nghĩaHùng Lĩnh… khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong các cuộc khởi nghĩa tiêu biểucủa phong trào Cần Vương ở Bắc Bộ vào cuối thế kỷ XIX diễn ra từ năm1883 và kéo dài đến 1892 mới tan rã. Bãi Sậy được xem là một trong nhữngtrung tâm chống Pháp lớn nhất vào cuối thế kỷ XIX.B- NỘI DUNG.Chương 1: Khởi nghĩa Bãi Sậy1. Căn cứ Bãi Sậy [ Hưng Yên].Vào thế kỷ XIX do đê sông Hồng bị vỡ liên tiếp 21 lần [1802- 1882] và dobão lụt lớn hạn hán sâu bệnh đã khiến vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu lànhững cánh đồng ruộng mênh mông bát ngát thuộc các huyện Khoái Châu,Văn Giang, Mỹ Hào [ Hưng Yên] trở thành vùng đất ngập trũng, nhân dânkhông cày cấy được nên bỏ hoang thành rừng lau sậy mọc um tùm quanhnăm. Tên Bãi Sậy xuất hiện từ thời đó. Lúc ấy bên ngoài chỉ là một khuđồng lau sậy hoang vu à lũy tre dày đặc, bên trong là một vài đình chùa củalàng xã và một số nhà gạch lớn của nhà giàu còn lại phần lớn là nhà tranhlụp xụp của nông dân.Nằm cách Hà Nội 20km về phía đông nam và vùng phụ cận là địa bàn hếtsức quan trọng về mặt chiến lược. Do ở vào vị trí trọng yếu như trên Bãi Sậytừng là căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa và kháng chiến trong lịch sử. LậpHọc phần: Phong trào Cần Vương.Trang 2Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]căn cứ Bãi Sậy nghĩa quân có thể tỏa ra đánh địch ở các đồn Quỳnh Côi,Lực Điền, Bình Phú…gần đấy. Đồng thời có thể kéo quân ra chặn đánh địchtrên các trục đường giao thông quan trọng của đồng bằng Bắc Bộ như đườngsố 5 nối liền Hà Nội- Hải Dương – Hải Phòng, hoặc đường số 1 Hà Nội –Nam Định, Hà Nội - Bắc Ninh. Từ Bãi Sậy nghĩa quân còn kiểm soát đượcnhững con sông lớn như sông Thái Bình , sông Hồng và tiến công địch ở cáctỉnh thành Hưng Yên, Hải Dương và cả Hà Nội. Mặt khác dựa vào địa thếBãi Sậy có khu đồng ruộng mênh mông lầy lội, cây lau sậy mọc um tùm, caotừ 2m đến 3m , nhất là dựa vào sự ủng hộ che giấu bảo vệ của nhân dân làngxã nghĩa quân có thể sống trong căn cứ đánh giặc lâu dài.Trong những năm 1883-1885 dưới sự lãnh đạo của Đinh Gia Quế căn cứ BãiSậy được xây dựng ở làng Thọ Bình và một số làng thuộc huyện KhoáiChâu. Tại khu vực bao quanh ngôi đình đầu làng Thọ Bình, rộng năm mẫunghĩa quân xây dựng một đồn có tường gạch bao quanh một số nhà kho, khutập bắn và nơi luyện tập võ nghệ. Bên trong là một hệ thống hào được phânđi quanh làng để nghĩa quân có thể nhanh chóng cơ động binh lực khi tấncông địch. Thành được xây bằng gạch, rộng 5 mẫu Bắc Bộ. Trong thành cónơi làm việc của bộ Tham mưu, có nhà kho, trường tập bắn, bãi luyện võnghệ, bãi tập bắn súng bắn nhanh. Thành xây không kiên cố lằm và thực sựnó chỉ là nơi làm việc của Đổng Quế - nơi hội họp của các tướng lĩnh và nơiđóng quân của đội quân thường trực. Các công tình trên mặt đất thì sơ sài,nhưng trong lòng đất có nhiều địa đạo, nhiều đoạn được xây bằng gạchthông từ trong thành đến đền Hoá Dạ Trạch trụ sở công khai của Đổng Quế,lại có đường từ trong thành ra đê Sông Hồng và tỏa ra bãi sậy rậm rạp xungquanh. Đường hầm rộng, có các ngã ba, ngã tư, hai người tránh nhau mộtcách dễ dàng. Trong địa đạo có kho lương, kho vũ khí, nơi làm việc của Banchỉ huy, nơi ăn ngủ của chiến sĩ. Cửa hầm và lỗ thông hơi rất bí mật, có dấuHọc phần: Phong trào Cần Vương.Trang 3Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]hiệu riêng và chỉ những người chỉ huy và các đội viên bảo vệ trong thànhbiết. Muốn vào được trong thành gặp rất nhiều khó khăn vì sậy mọc cao tới3-4 mét, lớp nọ đè lên lớp kia. Nghĩa quân đã khéo léo tạo thành những conđường bí mật ở dưới. Xung quanh thành lại có nhiều vọng gác, ổ mai phục,người lạ không thể vào được. Ngôi đình đầu làng được sử dụng làm nơi hộihọp của các lãnh tụ nghĩa quân và nơi tạm trú luyện tập quân sự của một sốđội nghĩa quân từ các nơi khác đến tham gia chiến đấu.