Nêu nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở

Quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động quản lý của Nhà nước. Khác với quản lý của khu vực tư, quản lý của nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển. Vậy quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn quy định của pháp luật liên quan đến nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Hiến pháp năm 2013

– Quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý Nhà nước, khác với quản lý của khu vực tư, quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

– Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển.

– Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó, nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Căn cứ quy định tại Điều 28 – Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền này như sau:

“ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.”

– Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân ?

  • A. Tham gia tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • B. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về phát triển sản xuất ở xã mình.
  • C. Đóng góp tiền ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt.
  • D. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học.

Đáp án đúng là phương án B

Điều kiện tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Độ tuổi tham gia quản lý nhà nước và xã hội: Hiến pháp 2013 quy định, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân . Việc thực hiện các quyền này do luật định. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Để thống nhất thực hiện, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân xác định rõ “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp”. Luật Trưng cầu ý dân cũng quy định “Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”, trừ trường hợp không được ghi tên, bị xóa tên trong danh sách cử tri.

Trường hợp hạn chế quyền tham gia quản lý bao gồm:

– Trường hợp không được bầu cử, ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân: Luật Bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định một số trường hợp không được bầu cử, không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khi có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Theo đó, có năm nhóm trường hợp không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân: Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Người đang bị khởi tố bị can; Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; và Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

– Những trường hợp không được bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân bao gồm: Người bị kết án tử h́ình đang trong thời gian chờ thi hành án; Người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo; nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do thì những người này được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân; Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo thì Ủy ban nhân dân xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.

– Những trường hợp không được làm việc trong cơ quan nhà nước: Luật Cán bộ, công chức quy định người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự không được tuyển dụng, làm việc trong cơ quan nhà nước. Thêm vào đó, Luật cũng đề cập điều kiện dự tuyển công chức và xử lý kỷ luật cũng loại trừ những người đang làm việc có vi phạm pháp luật ra khỏi bộ máy nhà nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo sổ xác nhận tình trạng hôn nhân; tìm hiểu luật xin phép bay flycam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Các hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì?

Hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội là: trực tiếp hoặc gián tiếp

Tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo hình thức trực tiếp như thế nào?

Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình bằng cách tham gia ứng cử đại biểu quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Khi trúng cử, trở thành đại biểu quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân, công dân có thể trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước thông qua cơ chế tuyển dụng.

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

a] Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử  

Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó , nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước 

b] Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân 

* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân:    

- Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc Hội , Hội đồng nhân dân.   

- Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành hình phạt tù ; người mất năng lực hành vi dân sự;…

Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, ai cũng có quyền được bầu cử và ứng cử.

- Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử: Những người thuộc diện không được thực hiện quyền bầu cử; người đang bị khởi tố về hình sự ; người đang phải chấp hành bản án, quyết định của tòa án; người đã chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án nhưng chưa được xóa án ; người đang chấp hành quyết định xử lí hành chính về giáo dục hoặc đang bị quản chế hành chính. [giảm tải]

* Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân

- Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc: bầu cử phổ thông, bình đẳng , trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. 

* Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước- cơ quan đại biểu của nhân dân:[giảm tải]  

-Thứ nhất các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với các cử tri.

-Thứ hai, các đại biểu nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.

* Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân

- ­ Là cơ sở pháp lý-chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước,để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

-  Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta.

@32044@@32046@@32054@

a] Khái niệm về quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội

- Quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi của cả nước và trong địa phương ; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.

b] Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

* Ở phạm vi cả nước:

-  Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây xựng các văn bản pháp luật.

Nhân dân có thể thông qua đại biểu quốc hội để nêu lên ý kiến của mình.

- ­ Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

* Ở phạm vi cơ sở:

- Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân làm , dân kiểm tra”.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Trưởng BCĐ 1084 tỉnh trực tiếp đi cơ sở, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

- ­ Những việc phải được thông báo để dân biết mà thực hiện [chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước…]. 

-  Những việc dân làm và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

-  Những việc dân được thảo luận , tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.

- ­ Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát , kiểm tra.

c] Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

-  Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhằm động viên và phát huy sức mạnh của tồn dân, của tồn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

- Trên cơ sở các quy định về quyền của mình, công dân có thể tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực của quản lí nhà nước và xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm cho đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng, văn minh.

@32129@@32131@

a] Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân 

Khái niệm:  Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân , tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại . 

- Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

b] Nội dung quyền khiếu nại , tố cáo của công dân

* Người có quyền khiếu nại, tố cáo

   Người khiếu nại : mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.

   Người tố cáo : Chỉ có công dân có quyền tố cáo.

Người khiếu nại và tố cáo sẽ được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

* Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại , tố cáo

 - Người giải quyết khiếu nại: Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.

 - Người giải quyết tố cáo : người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ.

- Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì do các cơ quan tố tụng giải quyết

* Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo

 *Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

­ Bước 2 : Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.

­ Bước 3 : Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.

Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên, hoặc kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân giải quyết .

­ Bước 4 : Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.

Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời gian do luật quy định , có quyền khởi kiện ra Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân. 

* Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:

­ Bước 1 : Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

­ Bước 2 : Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.

­ Bước 3 : Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

­ Bước 4 : Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.

c] Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân

- Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân

- Thông qua việc giải quyết khiếu nại,tố cáo, quyền công dân được bảo đảm, bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố vững mạnh để thực sự là bộ máy của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

@32137@@32136@

- Quốc hội ban hành Hiến pháp và các luật làm cơ sở pháp lí vững chắc cho sự hình thành chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

- Chính phủ và chính quyền các cấp tổ chức thi hành Hiến pháp và Pháp luật.

­ Tòa án và các cơ quan tư pháp phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh những vi phạm pháp luật. 

b] Trách nhiệm của công dân.

- Thực hiện quyền dân chủ tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Muốn làm một người chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ.

- Mọi hành vi lạm dụng quyền dân chủ, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước đều bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề