Cây đại thụ là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "đại thụ", trong bộ từ điển Tiếng Việt - Tiếng Anh. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ đại thụ, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ đại thụ trong bộ từ điển Tiếng Việt - Tiếng Anh

1. Em bất tỉnh ngay trước đại thụ Ellcrys.

You passed out in front of the Ellcrys.

2. Đại thụ Ellcrys đã hàng trăm ngàn năm tuổi.

The Ellcrys is hundreds of thousands of years old.

3. Giết chết Tiên Bảo Hộ, đại thụ Ellcrys sẽ chết dần.

Kill the Chosen, kill the Ellcrys.

4. Hạt mầm của Đại thụ Ellcrys phải được mang đến Địa đạo Safehold..

[ Eventine ] The Ellcrys seed must be carried to a place called Safehold.

5. Cậu không nhớ bản ghi chép nào về việc đại thụ Ellcrys bị bệnh sao?

So you don't recall any accounts of the Ellcrys ever having been sick?

6. Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ [một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố], một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

A colossal figure in modern Vietnamese literature, he wrote about 450 poems [largely in posthumous manuscripts] especially love poems, several short stories, and many notes, essays, and literary criticisms.

Ảnh: Unsplash.com

Hãy thử nhìn xem ở xung quanh bạn, có bao nhiêu người quen đang làm việc trái ngành?

  • Ông anh từng làm Ngân hàng, nay chuyển sang làm Sales.
  • Anh bạn học Công nghệ thông tin, nay đi làm Content Marketing.
  • Người em học Sư phạm, nay đi làm tiếp viên hàng không.
  • Chế bạn học PR, nay đi dạy Yoga.

Theo một thống kê không chính thức, trong khoảng 10 người bạn quen thì có 7/10 người hiện đang làm việc trái ngành, so với ngành nghề chuyên môn họ được đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng. Chỉ có một số ít những ngành nghề đặc thù như bác sĩ, dược sĩ, quân đội, cảnh sát, nghệ thuật,… thì phần lớn sinh viên khi tốt nghiệp đều đi làm đúng ngành. Các nhóm ngành còn lại thì phần lớn sinh viên sẽ chuyển sang làm trái ngành chỉ sau một thời gian ngắn.

Lý do chủ yếu là vì đa số các em học sinh cấp ba [đặc biệt những em ở tỉnh lẻ] thường không được nhà trường hay cha mẹ định hướng sự nghiệp đúng quy cách khi còn trên ghế nhà trường, dẫn tới việc các em không biết đam mê của bản thân là gì, cũng như những điểm mạnh của mình sẽ phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề nào trong tương lai. Một số em chọn ngành ở đại học theo kỳ vọng của cha mẹ, hoặc chọn theo bạn bè, chọn vì không biết theo ngành nào hay chọn vì nhu cầu của thị trường [thấy ngành nào đang hot thì đăng ký học, nhưng tới khi ra trường ngành đó đã hết hot]. Kết quả là, ngay khi trải qua năm đầu tiên ở đại học hoặc có khi học hết bốn năm rồi, các em mới nhận ra mình đang học sai ngành, nhưng lỡ phóng lao thì phải đành theo lao.

Lẽ vậy, khi một người nhảy sang làm việc trái ngành, thường có hai kết quả xảy ra:

  1. Bạn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực mới rất rốt, nếu bạn sở hữu những tố chất phù hợp với tính chất của ngành.
  2. Hoặc là bạn bị mắc kẹt ở mức trung bình, kết quả tạo ra không có gì nổi trội và bạn luôn hoang mang không biết việc mình nhảy ngành như vậy có phải là lựa chọn đúng đắn hay không.

Kết quả tương tự cũng xảy ra ngay cả khi bạn làm việc đúng ngành. Vậy đâu là điều tạo nên sự khác biệt này? Nguyên lý cây đại thụ sẽ giúp bạn hiểu thêm về cốt lõi vấn đề này, và giải thích được nan đề trên trong cả hai trường hợp làm việc đúng ngành lẫn trái ngành.

Ảnh: Unsplash.com

Nguyên lý cây đại thụ là gì?

Giống như một cây đại thụ mọc trong rừng, rễ cây cắm sâu hàng chục mét dưới lòng đất và thân cây thì to lớn, vững chãi với nhiều cành lá sum suê tỏa bóng mát khắp một tán rừng. Phải mất hàng chục năm để một hạt mầm mọc lên thành cây thân gỗ, và hàng trăm năm để trở thành một cây đại thụ đúng nghĩa.

Đời người thì không dài như đời cây. Trong việc phát triển sự nghiệp, bạn chỉ mất từ 4 đến 6 năm để học chuyên môn ở bậc đại học, cao đẳng, và mất từ 6 đến 10 năm để trở thành một “cây đại thụ” trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Dĩ nhiên, cây đại thụ cũng có cây this cây that, có cây thì đứng top 5 hay top 10 trong ngành, cũng có cây đứng trong top 50 hay top 100, giữa một khu rừng có hàng vạn cây xanh. Trong thực tế, chẳng có một bảng xếp hạng nào chính thức để phân loại thứ hạng chuyên gia trong ngành, mà chủ yếu sẽ có hai dạng: một là “hữu xạ tự nhiên hương”, giỏi quá thì tự nhiên được nhiều người biết đến; hai là có đầu tư xây dựng thương hiệu cá nhân nên sớm trở nên nổi tiếng.

Giống như trong giới toán học, bạn biết đến GS Ngô Bảo Châu vì ông là người đoạt được huy chương Fields – giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới, chứ trước đó khi ông chưa đoạt giải thì hầu hết người Việt Nam không biết GS Ngô Bảo Châu là ai – dù cho lúc đó ông vẫn là một “cây đại thụ” trong ngành. Tương tự, trong giới tâm lý học, bạn biết tới tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn hay tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu vì họ thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, báo chí. Có khá nhiều cây đại thụ, vì nó mọc ở thảo cầm viên hay những khu du lịch nổi tiếng, được người ta gắn bảng tên khoa học trên thân cây nên nó mới được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, trong khu rừng ngoài kia, vẫn có rất nhiều cây đại thụ vô danh khác đang âm thầm lặng lẽ mọc lên trong bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào.

Có ba yếu tố chính tạo nên một cây đại thụ trong việc phát triển sự nghiệp:

  1. Bộ rễ [kiến thức nền tảng]: kiến thức chuyên môn bạn được đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng.
  2. Thân cây [kinh nghiệm thực tiễn]: trải nghiệm công việc thực tế để phối kiểm kiến thức đã được đào tạo ở nhà trường/sách vở, quá trình liên tục thử – sai – sửa sai và rút ra kinh nghiệm làm việc riêng để tích lũy vốn liếng sự nghiệp.
  3. Cành lá [kỹ năng bổ trợ]: các kỹ năng sống và kỹ năng mềm giúp bổ trợ cho công việc chuyên môn bạn đang làm hiện tại.

Đối với những người làm việc trái ngành, đa số nhảy vào ngành mới ở vị trí thấp nhất là chuyên viên [executive] và vừa làm vừa học [on-the-job training], nên qua một thời gian làm việc khoảng 1-2 năm thì họ xây dựng được phần “thân cây” cho mình – tương ứng với kinh nghiệm thực tiễn trong công việc. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất ở đây là họ chỉ có thân cây mà không có bộ rễ, nên cái cây luôn bị lung lay lúc lắc trước phong ba bão táp trong sự nghiệp, chứ không thể đứng một cách vững chãi như một cái cây phát triển bình thường từ bộ rễ tới thân cây.

Ví như một bạn theo học ngành Xây dựng, đến khi ra trường bạn cảm thấy công việc đúng ngành không phù hợp nên nhảy ngành sang làm Digital Marketing để chạy quảng cáo. Sau khoảng 3 năm làm việc, bạn tích lũy được kha khá kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, nhưng từ trong thâm tâm lúc nào bạn cũng cảm thấy hoang mang về con đường sự nghiệp mình đang đi. Bởi lẽ, khi so sánh với những bạn khác trong ngành, bạn cảm thấy không bằng được người ta, và luôn thấy ở mình luôn thiếu thiếu cái gì đó, nên sự nghiệp của bạn vẫn cứ mãi giậm chân tại chỗ – nhảy từ công ty này qua công ty khác, và vẫn cứ tiếp tục chạy quảng cáo.