Đại bộ phận nghĩaquân sống với dân vùa sản xuất vừa chiến đấu chỉ có một số thoát ly làmnhiệm vụ canh gác đại bản doanh.Dựa vào căn cứ đã xây dựng và vùng đồng hoang lau sậy nghĩa quân còn đặtnhiều hố chông và đào hệ thống ngang dọc làm cho địch không nhữngkhông thể tấn công sâu vào căn cứ mà còn có thể bị nghĩa quân đánh chothiệt hại nặng.Trên cơ sở khu căn cứ và lực lượng mà Đinh Gia Quế xây dựng trước đâyNguyễn Thiện Thuật chỉ đạo xây dựng ở nhiều làng xã ở Hưng Yên và mộtsố lãng xã ở Hải Dương. Các đội quân của Đốc Khoát, Đốc Qúy, Ba Giang,đã xây dựng các làng chiến đấu khá vững chắc . Trong làng nghĩa quân đắpthành và xây dựng lỗ châu châu bằng gạch phía ngoài là hào sâu ngập nướcvà lũy tre dày đặc bao quanh. Bãi Sậy đã thu hút sự chú ý và trở thành nơitập trung quân đông đảo. Có thể nói căn cứ Bãi Sậy là trung tâm căn cứkháng chiến lớn nhất mang tính nhân dân rộng rãi ở vùng đồng bằng BắcBộ.Điểm nổi bật của Bãi Sậy là tuy không xây thành lũy kiên cố nhưng biết dựavào thế hiểm của vùng đồng bằng lau sậy, dựa vào làng xã và sự ủng hộ củanhân dân vùng Hưng Yên, Hải Dương .Đồng thời nhờ biết tổ chức lực lượngthích hợp nghĩa quân đã kiên trì xây dựng và mở rộng khu căn cứ từ một địaHọc phần: Phong trào Cần Vương.Trang 4Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]bàn nhỏ hẹp tiến lên địa bàn rộng lớn để đương đầu quyết liệt với địch tronggần 10 năm [ 1883 – 1892].2. Lãnh đạo của khởi nghĩa Bãi SậyKhởi nghĩa Bãi Sậy [1883-1892] là một cuộc khởi nghĩa lớn ở cuối thế kỷ XIXdo Đinh Gia Quế khởi xướng ngay sau khi quân Pháp hạ thành Hưng Yên lầnthứ hai [3/1883],hoạt động lúc này còn giới hạn ở vùng Bãi Sậy bao gồm địaphận các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ tình Hưng Yên.Từ tháng 8/1885 khi Nguyễn Thiện Thuật được Lễ bộ Thượng thư NguyễnQuang Bích cử về thay thế Đinh Gia Quế bị ốm nặng, ông đã dẫn dắt cuộc khởinghĩa lên quy mô rộng lớn ở đồng bắc Bắc Kỳ và vùng Đông bắc Bắc Kỳ. Từtháng 10/1890, Nguyễn Thiện Kế trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã vượtqua muôn vàn khó hăn duy trì cuộc khởi nghĩa tới tháng 41/892. Nhưng Đề đốcLưu Kỳ và các tướng lĩnh còn duy trì cuộc khởi nghĩa đến tháng 2 năm 1897.Như vậy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy kéo dài được 14 năm. Trong đó NguyễnThiệt Thuật là lãnh đạo đỉnh cao của khởi nghĩa.Nguyễn Thiện Thuật sinh năm 1844 quê Xuân Dục, Mỹ Hào, Hưng Yên.Năm 1876 ông đỗ cử nhân sau đó được phong chức Tán tương quân tỉnhHưng Hóa. Tháng 8/1883 Pháp chiếm Hải Dương ông đã mộ quân mưuđánh chiếm lị , việc không thành ông kéo quân lên phối hợp với Hoàng TáViêm chống Pháp ở Tây Sơn. Khi triều đình Huế ký hiệp ước Hacmang đầuhàng Pháp 1883 ông bỏ sang Trung Quốc. Tháng 7/1885 được tin Hàm Nghixuống chiếu Cần Vương ông lập tức trở về nước tổ chức phong trào chốngPháp ở Hưng Yên.Dưới danh nghĩa Cần Vương Nguyễn Thiện Thuật đã tập hợp được nhiềuquân ở trong vùng, hình thành một phong trào có quy mô lớn nhất ở đồngbằng Bắc Bộ.Học phần: Phong trào Cần Vương.Trang 5Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]Dưới quyền ông có các tướng lĩnh chỉ huy các đội nghĩa quân hoạt độngphối hợp trên nhiều địa bàn khác nhau. Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn ThiệnGiang đều là em Tán Thuật ở vùng Mỹ Hào. Phan Văn Khoát, Ba Biều ởVĩnh Bảo, Đốc Tít, Tuần Văn ở Hai Sông – Kinh Môn – Hải Dương3. Các trận đánh tiêu biểu của khởi nghĩa Bãi Sậy.Khởi nghĩa Bãi Sậy là cuộc khởi nghĩa ở cuối thế kỉ 19, kéo dài trong 10năm [1883-1892]. Cuộc khởi nghĩa chia ra làm 3 giai đoạn:Giai đoan 1: Đổng quân vụ Đinh Gia Quế lãnh đạo từ tháng 4/1883 đếntháng 8/1885 với các trận đánh tiêu biểu : Trận đánh lớn ở làng Đức Nhuận,cạnh xã Yên Vĩnh, gần đền Hoá Dạ Trạch. Trận đánh phủ đường Ân Thi vàđồn Cao Từa, diễn ra vào đầu năm 1884. Và nhiều trận đánh khác thu hútđông đảo nhân dân tham gia .Nghĩa quân hoạt động ở khắp nơi, kiểm soátđược đường 39, đường số 5, đường đê Sông Hồng. Chính Miribel từng làmcông sứ Hưng Yên đã phải cay đắng thú nhận: “Tất cả những người nôngdân ở vùng Bãi Sậy đều đi theo Đinh Gia Quế chống lại quân Pháp”,Giai đoạn 2: Bắc Kỳ hiệp thống quân vụ đại thần Nguyễn Thiện Thuật từtháng 9/1885 đến tháng 10/1890. Đây là giai đoạn đỉnh cao của phong tràođịa bàn hoạt động mở rộng ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ.Giai đoạn 3: Nguyễn Thiện Kế từ từ tháng 10/1890 đến tháng 4/1892.