Cây rau bợ là gì

Bạn có biết, chữ “tần tảo” dùng để chỉ đức tính chịu thương chịu khó của người phụ nữ vốn xuất phát từ tên gọi của hai loại cây trong bài ca Thái tần [thuộc Kinh thi, một trong Ngũ kinh của Trung Hoa] với lịch sử ra đời ít nhất là từ thế kỷ V trước công nguyên không?

“Vu dĩ thái tần

Nam giản chi tân

Vu dĩ thái tảo

Vu bỉ hành lao ”  [1]

[Dịch nghĩa: Đi hái rau tần để dùng – Thì tại bờ khe suối phía Nam này – Đi hái rau bể [rong tảo] để dùng – Thì đi qua chỗ nước ngập bên kia.]

Có thể thấy, từ rất lâu, rau bợ [rau tần] đã được dùng để làm thức ăn. Nhưng không chỉ thế, rau bợ còn là vị thuốc với nhiều công dụng quý.

Về cây rau bợ

Rau bợ, hay còn gọi là rau bợ nước, bạc bợ, cỏ bợ, cỏ chữ điền, rau tần, tần thái, thủy tần, tứ diệp thảo, tứ diệp thái, điền tự thảo, dạ hợp thảo, …

Tên khoa học là Marsilea quadrifolia, thuộc họ Marsileaceae [2]

Rau bợ thuộc dạng thân thảo, nhìn giống cây me đất nhưng phiến lá có 4 thùy, cuống lá dài, vượt lên mặt nước trong khi phần thân và rễ thường ngập trong bùn nước. Cây rau bợ tái sinh bằng bào tử, có mặt khắp nước ta và thường thấy ở những nơi nước cạn, đất ẩm như ruộng lúa, vũng lầy, bờ mương…

Cây rau bợ thường được dùng như rau để ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh. Ca dao còn khen ngợi món canh cua rau bợ như sau:

“Rau bợ mà nấu canh cua

Người chết nửa mùa sống dậy mà ăn”

Công dụng điều trị bệnh của cây rau bợ

  • Các bộ phận của cây rau bợ đều có thể được dùng làm thuốc [dùng tươi hoặc sấy khô]. Theo các tác giả quyển Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, rau bợ có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận gan, sáng mắt… và được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh như: viêm thận, phù, sỏi tiết niệu, tiểu ra máu, tiểu đường, suy nhược thần kinh, động kinh, sốt cao, viêm gan, viêm kết mạc, viêm lợi, đinh nhọt, sưng vú, tắc tia sữa, bạch đới, khí hư và rắn độc cắn. Cách dùng rất đơn giản: lấy khoảng 20 đến 30 g rau bợ tươi, rửa sạch, phơi khô, sau đó thái nhỏ rồi sao vàng và sắc lấy nước uống.
  • Đối với trường hợp sưng lở, nổi mẩn do nhiệt, có thể dùng khoảng một nắm rau bợ tươi rồi giã nát, vắt lấy nước bôi lên vùng da bệnh [3]
  • Công trình Hải thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác cũng có bài ca về công dụng của cây rau bợ như sau:

“Thủy Tần tục gọi cây rau Bợ

Tính hoạt, cam hàn thường chữa lở.

Lợi tiểu, thoái nhiệt và mát da

Bệnh mà tiêu khát đều dùng chữa” [4]

Một số nghiên cứu về cây rau bợ

  • Thí nghiệm trên chuột cho thấy sử dụng chiết xuất methanolic từ cây rau bợ với liều lượng 300 mg/ kg trọng lượng cơ thể [trong 3 ngày] có tác dụng chống o xy hóa đáng kể, đồng thời giúp hạ đường huyết [lượng đường giảm hơn so với thuốc điều trị tiểu đường được tham chiếu là Metformin [100 mg/ kg]] [5].
  • Bên cạnh đó, chiết xuất methanol từ cây rau bợ cũng cho thấy tiềm năng ức chế AchE [enzyme ngăn cản sự dẫn truyền thần kinh], từ đó giúp kiểm soát bệnh Alzheimer [hội chứng suy giảm trí nhớ] [6].
  • Ngoài ra, kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy chiết xuất nước và ethanol từ cây rau bợ [trong đó chiết xuất ethanol hiệu quả hơn nước] còn giúp giảm thời gian co giật và mức độ nguy hiểm của cơn động kinh, do đó, cây rau bợ đã được sử dụng như thuốc an thần và chống động kinh ở Ấn Độ [7]

Lưu ý

  • Rau bợ có tính hàn nên những người bị khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng.
  • Khi thu hái cần phân biệt cây rau bợ với cây chua me đất để tránh những tác dụng không mong muốn. Cây chua me đất lá bị xẻ thành 3 thùy nên còn có tên là cây ba chìa hay tam diệp toan còn cây rau bợ có 4 thùy lá chập làm một, nhìn như chữ “điền” [Hán tự:田] nên còn được gọi là tứ diệp thảo, điền tự thảo…

  •  TRUNG TÂM CÂY THUỐC QUÝ HÒA BÌNH
  •  Số 73, K2, Mãn Đức, Tân Lạc, Hòa Bình
  •  Gọi Viettel: 097878.4411 - 0353.972.191
  •  Gọi Mobi: 0899.803.835 - 0906.170.058
  •   GIẤY PHÉP KINH DOANH SỐ : 25.G.001961
  •   UBND huyện Tân Lạc cấp, ngày 17/6/2014

Cây cỏ bợ là gì và công dụng cây cỏ bợ chữa bệnh: nóng trong, sưng đau núm vú,… Cách dùng cây cỏ bợ tốt nhất như thế nào? Tác dụng cây cỏ bợ đem lại có hiệu quả cao không? Hình ảnh cây cỏ bợ ra sao? Giá bán cây cỏ bợ trên thị trường như thế nào?

Tác dụng của cỏ bợ là gì và cách dùng cũng như hình ảnh cỏ bợ

Cỏ bợ là gì?

Cỏ bợ là gì? Cây cỏ bợ hay còn được gọi là rau bợ, cỏ tần, cỏ tứ diệp thảo, điền tự thảo,… Cỏ bợ là cây thảo thuộc loại cỏ bán thủy sinh, rất giống loài me đất. Dưới đây là một vài đặc điểm của cỏ bợ:

  • Tên khoa học: Marsilea quadrifolia L.
  • Họ khoa học: họ Tần Marsileaceae, bộ dương xỉ.
  • Rau bợ ăn bùi, ngọt như rau ngót.
  • Rau có vị hơi chua của me, tanh giống diếp cá.

Trong cỏ bợ có chứa:

  • Nước 84,2%.
  • Protid 4,6%.
  • Glucid 1,6%.
  • Caroten 0,72%.
  • Vitamin C 76mg%.
  • Cỏ bợ còn chứa Cyclolaudenol.

Cỏ tần [cỏ bợ] là gì đã được giải đáp ở trên. Cây cỏ bợ là một loại cỏ mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Loại cây này mọc cạnh ao, đầm nơi ẩm thấp, đồng ruộng. Nhân dân Việt Nam có nơi hái về làm món ăn sống; có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc. Có những nơi giã cây tươi để sử dụng.

Xem thêm: //khoahocdoisong.vn/co-bo-tru-soi-than-viem-tiet-nieu-122053.html

Cỏ bợ là gì

Tác dụng cỏ bợ

Tác dụng cỏ bợ là gì? Đây là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Người ta thường hái cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép. Để làm thuốc, cỏ bợ thường dùng trị một số bệnh sau:

  • Suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.
  • Viêm thận phù 2 chân, viêm gan, viêm kết mạc.
  • Sưng đau răng lợi.
  • Đinh nhọt, sưng độc, sưng vú, tắc tia sữa, rắn độc cắn.
  • Sốt rét, động kinh.
  • Khí hư, bạch đới.
  • Thổ huyết, đái ra máu.
  • Sỏi thận, sỏi bàng quang, đái đường.

Công dụng của rau bợ [cỏ bợ] trong đời sống không thể phủ nhận. Rau bợ mọc sâu dưới bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non. Sau đó, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt đi vị tanh của bùn. Hơn nữa do rau có tính hàn nên không phải ai cũng có thể sử dụng được. Những người có biểu hiện: lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, khó tiêu, chân tay lạnh không nên dùng.

Tác dụng của cây cỏ bợ

Tên gọi Cây cỏ bợ, cây rau bợ,…
Tác dụng Chữa viêm gan, sưng đau răng lợi,…
Cách dùng Sao vàng, sắc lấy nước hoặc phơi khô dùng dần.
Liều lượng Tùy vào mục đích sử dụng.
Giá bán 150.000 đồng/kg.

Cách dùng cỏ bợ như thế nào để đạt hiệu quả cao không phải ai cũng biết. Khi muốn dùng cỏ bợ làm thuốc thì người dân sẽ thường hái nguyên cả cây. Dùng cỏ bợ khi còn tươi, sao vàng dùng để sắc lấy uống, hoặc phơi khô rồi dùng dần. Dưới đây là một vài gợi ý bài thuốc chữa bệnh từ cỏ bợ. Cụ thể như sau:

Cây rau bợ trị chứng nóng ở trong người:

  • Cỏ bợ tươi rửa sạch.
  • Giã nát.
  • Đổ thêm nửa bát nước sôi.
  • Để nguội rồi lấy nước đó uống.
  • Còn lại bã dùng đắp lên những mụn lở, ngứa.