Tình huống của bạn này cũng giống như việc chúng ta cắm một cây gỗ xuống mặt đất, qua thời gian thì thân của cây gỗ này ngày càng phình to ra, nhưng bộ rễ và cành lá thì không có, nên chỉ một trận gió to là cái cây có thể ngã đổ bất cứ lúc nào.

Ảnh: bluerivertreecare.com

Ứng dụng nguyên lý cây đại thụ

Dù cho bạn đang làm việc đúng ngành hay trái ngành, bạn đều có thể đem sự nghiệp hiện tại của mình soi chiếu vào nguyên lý cây đại thụ để phát hiện ra điểm khuyết thiếu của mình là gì, và phần nào trong ba yếu tố của cây đại thụ mình đang bị yếu.

Trong mô hình cây đại thụ, cả ba yếu tố đều có sự kết nối với nhau một cách chặt chẽ:

  • kinh nghiệm thực tiễn mà thiếu kiến thức nền tảng, bạn sẽ không nhìn ra được những nguyên lý và quy luật bản chất ẩn đằng sau những hiện tượng trong ngành. => có thân cây mà không có rễ
  • kiến thức nền tảng mà thiếu kinh nghiệm thực tiễn, những hiểu biết của bạn chỉ mới là lý thuyết sách vở chứ chưa được đem ra ứng dụng và phối kiểm trong thực tế. Kiến thức có thể lỗi thời theo thời gian và luôn có những kiến thức mới để bạn khám phá thông qua kinh nghiệm thực tiễn. => có rễ mà không có thân cây
  • kiến thức nền tảngkinh nghiệm thực tiễn thiếu kỹ năng bổ trợ, bạn sẽ đi chậm hơn và khó đạt được thành công vượt trội so với những người có “cành lá” rất mạnh trong ngành. => có rễ, có thân cây mà không có cành lá

Ví dụ nếu bạn học chuyên ngành CNTT, tới khi ra trường bạn lại nhảy ngành sang làm graphic designer [thiết kế 2D] vì bạn cũng có khả năng thiết kế nhất định khi tự mày mò học cách dùng Photoshop, Illustrator trước đây. Lúc này, bạn đang có kinh nghiệm thực tiễn nhưng bị thiếu kiến thức nền tảng, muốn phát triển được trong ngành thì bạn phải quay về học lại những kiến thức nền về thiết kế như quy luật phối cảnh xa gần, quy luật phối màu, ý nghĩa các màu sắc, các trường phái và phong cách thiết kế v.v.

Dĩ nhiên việc học kiến thức ở đây không có nghĩa là bạn phải học lại đại học chuyên ngành thiết kế hay học văn bằng hai chuyên ngành này, mà bạn hoàn toàn có thể tìm một số khóa học chuyên môn ngắn hạn để tham gia, hoặc tự học bằng tài liệu trên mạng [vô số và muốn học gì cũng có]. Bạn có thể hỏi thăm những người quen nào từng học thiết kế để nắm được đại cương và giáo trình học của họ như thế nào, từ đó bạn có thể thiết kế nên chương trình tự học của riêng mình để làm đầy “bộ rễ”. Kiến thức nền tảng là phần giúp chúng ta có được sự tự tin nhất định để bước đi trên con đường mới, giống như một cái cây có bộ rễ cắm sâu và lan tỏa hàng chục mét dưới mặt đất.

Như mình là một ví dụ điển hình của người làm việc trái ngành ở thời điểm mới ra trường, khi nhảy từ công việc biên tập viên truyền hình sang digital marketing. Khi ứng tuyển vào vị trí mới, do mình đã có một số kỹ năng nhất định mà job description [bản mô tả công việc] yêu cầu như viết lách, thiết kế, thiết kế website nên mình mới được nhận vào công việc trái ngành. Nhưng khi trải nghiệm công việc marketing được một năm, càng làm mình càng lại thấy hoang mang, giống như mình luôn ở ngoài rìa công việc chứ chưa đi sâu được vào bản chất của nó.