Đến giai đoạn 2: Sau cuộc tấn công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn ThấtThuyết mang vua Hàm Nghi chạy ra ngoài. Tháng 7 năm 1885, vua HàmNghi hạ chiếu Cần Vương. Nguyễn Thiện Thuật trở về nước, thành lập căncứ địa Bãi Sậy do Đồng Quế trao lại. Vua Hàm Nghi phong cho ông làmBắc Kỳ hiệp thống quân vụ đại thần, gia trấn Trung tướng quân, nên nhândân còn gọi ông là quan Hiệp thống. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn ThiệnThuật, khởi nghĩa Bãi Sậy lan ra khắp tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh lân cận.Học phần: Phong trào Cần Vương.Trang 6Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]Tháng 9 năm 1885 nghĩa quân vượt sông Hồng sang đánh phá cáchuyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa. Đêm 28 rạng ngày 29tháng 9, quân Bãi Sậy tấn công thành Hải Dương, quân Pháp phải điều haipháo hạm tuần tiễu trên sông Thái Bình để bảo vệ.Tháng 10 năm 1885 Thống tướng Roussel de Courcy giao cho thiếutướng François de Négrier, trung tá Donnier cùng Hoàng Cao Khải mở cuộccàn quét lớn vào căn cứ Bãi Sậy. Được tin, Nguyễn Thiện Thuật lệnh chocác tướng bí mật tấn công vào các đồn địch, chặn đường địch hành quân.Sau đó, ông nhử địch vào sâu căn cứ nơi đặt trận địa mai phục. Khi quânPháp biết bị mắc lừa định rút lui thì quân Bãi Sậy nổ súng và dùng đoảnđao, mã tấu đánh giáp lá cà. Nhiều quân Pháp bị giết, tướng Négrier chạythoát.Tại căn cứ Hai Sông, vào tháng 11-1885, suốt trong 2 tuần, nghĩa quân đãphải chống cự quyết liệt với một binh đoàn lớn do Falcon và Faure chỉ huy.Ngoài hoạt động chống càn quét, nghĩa quân còn tổ chức nhiều trận tập kíchhiệu quả. Ngày 26/6/1886, nghĩa quân tấn công một đồn Pháp ở Cầu Đuống.Tháng 9/1885, Nguyễn Thiện Thuật trực tiếp chỉ huy nghĩa quân tấn côngchiếm lại thành Hải Dưong, rồi tỏa ra đóng giữ các làng xung quanh. Nhưngdo lực lượng quá yếu, nên sau đó nghĩa quân phải rút lui. Tháng 9/1886,nghĩa quân chặn đánh binh đoàn Bazinet và tấn công đồn Bần Yên Phú, đẩymạnh các hoạt động ra các miền phụ cận Hà Nội, Bắc Ninh.Ngày 12/2/1887, một trận đụng độ lớn đã xảy ra ở vùng Kẻ Sặt [HảiDưong]. Từ cuối năm 1888 đến đầu năm 1889, nghĩa quân còn tổ chức đánhthắng quân Pháp nhiều trận, như các trận ở Lang Tài [Bắc Ninh], DuơngHòa [Hưng Yên]...Học phần: Phong trào Cần Vương.Trang 7Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]Thống tướng De Coursy bị bãi chức, Charles-Auguste-Louis Warnet sangthay. Warnet thực hiện càn quét quy mô lớn bằng chiến lược phân tán quânđội, lập các đồn nhỏ để dễ tuần tiễu, đồng thời chuyển chế độ cai trị bằngquân sự sang dân sự, nhưng cũng không thành công.Ngày 9 tháng 2 năm 1888, em Nguyễn Thiện Thuật là Nguyễn Thiện Dươngbị tử trận trong cuộc đụng độ với quân Pháp do viên đội Fillipe chỉ huy.Được tin em chết, ngay đêm đó Nguyễn Thiện Thuật lệnh cho Tuần Vân, ĐềTính tấn công đồn Ghênh và đồn Bần Yên Nhân để trả thù, giết chết 21 quânđịch.Ngày 11 tháng 11 năm 1888, Hoàng Cao Khải cùng giám binh Ney chỉ huyđồn Mỹ Hào đưa lính về gặt lúa ở Liêu Trung tổng Liêu Xá, muốn buộc dânhết lương phải ra đầu thú, xa rời quân Bãi Sậy. Nguyễn Thiện Thuật đượctin, lệnh cho các tướng Nguyễn Thiện Kế,Nguyễn Văn Sung, Vũ VănĐồng đem 800 quân trong đó có 400 tay súng giả dạng phu gặt để phục kích.Quân Bãi Sậy nổ súng giết chết 31 quân địch, trong đó có giám binh Ney,Bang tá Nguyễn Hữu Hào. Hoàng Cao Khải trốn thoát về Mỹ Hào rồi nhờgiáo dân Kẻ Sặt đưa đường chạy về Hải Dương.Tháng 6 năm 1889, Thống sứ Bắc Kỳ ra lệnh thành lập đạo quân Tuần cảnhdo Hoàng Cao Khải với chức Khâm sai Bắc Kỳ làm Tư lệnh trưởng,Muselier làm Cảnh sát sứ. Quân Bãi Sậy giao chiến quân Tuần cảnh suốt 8tháng, gây cho địch khá nhiều thiệt hại. Trận Đông Nhu, quân Bãi Sậy giếtviên quản khố xanh Leglée; ngày 24 tháng 7 giết chết viên quản khố xanhEscot ở làng Hoàng Vân. Ngày 18 tháng 10 Nguyễn Thiện Thuật bắn viênquản Montillon bị trọng thương. Ngày 11/4/1891 quân của Hai Kế và ĐềVinh bị vây ở Mậu Duyệt, hai bên bắn nhau, viên quản Desmot bị giết, giámbinh