Căn cứ vào tư cách pháp lý của doanh nghiệp thì doanh nghiệp gồm

Trước khi muốn mở công ty thì tổ chức, cá nhân cần tìm hiểu loại hình doanh nghiệp mà mình dự định thành lập. Vậy hãy cùng Phan Law tìm hiểu về các hình thức pháp lý của doanh nghiệp qua bài viết sau đây nhé! 

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì có 5 loại hình doanh nghiệp, hay còn gọi là hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Đây là loại hình doanh nghiệp khá phổ biến và phù hợp với những ai mới khởi nghiệp có vốn nhỏ lẻ. Theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

Công ty TNHH MTV có tài sản tách biệt với chủ sở hữu nên chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, nếu muốn phát hành cổ phần thì công ty cần chuyển đổi thành công ty cổ phần [khoản 3 Điều 74 Luật DN 2020]. Công ty TNHH MTV có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty TNHH 2 TV cũng thuộc loại hình trách nhiệm hữu hạn, tức các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào. Phần vốn góp chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. 

Theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty TNHH 2 TV trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng không vượt quá 50. Công ty không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này. 

Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp

Đây là loại hình được nhiều người ưa chuộng trong các hình thức pháp lý của doanh nghiệp vì khả năng huy động vốn dễ dàng của loại hình này. Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp thì Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó có cổ đông là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào. trừ trường hợp hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty [Khoản 3 Điều 120 và Khoản 1 Điều 127 LDN 2020].

Đặc điểm nổi bật nhất của loại hình này là khả năng phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. Do đó, loại hình CTCP sẽ phù hợp với những nhóm cá nhân, tổ chức cùng nhau góp vốn hoạt động kinh doanh ở những ngành nghề đòi hỏi nguồn vốn lớn. CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

DNTN là loại hình chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp [Điều 188 Luật Doanh nghiệp]. Do tài sản giữa cá nhân làm chủ và doanh nghiệp không có sự tách biệt nên pháp luật chỉ cho phép mỗi cá nhân được quyền thành lập một DNTN để đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả nợ. Chủ DNTN không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh [khoản 3 Điều 188 Luật DN 2020].

DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn. Vì tài sản của DNTN và chủ sở hữu hợp nhất với nhau nên pháp luật quy định DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. DNTN là loại doanh nghiệp duy nhất trong các hình thức pháp lý của doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Đây là loại hình doanh nghiệp khá đặc biệt trong các hình thức pháp lý của doanh nghiệp bởi tính vừa đối nhân, vừa đối vốn của nó. Đối nhân ở đây nghĩa các thành viên hợp danh [phải là cá nhân] liên kết với nhau bởi sự quen biết, tin tưởng, cùng nhau góp vốn mở công ty và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Còn đối vốn nghĩa là đối với thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty [Điều 177 Luật Doanh nghiệp]. CTHD không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào và có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà Phan Law muốn chia sẻ với bạn về các hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Để tìm hiểu kỹ hơn về từng loại hình hoặc có thắc mắc thêm cần giải đáp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:

PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email:


Các tổ chức khi tham gia hoạt động kinh doanh cần đặc biệt nắm rõ về tư cách pháp nhân nhằm sử dụng quyền lợi hay lưu ý pháp lý xoay quanh nó.

Khi nào doanh nghiệp có tư cách pháp nhân?

Pháp nhân được coi là một chủ thể pháp lý, có tư cách pháp lý độc lập và có thể tham gia vào các hoạt động theo quy định của pháp luật như kinh tế, chính trị, xã hội,…

Theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Dân sự 2015, tổ chức sẽ được pháp luật thừa nhận là pháp nhân khi có đầy đủ 04 điều kiện sau đây:

  1. Doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp;
  2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  3. Pháp nhân có tài sản độc lập, pháp nhân sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  4. Nhân danh chính mình để tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, doanh nghiệp đáp ứng đủ 04 điều kiện trên sẽ hoạt động kinh doanh với tư cách là pháp nhân. Hãy cùng EPLegal tìm hiểu xem, doanh nghiệp nào có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân.

tu-cach-phap-nhan

Loại hình Công ty TNHH

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, kể từ khi công ty TNHH được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp này sẽ có tư cách pháp nhân.

Công ty TNHH có thể được coi là một ví dụ điển hình, theo đó, công ty sẽ chỉ chịu trách nhiệm các khoản nợ của mình nằm trong phạm vi là số vốn đã góp vào công ty. Tài sản của công ty và tài sản của cá nhân, tổ chức khác có sự tách biệt rõ rệt và công ty TNHH sẽ phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.

Đối với công ty cổ phần

Cũng giống như công ty TNHH, Điều 111 của Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định rõ công ty cổ phần kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ có tư cách pháp nhân.

Tài sản của công ty cổ phần cũng sẽ sở hữu tài sản độc lập với các cá nhân, tổ chức khác. Các cổ đông của công ty sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bằng chính vốn góp mà mình đã góp vào doanh nghiệp đó và tách biệt hoàn toàn với tài sản của cá nhân cổ đông đó. Thêm vào đó, loại hình công ty này cũng sẽ nhân danh chính mình để tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện.

tu-cach-phap-nhan

Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nhà nước

Đây là loại hình thứ ba được pháp luật về doanh nghiệp công nhận là có tư cách pháp nhân thông qua Điều 88. Cụ thể, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức là một công ty TNHH hay công ty cổ phần.

Do có tư các pháp nhân mà khi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tham gia các giao dịch và chịu các trách nhiệm bằng tài sản của chính mình, tài sản của doanh nghiệp này có thể được hình thành từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, các khoản hỗ trợ hay tài sản được hình thành trong giá trình doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh,…

Ngoài ra doanh nghiệp cũng hoạt động dựa vào sự điều tiết của nền kinh tế thị trường hay tác động của Luật Cạnh tranh chứ không phụ thuộc vào mệnh lệnh hành chính từ Nhà nước.

Việc có tư cách pháp nhân sẽ mang đến những lợi ích và hạn chế riêng, tổ chức cá nhân khi có ý định thành lập doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh của mình mà thông qua đó chọn loại hình kinh doanh phù hợp. EPLegal với kinh nghiệm về doanh nghiệp và mong muốn đưa ra sự lựa chọn có lợi nhất cho khách hàng của mình sẽ hỗ trợ, tư vấn cho quý khách hàng tìm ra loại hình kinh doanh phù hợp.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua website //eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Luật Dân sự 2015.

  2. Luật Doanh nghiệp 2020.

Video liên quan

Chủ Đề