Tác dụng chữa sưng đau ở vú, núm vú:

  • Một nắm cỏ bợ tươi.
  • Cho thêm một ít nước.
  • Vắt lấy nước rồi chia ra uống 2 lần trong ngày.
  • Bã đắp lên chỗ sưng đau.
  • Làm vậy khoảng gần tuần là bệnh sẽ khỏi.

Trị chứng bị tắc tia sữa ở phụ nữ sau khi sinh:

  • Sử dụng 15-20g cỏ bợ khô.
  • Sắc cùng với 2,5 lít nước.
  • Đun đến khi còn lại 1 bát nước thuốc.
  • Chia ra làm 2 lần uống trong ngày.
  • Mỗi lần sử dụng cách nhau khoảng 4 giờ.
  • Dùng vải bọc lấy bã khi còn nóng.
  • Chườm xuôi từ phía trên vú xuống.

Trị ngứa âm đạo, bị ra nhiều khí hư:

  • Cỏ bợ đem phơi chỗ thoáng mát để cho khô tự nhiên.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 18-20g sắc với 3 bát nước.
  • Đun còn lại 1 bát chia làm 3 lần trong ngày.
  • Mỗi lần uống cách nhau 3-4 giờ.
  • Khi uống thuốc này hâm lên cho nóng.
  • Đồng thời dùng 40g cỏ bợ khô.
  • Nấu thật kỹ với nước, để nước ấm rồi rửa cửa mình.

Phương pháp sử dụng cây rau bợ vô cùng đơn giản mà lại đem đến hiệu quả tích cực. Ngoài ra, theo các lương y dùng cỏ bợ có thể chữa trị bệnh tiểu đường. Dùng cỏ bợ để chữa bệnh vẫn nên lưu ý và tìm hiểu kỹ lưỡng. Cần kết hợp và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Như vậy mới có thể giúp đạt hiệu quả tích cực trong việc điều trị.

Cách dùng cây cỏ bợ


Sự thật về việc cây rau bợ trị dứt điểm sỏi thận ít người biết

Hình ảnh cỏ bợ

Hình ảnh cỏ bợ như thế nào? Cây rau bợ là cây thảo dược thuộc loại cỏ bán thủy sinh; thuộc ngành dương sỉ nên cũng không có hoa, chỉ có lá. Dưới đây là một vài mô tả đặc điểm cây cỏ bợ:

  • Cây cỏ bợ là loài cỏ mọc hoang.
  • Mọc ở những nơi ẩm hay ở dưới nước.
  • Có thân rễ bò mảnh,mang từng nhóm 2 lá một.
  • Cuống lá dài 5-15cm.
  • Mỗi lá gồm 4 lá chét.
  • Xếp chéo chữ thập.
  • Tối đến các lá chét rủ xuống.
  • Từ gốc mỗi nhóm lá phát xuất ra một rễ chùm phụ.
  • Bào tử quả rất bé.
  • Bào tử nằm ở gốc cuống lá chia làm nhiều ô ngang.
  • Phía trong chứa bào tử nang lớn.

Ảnh cây rau bợ đã được mô tả cụ thể ở trên. Trong Đông y, cây rau bợ được dùng rất nhiều trong việc chữa trị những bệnh nhẹ hay gần nặng. Ngoài ra còn dùng cây rau bợ giã nhỏ, ép lấy nước uống chữa rắn độc cắn. Bã sau khi ép lấy nước sẽ dùng để đắp lên những phần bị sưng đau. Vì thế mà rau bợ từ trước đến giờ được rất nhiều người sử dụng. Cây vừa chữa bệnh tốt mà lại còn bỏ ra số tiền rất ít.

Hình ảnh cây cỏ bợ

Hình ảnh cây cỏ bợ

Giá cỏ bợ

Giá cỏ bợ trên thị trường ra sao? Đây cũng là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Cây cỏ bợ được cho là thảo dược đang ngày càng nhiều người quan tâm. Vậy cây cỏ bợ có giá trên thị trường là bao nhiêu? Dưới đây là giá bán cỏ bợ mà người dùng có thể tham khảo:

  • Giá cỏ bợ: 150.000 đồng/kg.

Giá bán rau bợ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Giá bán cỏ tần còn phụ thuộc vào thời điểm mà người dùng tìm mua sản phẩm này.

Giá bán cây cỏ bợ

Cỏ bợ

Xem thêm: //kienthuc.net.vn/dinh-duong-thuoc/5-mon-canh-duong-benh-tu-rau-bo-196871.html

Video liên quan

Chủ Đề