Lambeet bị thương.Học phần: Phong trào Cần Vương.Trang 8Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]Nhiều lần không thắng được, người Pháp phải tặng Nguyễn Thiện Thuậtdanh hiệu "Vua Bãi Sậy"4. Thoái trào.Từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt [1888] và lưu đày ở châu Phi, phong tràoCần vương bắt đầu suy yếu. Sức mạnh của quân Bãi Sậy cũng suy yếu dần.Quân Pháp thiết lập được nhiều đồn quanh căn cứ Bãi Sậy, các tướng LãnhĐiều, Lãnh Lộ, Lãnh Ngữ, Đề Tính cùng một số tướng lĩnh khác tử trận, sốcòn lại bị truy kích. Hoàng Cao Khải nhân danh vua Đồng Khánh chiêu dụNguyễn Thiện Thuật ra hàng và hứa khôi phục chức tước. Ông đã viết vào tờsớ dụ này 4 chữ “Bất khẳng thụ chỉ” [Không chịu nhận chỉ]. Sau đó, ônggiao quyền cho em là Nguyễn Thiện Kế và một số tướng lĩnh khác rồi sangTrung Quốc mưu tính cuộc vận động mới. Những cuộc mưu tính củaNguyễn Thiện Thuật ở Trung Quốc không thành, ông không tiếp tục đượcviệc chống Pháp tại Việt Nam. Sau đó ông lâm bệnh mất tại Trung Quốcnăm 1926, thọ 82 tuổi.Từ tháng 7 - 1889, Pháp tập trung binh lực bao vây và tấn công nghĩa quântại Trại Sơn là đại bản doanh của đội quân Hai Sông. Quân Pháp chia thành4 đạo, vây chặt căn cứ trung tâm, rồi dùng tàu bè đi tuần tiễu ngày đêm trêntất cả ngả sông quanh căn cứ. Nghĩa quân phải rút chạy hết nơi này qua nơikhác. Quân Pháp thắt chặt vòng vậy, tăng cường truy quét và khủng bố nhândân trong vùng nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa nghĩa quân và nhân dân. Thếcùng lực kiệt [lương thực, đạn dược hết].Ngày 12/8/1889, Đốc Tít phải rahàng rồi bị đày sang Algérie. Sau những tổn thất nặng nề đó, phong tràokháng Pháp ở vùng Hưng Yên, Hải Dương bị giảm sút rõ rệt, nhưng vẫn cònduy trì thêm một thời gian nữa. Đến năm 1892, khi thủ lĩnh cuối cùng củaHọc phần: Phong trào Cần Vương.Trang 9Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]phong trào Bãi Sậy là Đốc Vinh bị giết, lực ượng nghĩa quân Bãi Sậy mớitan rã hẳn. Nguyễn Thiện Kế trước đó cũng bị Pháp bắt và đày đi Côn Đảo.Tóm lại, khỏi nghĩa Bãi Sậy - Hai Sông [1883 - 1892] là cuộc khởi nghĩatiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19. Cuộc khởinghĩa này đã để lại nhiều bài học bổ ích, nhất là về phương thức hoạt độngvà các hình thức tác chiến [du kích] của nghĩa quân ở một vùng đồng bằngđất hẹp, người đông.Chương 2: Một số đánh giá về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.2.1. Những ưu điểm của khởi nghĩa Bãi Sậy.Có thể nói khởi nghĩa Bãi Sậy là cuộc khởi nghĩa toàn dân, và toàn diện.Cuộc khởi nghĩa này có đặc trưng khác các cuộc khởi nghĩa chống Pháp củanhân dân ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX những đặc điểm lớn sau đây:2.1.1.Thường xuyên làm công tác tuyên truyền, khơi dậy lòng yêu nướctrong nhân dân.Từ khi Đinh Gia Quế dựng cờ “Nam đạo Cần vương, Bình Tây phạt tội” lậpcăn cứ Bãi Sậy, tiếp đó là Nguyễn Thiện Thuật đưa quy mô cuộc khởi nghĩa lênthành phong trào chống Pháp, chống chính quyền Nam triều phản động trênmột vùng rộng lớn ở đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Bắc. Tiếp đó,Nguyễn Thiện Kế và các tướng duy trì cho đến khi cuộc khởi nghĩa thắt bại,các vị đều coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, chí căm thùgiặc trong nhân dân, kêu gọi các tầng lớp nhân dân gia nhập, ủng hộ nghĩaquân.Các ông cử nhân Ngô Quang Huy, Nguyễn Hữu Đức và các nhà nho tham giacuộc khởi nghĩa đảm đương trách nhiệm nặng nề này. Các ông đã đến cá làngxóm họp nhân dân, kì hào, đến các nơi tập trung dân như các chợ, các đám lễhội để nói cho nhân dân rõ về kẻ thù của nhân dân Việt Nam là giặc Pháp vàbọn quan lại làm tay sai cho giặc. Các ông kêu gọi mọi người phát huy tinhHọc phần: Phong trào Cần Vương.Trang 10Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]thần yêu nước chí căm thù giặc vốn có từ ngàn xưa, gia nhập, ủng hộ nghĩaquân Bãi Sậy đánh Pháp. Nguyễn Thiện Thuật và Bộ tư lệnh nghĩa quân cònthành lập một đội tuyên truyền - trinh sát có trên 100 người, phần lớn là cácnho sinh và các cô gái, họ chia làm nhiều toán nhỏ đi khắp các tỉnh tả ngạnsông Hồng làm công tác tuyên truyền, dán bố cáo, phổ biến các bài vè như “VèTán Thuật”và làm công tác trinh sát địch.