Thế là, mình quyết định đăng ký tham gia một số khóa học ngắn hạn về digital marketing tổng quan, content marketing, branding,… ở một số trung tâm đào tạo marketing nổi tiếng. Quả thực là khi học xong, mình như được lấp đầy những lỗ hổng kiến thức còn thiếu trước đây, và bộ rễ đã có thể liên kết với thân cây để hiểu được bản chất những công việc thực tiễn mình đang làm là gì. Sau đó, mình tiếp tục tự học thông qua những khóa học online, sách chuyên ngành và tài liệu trên mạng để ngày càng làm đầy “bộ rễ” của mình.

Khi bạn đã có kiến thức nền tảng kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, hai yếu tố này vẫn chưa đủ để giúp bạn phát triển một sự nghiệp bền vững. Yếu tố thứ ba là kỹ năng bổ trợ bao gồm những kỹ năng sống và kỹ năng mềm liên quan đến công việc chuyên môn của bạn, trong đó:

  • Kỹ năng sống: kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng tự tạo động lực cho bản thân, kỹ năng thấu hiểu bản thân & thấu hiểu người khác, kỹ năng tư duy tích cực,…
  • Kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo,…

Tùy theo tính chất công việc chuyên môn mà bạn nên lựa chọn rèn luyện kỹ năng nào cho phù hợp. Ví dụ hai bạn A và B đều cùng là chuyên viên marketing trong một công ty, cả hai đều có kiến thức nền tảng và kinh nghiệm thực tiễn như nhau. Khi đó, điểm khác biệt lớn nhất là kỹ năng bổ trợ của mỗi bạn. Bạn nào ý thức được điều này sớm để chú tâm rèn luyện các kỹ năng cần thiết thì sẽ có nhiều cơ hội tỏa sáng trong công việc hơn. Chẳng hạn, nếu có một ý tưởng mới muốn trình bày với sếp, bạn nhân viên nào có kỹ năng thuyết trình sẽ diễn đạt được trôi chảy ý tưởng của mình, gây ấn tượng nhiều với sếp hơn. Hay nếu bạn có kỹ năng quản lý và lãnh đạo, bạn sẽ là một nhân tố nổi bật để được chọn vào vị trí quản lý khi người đương nhiệm rời đi.

Khi bạn ở vị trí mới hoặc được chọn tham gia vào dự án mới, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội va chạm và tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn mới, lúc đó “thân cây” của bạn sẽ ngày càng to ra và “bộ rễ” cũng ngày càng sâu hơn. Càng va chạm thực tế nhiều, kỹ năng bổ trợ của bạn cũng được trui rèn thành thục hơn, như “cành lá” ngày càng sum suê. Cứ thế, vòng tuần hoàn này diễn ra liên tục và cây đại thụ sẽ càng to lớn, vững chãi thêm từng ngày.

Nhiều người tuy làm việc đúng ngành, đã có bộ rễ sẵn, nhưng không chú tâm phát triển thân cây, ngại va chạm trong công việc cũng như không dành thời gian để phát triển cành lá thì sự nghiệp sau 5-10 năm đi làm vẫn cứ giậm chân tại chỗ. Còn người đi làm trái ngành không quay về chăm nuôi bộ rễ, chỉ lo phát triển thân cây thì cây càng to càng dễ đổ gãy vì vốn không có gốc rễ, và thường họ cũng không phát triển cành lá nốt nên sau một thời gian thấy chán lại nhảy sang ngành khác – tiếp tục bắt đầu một vòng luẩn quẩn.

o0o

Dù cho bạn đang làm đúng ngành hay trái ngành, áp dụng nguyên lý cây đại thụ sẽ giúp bạn có phương hướng phát triển sự nghiệp bền vững hơn, như cái cây vững từ gốc rễ mà đi lên cành lá. Nguyên lý này do Chơn Linh khám phá, sau nhiều năm nhảy từ ngành này sang ngành khác, trải nghiệm kha khá công việc chuyên môn khác nhau. Chúc bạn sẽ sớm trở thành một cây đại thụ vững chắc trong ngành nghề của mình.

Nếu bạn thích bài viết và những gì Chơn Linh chia sẻ, bạn có thể ủng hộ mình tại đây:

📖Ủng hộ tác giả
[Subscribe blog để nhận bài mới hằng tuần qua email]

Video liên quan

Chủ Đề