Đốc Tít khẳng định mục đích khởi nghĩa của ông là vì nước, vì vua Hàm Nghi:“Tôi không bao giờ để cho nghĩa quân của tôi cướp bóc, tôi chỉ có một mụcđích duy nhất phục vụ trung thành cho Tổ quốc và nhà vua của tôi”.Trong một bức thư gửi nhân dân Yên Dũng [Bắc Giang] đề ngày 24-8-1889],Đội Văn nêu rõ “Mục đích chiến đấu của ông là nhằm đánh đuổi giặc Pháp xâmlược, khôi phục đất nước, mang lại hòa bình yên tĩnh thực sự cho nhân dân vàchấm dứt những nỗi đau khổ đang đè nặng lên mọi người. Đội Văn kêu gọinhân dân tích cực ủng hộ nghĩa quân”. Việc che giấu bảo vệ nghĩa quânkhông chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà thật sự trở thành một phong tràosâu rộng trong quần chúng. Nhân dân làng thường bỏ trốn hàng loạt trướckhi địch đến làng. Tinh thần yêu nước lòng căm thù giặc cũng như sự nhiệttình giúp đỡ của nhân dân đã ảnh hưởng đến hàng ngũ tổng lý. Thậm chímồ mã tổ tiên của các lãnh tụ nghĩa quân còn được các chức dịch trong làngtrân trọng. Quan hệ giữa nhân dân với nghĩa quân ngày càng gắn bó đã tạothành những thành lũy vũng chắc để bảo vệ giúp nghĩa quân có thể sống vàđánh giặc lâu dài trên quê hương mình.Nhận xét về cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam cũng như cuộc khángchiến do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, ngay kẻ thù cũng phải công nhận:“Phải thấy rằng dân tộc Việt Nam đã có nghị lực kiên cường lắm lắm mới đủsức chịu đựng được một cuộc chiến đấu quá ư dai dẳng như thế… Trướcquân đội của chúng ta [Pháp], người Việt Nam chỉ có một cách duy nhất làHọc phần: Phong trào Cần Vương.Trang 11Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]chết để bảo vệ nền độc lập tự do của họ… hoặc: “Việt Nam là một quốc giakiên cường gắn bó với lịch sử riêng, thể chế riêng của mình và thiết tha vớinền độc lập của mình; … trong các thể kỷ trước, Việt Nam không bao giờchịu khuất phục trước quân xâm lược, họ biết đợi thời cơ… Tình trạng củachúng ta [Pháp] rất đỗi khủng khiếp bởi vì chúng ta phải đương đầu với mộtdân tộc thống nhất và tình cảm dân tộc của họ không phải đã suy yếu”2.1.2 Thiết lập chính quyền kháng chiến ngay trong lòng địch.Để thực hiện được các chủ trương kháng chiến, tuyển mộ nghĩa quân, thu thuế,điều tra tình hình địch, diệt trừ thám báo, mật vụ, Bắc Kỳ Hiệp thống quân vụđại thần Nguyễn Thiện Thuật và các tướng lĩnh coi trọng nhiệm vụ thiết lậpchính quyền cách mạng. Tại vùng nghĩa quân kiểm soát, chính quyền đó do hộinghị nhân dân cử ra, ở vùng tranh chấp và vùng địch kiểm soát, nghĩa quânthành lập chính quyền bí mật và thường lợi dụng ngay “bộ máy cai trị” của địchđể đưa người của nghĩa quân vào hoặc khống chế, buộc bọn lí dịch do địch cửra phải làm việc cho nghĩa quân, không được thi hành các mệnh lệnh của giặclàm hại đến dân. Chính quyền bí mật này đã tiến hành thu thuế, thu các khoảntiền, gạo, nhân dân ủng hộ nghĩa quân, tuyển mộ nghĩa quân, đồng thời báo chonghĩa quân biết trước các âm mưu của địch mà mình biết. Chính kẻ địch cũngphải thú nhận: “Các ông chánh tổng, phó tổng, lý trưởng, kỳ hào, đều được dânlàng bầu ra dưới áp lực của nghĩa quân, nên trước hết họ trung thành với TánThuật. Chính những người này đã hình thành nên một chính quyền cách mạngthật sự trong hệ thống chính quyền cấp dưới”. Chính quyền cách mạng có ở hầuhết các tỉnh nghĩa quân hoạt động: “Tất cả các tỉnh thực chất đều nằm dướiquyền của các toán. Những quan chức do chúng ta đặt ra đều bất lực và khôngđược ai tuân thủ. Việc cai trị không phải thuộc về các quan chức nữa mà thuộcvề các viên thủ lĩnh. Những toán này tiến hành thu thuế, mộ quân và duy trìhoạt động phiến loạn trong nhân dân” .Việc sử dụng chính quyền của địch ởHọc phần: Phong trào Cần Vương.Trang 12Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]một số làng xã để truyền đạt thực hiện mệnh lệnh của nghĩa quân làm chogiặc Pháp không thể nào dựa vào được chính quyền cấp xã của chúng. Ngaykẻ địch cũng thừa nhận “chính quyền không nằm trong tay các viên quan caitrị mà nó lại thuộc quyền của các thủ lĩnh nghĩa quân…các ông này đã đặtđược quyền lực của họ trong nhân dân”. Ngoài ra còn có chính quyền bí mậtdo nghĩa quân lập nên. Như vậy việc thành lập được chính quyền bí mật ởnông thôn và sử dụng chính quyền địch ở làng xã phục vụ cho mục đíchđánh Pháp là một thắng lợi lớn của nghĩa quân điều này giúp xây dựng căncứ kháng chiến lâu dài để chiến đấu lâu dài với địch.2.1.3. Xây dựng quân đội tại chỗ - có quân cơ động, quân địa phương vàdân binhĐổng Quế cũng như Nguyễn Thiện Thuật chỉ thành lập một đội quân cơđộng có từ 100 đến 200 người, không tổ chức quân đội tập trung, khôngđóng trong thành, trong đồn lũy, từ căn cứ Bãi Sậy và căn cứ Hai Sông, mànghĩa quân sống, hoạt động trong nhân dân, làng xóm. Nghĩa quân Bãi Sậykhông tổ chức thành những đội quân lớn mà phân tán thành các đội quy mônhỏ hoạt động rải rác khắp nơi. Mỗi đội quân lại chia thành từng toán gồm20 – 25 người phân tán vào các làng ở lẫn với dân. Nghĩa quân dựa vào cáclũy tre làng đào hào đắp lũy tổ chức chống giặc càn quét và bảo vệ lựclượng. Một thủ lĩnh nghĩa quân là Tạ Hiển từng nói “ở dân gian thì lấy dângian làm hiểm, ở núi thì lấy khe núi làm hiểm”. Chủ trương “Động là quân,tĩnh là dân” là một chủ trương sáng suốt, phù hợp với tình hình lúc đó củacuộc khỡi Bãi Sậy. Việc xây dựng lực lượng tại chỗ, phân tán lực lượng, đãlàm cho quân Pháp không biết nghĩa quân ở đâu mà đánh. Vào thời gian ấy,trong nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp, nghĩa quân thường được chiathành từng đội, từng quân thứ. Với thế trận ở đâu cũng có nghĩa quân, làngnào cũng có đồn lũy, khiến quân Pháp bị đánh ở khắp nơi, khắp chốn, đóngHọc phần: Phong trào Cần Vương.Trang 13Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]ở trong đồn cũng bị đánh đi càn quét cũng bị đánh. Chính Miribel đã phảithú nhân: “Tất cả nông dân vùng Bãi Sậy đều đi theo Đinh Gia Quế chốngPháp” hoặc “Trung tâm kháng chiến là ở khắp mọi nơi, chia nhỏ ra vô hạn,hầu như có bao nhiều người An Nam là có bấy nhiêu trung tâm khángchiến… Một người nông dân gặt lúa là một trung tâm kháng chiến”.Như vậy với việc chia quân thành những tổ chức nhỏ gọn điều đó đã giúpnghĩa quân dễ dàng trà trộn vào dân để hoạt động tranh thủ được sự cưumang của nhân dân vừa tránh được những tổn thất trước các cuộc càn quétcủa địch. Mặt khác với tổ chức nhỏ gọn và cách thức hoạt động như vậy khicần thiết các đội nghĩa quân cũng được tập trung nhanh chóng để tác chiếntrong một thời gian nhất định. Một đặc điểm khác đó là về trang phục nghĩaquân vốn là quần chúng nông dân vừa sản xuất vừa chiến đấu cho nên trangphục của họ chính là áo nâu sồng của người nông dân thời đó. Ưu điểm củatrang phục này chính là làm cho địch khó phát hiện được đâu là dân đâu làbinh để tiêu diệt, vừa dễ ăn vừa dễ ở và hoạt động dễ dàng trong nhân dân.2.1.4. Thực hiện công tác địch vận - giáo hóa những người theo địch trởthành nghĩa quân.Chủ tướng Nguyễn Thiện Thuật và các tướng hiểu rõ những người cầm súng đilính cho Pháp hoặc “làm quan” trừ một số ít làm tay sai cho giặc, bán rẻ Tổquốc, bán rẻ đồng bào cho giặc còn phần đông bị bắt buộc, bị nhất thời lầm lỗitheo giặc, cần phải thức tỉnh lòng yêu nước trong con người họ, chỉ cho họ tấyrõ nỗi nhục của người dân mất nước để họ quay súng về hàng ngũ nghĩa quânhay trong một chừng mực nhất định không tàn sát đồng bào. Những người chỉhuy rất chú ý đến công tác binh vận, tận dụng mọi cơ hội vận động ngụybinh về với hàng ngũ kháng chiến. Tiêu biểu là việc Đội Văn đã trá hàng đểvận đọng lôi kéo hằng trăm lính khố chạy về với nghĩa quân vào tháng9/1889.Học phần: Phong trào Cần Vương.Trang 14Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]2.1.5. Tự trang bị vũ khí, lương thực bằng nhiều nguồn để phục vụ khángchiến.Bên cạnh sự giúp đỡ của nhân dân nghĩa quân còn chủ động chuẩn bị vềlương thực bằng cách tham gia sản xuất với nhân dân hoặc tổ chức canh tácriêng. Do hoàn cảnh chiến đấu và tổ chức như vậy nghĩa quân Bãi Sậy cótính tổ chức và tính kỷ luật cao. Với chủ trương “ tĩnh là dân, động là quân”nghĩa quân Bãi Sậy đã khai thác được đất hoang và trồng rất nhiều lúa ở cáchuyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm …Về chuẩn bị vũ khí : Cướp vũ khí để trang bị cho quân đội là biện phápnhanh và hiệu quả cao nhất, nhưng lại là việc cực kỳ khó khăn, nhiều khi phảiđổi bằng xương máu của chiến sĩ. Nghĩa quân thường đột kích vào các đồn,phục kích các toán quân tuần tiễu, chặn đánh các đoàn xe vận tải. Bên cạnh đónghĩa quân cũng mua súng, đạn trang bị cho nghĩa quân một phần.Nghĩa quân tự trang bị là chính, ngoài những thứ vũ khí thô sơ như giáomác, mã tấu, đinh ba, gậy gộc..nghĩa quân còn sản xuất được loại súng theomẫu súng của Pháp. Những thợ đúc thợ rèn giỏi trong các làng xã lân cậnđược mời đến gúp nghĩa quân chế tạo vũ khí. Còn nhân dân thì đống gang,săt, đồng ,cho nghĩa quân.Việc tự sản xuất vũ khí của nghĩa quân tuy chưađược nhiều nhưng đã góp phần quan trọng trang bị thêm vũ khí cho nghĩaquân đánh giặc.Điều đó thể hiện tinh thần chiến đấu dựa vào sức mình làchính của nghĩa quân.2.1.6. Về phương thức tác chiến ở vùng đồng bằng đất chật người đông.Phương thức tác chiến của nghĩa quân là đánh du kích, lấy ít đánh nhiều lấyvũ khí thô sơ chống lại vũ khí hiện đại. Với phương thức tác chiến này hoàntoàn phù hợp với tổ chức nhỏ gọn của nghĩa quân thường lợi dụng yếu tố bấtngờ tổ chức những trận tập kích chớp nhoáng , phục kích chặn đường giaothông tiếp tế và vận tải của địch.Học phần: Phong trào Cần Vương.Trang 15Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]2.2. Những hạn chế .Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì cuộc khỏi nghĩa Bãi Sậy còn tồn tạinhiều hạn chế chưa khắc phục được và những hạn chế này cũng chính lànguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Bãi Sậy nói riêng cũng như phong tràoCần Vương nói chung.Mặc dù căn cứ địa Bãi Sậy được xem là chỗ đứng chân bảo toàn lực lượngnhưng không thể chỉ dừng lại ở mức độ mà phải không ngừng củng cố mởrộng ra các vùng lân cận trong suốt quá trình tồn tại của nó. Trong khi đó lựclượng nghĩa quân tại các căn cứ địa thì nhỏ bé, trong phạm vi khu căn cứ địathì nhỏ bé trang bị vũ khí thô sơ, chỉ hoạt động trong phạm vi khu căn cứcủa mình, là chủ yếu nên dễ bị cô lập và gặp khó khăn bao vây dài ngày dẫnđến tan rã. Căn cứ địa được xây dựng mang tính chất địa phương chưa tạođược một thế trận liên hoàn kết hợp giữa tiến công và phòng thủ chưa có sựliên hệ giữa các căn cứ với nhau.Hạn chế thứ hai làm cho phong trào thất bại cũng là hạn chế chung củaphong trào Cần Vương đó là xuất thân từ tầng lớp lãnh đạo. Do những điềukiện từ giai cấp và thời đại hạn chế các lãnh tụ của phong trào không giảiquyết được đầy đủ đúng đắn yêu cầu của phong trào giải phóng dân tộc vàdân chủ Việt Nam hồi đó. Thực tế qua phong trào diễn ra 10 năm cho thấykhả năng lãnh đạo của các văn thân sĩ phu cũng hạn chế. Dù tinh thần yêunước khác hẳn với giai cấp phong kiến nhưng nhãn quan chính trị của họkhông vượt ra ngoài thời đại àm họ đang sống. Mục tiêu của các lãnh tụ BãiSậy cũng nhue nhiều cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương làduy trì lại ngọn cờ phong kiến điều đó không còn thích hợp với xà hội ViệtNam lúc bấy giờ. Mặt khác các lãnh tụ cũng chưa có một đường lối đúngđắn để xây dựng một căn cứ địa hoàn chỉnh cả về chính trị lẫn quân sự, kinhtế văn hóa xã hội, chưa hề đặt vấn đề bồi dưỡng sức dân , giải quyết từngHọc phần: Phong trào Cần Vương.Trang 16Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]bước yêu cầu của nhân dân. Điều này thể hiện sự khủng hoảng sâu sắc vềgiai cấp lãnh đạo trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước tacuối thế kỷ XIX.Một nguyên nhân nữa đó là trong khởi nghĩa Bãi Sậy tương quan lực lượnggiữa ta và địch rất chênh lệch. Pháp xây dựng đội quân chính quy, có tiềmlực kinh tế quân sự mạnh, trang bị vũ khí hiện đại và được rèn luyện bài bản.Trong khi đó nghĩa quân chủ yếu dân thường được chiêu mộ, chưa qua rènluyện, vũ khí thô sơ và tự chế , thậm chí các đội quân còn chưa được trang bịđầy đủ vũ khí cơ bản thì làm sao mà đánh Pháp lâu dài được3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.Mặc dù khởi nghĩa Bãi Sậy tan rã nhưng nó đã để lại nhiều bài học kinhnghiệm nhất là về phương thức hoạt động và các hình thức tác chiến [ dukích] của nghĩa quân ở một vùng đồng bằng đất rộng người đông.Thứ hai là triệt để dựa vào các căn cứ địa kháng chiến , ở Bãi Sậy do xâydựng căn cứ xen kẽ với các vùng địch chiếm đóng nên thường bị chúng uyhiếp và tình hình mọi mặt chưa thật ổn định . Để tiến lên giành thắng lợi thìtừ những căn cứ ban đầu nhất thiết phải phát triển thành căn cứ hậu phươngvững chắc và hoàn chỉnh.Phải coi trọng căn cứ địa kháng chiến ở nông thôn để có chỗ dựa lâu dài, cầnbồi dưỡng sức dân để kháng chiến lâu dài với kẻ thù. Đặc biệt là ở nhữngvùng có đồng bào theo đạo cần tuyên truyền vận động nhân dân tham giakháng chiến.Thứ ba là về phương thức tác chiến trên một vùng đồng bằng đất rộng ngườiđông dùng lối tác chiến đánh du kích để gây bất ngờ làm địch không kịp trởtay lấy ít đánh nhiều nhằm từng bước tiêu hao sinh lực địch.Tuy khởi nghĩa Bãi Sậy không xây dựng được căn cứ thành lũy kiên cốnhưng lại biết dựa vào thế hiểm của vùng đòng bắng lau sậy , dựa vào làngHọc phần: Phong trào Cần Vương.Trang 17Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]xã và sự ủng hộ của nhân dân. Đồng thời biết tổ chức lực lượng thích hợp đểtác chiến trên một vùng đồng bằng đất rộng người đông.Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy cũng để lại nhiều bài học quý báu mà nhiều cán bộchỉ huy quân sự ở các tỉnh, thành phố Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh,Quảng Yên, Hải Phòng học tập, ứng dụng trong cuộc khởi nghĩa chống thựcdân Pháp trong những năm 1945-1954C- KẾT LUẬNKhởi nghĩa Bãi Sậy đó là cuộc khởi nghĩa toàn dân, toàn diện bao gồm cảchính trị, quân sự, binh vận và đã áp dụng chiến thuật du kích một cách tàitình, linh hoạt với tính tự lực rất cao cả về đường lối chiến tranh, cung cấpvũ khí, lương thực. Đáng chú ý là trong nền kinh tế nông nghiệp lac hậunhưng với trí thông minh, tài trí của mình nghĩa quân đã chế tạo được ranhiều vũ khí hiện đại. Cuộc khởi nghĩa không chỉ làm khuynh đảo bộ máycai trị của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ, của vua quan triều đình Nguyễn đầuhàng giặc mà còn làm rung động dư luận nước Pháp. Khởi nghĩa Bãi Sậy đểlại nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho phong trào đấu tranh giải phóngdân tộc những giai đoạn sau. Qua cuộc khởi nghĩa cho ta thấy tinh thần yêunước của ông cha ta trong quá khứ luôn kiên cường bất khuất trong mọikhó khăn gian khổ để đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Để từ đó chúng tahôm nay càng có ý thức tự vươn lên trong học tập cũng như trong lao độngđể tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, anh dũng củacon người Việt Nam.Học phần: Phong trào Cần Vương.Trang 18Đề tài: Khởi nghĩa Bãi Sậy[ 1883 – 1892]TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Vũ Thanh Sơn [2009], Khởi nghĩa Bãi Sậy, Nxb văn hóa thông tin.2. Dương Đình Lập [2004], Căn cứ địa trong phong trào Cần Vươngchống Pháp [1885 – 1896 ], Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.3. Đinh Xuân Lâm [ chủ biên ], Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ[2006], Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb giáo dục.4. Nguyễn Quang Ngọc [ chủ biên], Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxbgiáo dục.5. Trần Văn Giàu [1957], Chống xâm lăng, quyển 3: Phong trào CầnVương, Nxb xây dựng Hà Nội.6. Nguyễn Phan Quang [1995], Việt Nam cận đại những sử liệu mới,Nxb thành phố Hồ Chí Minh.7. Dương Kinh Quốc [1981], Việt Nam – Những sự kiện lịch sử 1858 –1945, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.8. Nông thôn Việt Nam trong lịch sử , Nxb khoa học xã hội, Hà Nội,1997, tập 1, tr.304.9. Nhiều tác giả, Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Nxb quân độinhân dân.10. Internet: - Minh Thành trong bài “Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy” , Tạpchí Nghiên cứu Lịch sử số 122, 123 tháng 5, 6/1969Học phần: Phong trào Cần Vương.Trang 19

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề