Cây ươi trồng bao lâu cho quả

Cây ươi sử dụng quả làm dược liệu trị bệnh. Quả ươi có tính mát, vị ngọt nhẹ giúp tiêu độc, thanh nhiệt, trị táo bón, viêm đau cổ họng, gai cột sống…Vị thuốc này thường được đem ngâm với nước ấm cho nở mềm rồi uống.

  • Tên gọi khác: Cây đười ươi, cây ươi bay, an nam tử, cây bàng đại hải, cây som vang, cây thạch, cây lù noi
  • Tên khoa học: Scaphium lychnophorum 
  • Họ: Trôm – Sterculiaceca
Cây ươi thuộc dạng thân gỗ lớn cho quả có giá trị dược liệu cao

+ Đặc điểm của cây ươi

  • Thân: Cây ươi thuộc dạng thân gỗ, mọc thẳng, chiều cao trung bình khoảng 20 – 25 mét. Đường kính thân cây khoảng 50 – 100 cm, vỏ ngoài màu xám, xù xì, một số chỗ bị bong tróc để lộ ra phần thân gỗ ở trong hơi đỏ. Phía thân trên mang nhiều cành và các nhánh non có lông hoe.
  • Lá: Chủ yếu mọc ở đỉnh cành. Các lá có dạng bầu dục, bên trên có phiến xẻ từ 3 – 5 thùy. Cuống lá dài dài cỡ 10cm.
  • Hoa ươi: Cây ươi bắt đầu ra hoa từ tháng 1 kéo dài cho đến tháng 4. Hoa có kích thước nhỏ, đài hoa có ống dài.
  • Quả: Thuộc dạng quả nang, bắt đầu chín rộ vào tháng 6 và có thể kéo dài cho đến tháng 8. Vỏ ngoài màu đỏ, mặt phía trong màu bạc. Bên trong quả chứa hạt khô. Kích thước hạt tương đương đầu ngón tay của người trưởng thành. Vỏ ngoài hạt màu đen, hơi nhăn. Thông thường cứ sau mỗi chu kỳ 4 năm cây mới cho quả một lần.

+ Phân bố

Cây ươi phân bố rải rác ở các khu rừng rậm nhiệt đới có độ cao dưới 1000 mét. Cây ưa sống ở những nơi có đất dày, ẩm ướt và màu mỡ.

Ở nước ta, loại cây này được tìm thấy nhiều nhất ở Lâm Đồng. Một số tỉnh khác từ miền Trung đổ vào phía Nam như Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa hay Đồng Nai… cũng có cây ươi.

+ Bộ phận dùng

Cây ươi được trồng để lấy gỗ và quả. Trong đó, quả ươi được dùng làm dược liệu chữa bệnh, được xem là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.

+ Thu hái – sơ chế

Quả ươi được thu hoạch lúc chín, thông thường là từ tháng 6 – tháng 8 hàng năm. Quả được đem về phơi khô cả vỏ hoặc tách lấy hạt.

+ Thành phần hóa học

Trong hạt cây ươi chứa một số thành phần hoạt chất như:

  • Tinh bột
  • Đường
  • Bassorin
  • Chất béo
  • Galactose
  • Tanin
  • Chất nhầy
  • Arabinose
  • Chất đắng
  • Pentose

+ Tính vị

Hạt ươi có tính mát, vị hơi ngọt

+ Quy kinh

Thông tin đang chờ cập nhật

+ Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền, hạt ươi có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, kháng khuẩn, nhuận tràng, cầm máu. Chủ trị:

  • Chảy máu cam ở trẻ em
  • Viêm họng
  • Ho đờm
  • Sưng đau cổ họng
  • Mụn nhọt
  • Táo bón
  • Nóng trong người
  • Gai cột sống
Hạt cây ươi là bộ phận được sử dụng làm thuốc chữa bệnh

+ Liều lượng – Cách sử dụng

Mỗi lần uống từ 3 – 5 hạt bằng cách ngâm nở

1. Trị táo bón, khó đi ngoài

Người bị táo bón thường có các biểu hiện như đi cầu dưới 3 lần một tuần, phân khô cứng, phải rặn mạnh mới tống phân ra được, có thể đi ra cả máu. Trường hợp này có thể dùng quả của cây ươi để khắc phục táo bón theo cách sau: Lấy hạt bên trong uống vào mỗi sáng sớm khi chưa ăn bất cứ thứ gì.

2. Trị mụn nhọt ngoài da

Lấy quả ươi khô đem ngâm với nước sôi. Sau đó lấy nước ngâm trộn chung với vài hạt muối ăn làm thuốc đắp trực tiếp lên nốt mụn nhọt. Mỗi ngày thay thuốc 2- 3 lần cho đến khi nốt mụn xẹp hoàn toàn.

3. Bài thuốc điều trị cho các trường hợp bị viêm họng hạt, viêm họng mãn tính

Lấy hạt đười ươi bỏ vào nước ấm ngâm đến khi trương nở. Thêm một ít đường vào dằm ăn. Sử dụng đều đặn trong khoảng 2 tuần liên tục để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng, giúp giọng nói trong trẻo hơn.

4. Chữa ho có nhiều đờm, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cổ họng có biểu hiện sưng đau

Chuẩn bị 2 – 5 quả ươi bỏ vào bát nước nóng cho nở đều. Bóc bỏ lớp vỏ quả bên ngoài, lấy phần thịt và nhân ở trong dằm với đường. Pha thêm ít nước vào chia uống 3 lần trong ngày.

5. Chữa bệnh chảy máu cam cho trẻ em do nóng nhiệt

Dùng 5 quả ươi cho vào chảo sao vàng. Bỏ vào ấm nấu sôi kỹ với 1 lít nước. Lấy nước này cho trẻ uống nhiều lần trong ngày thay thể cho một phần nước lọc có tác dụng cầm máu, làm mát cơ thể.

6. Điều trị bệnh sỏi thận, viên sỏi có kích thước nhỏ

Dùng quả ươi chín rụng tự nhiên đem sao khô kết hợp với chuối hột [thái lát mỏng, sấy khô]. Cứ 4 phần chuối thì dùng 1 phần quả ươi. 

Cả hai tán thành bột mịn, trộn đều với nhau. Mỗi lần sử dụng xúc 2 thìa cà fê bột thuốc pha chung với một cốc nước ấm để uống. Ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối [sau 9 giờ].

7. Giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày nắng nóng

Quả ươi ngâm mềm, bỏ vỏ, thêm vào một ít bột sắn dây, đường phèn và nước ấm vào. Quậy đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn thì uống. Mỗi ngày sử dụng vài lần có tác dụng thanh nhiệt, giảm nóng trong, giải độc cho cơ thể.

8. Chữa trị bệnh gai cột sống [vôi hóa cột sống]

Rửa sạch 5 hạt ươi khô rồi ngâm với 700ml nước sôi. Sau khi hạt nở, bóc bỏ lớp vỏ gân bên ngoài, quậy thêm chút đường vào cho hơi ngòn ngọt và uống hết một lần. Duy trì dùng thuốc một thời gian để cải thiện các triệu chứng do bệnh vôi hóa cột sống gây ra.

Nhìn chung, hạt cây ươi khá lành tính, có độ an toàn cao khi sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Tuy nhiên, việc lạm dụng dược liệu này quá mức có thể gây ra một số phản ứng phụ không tốt như buồn nôn, tăng tiết đờm trắng ở cổ gây kích thích ho. Những biểu hiện bất thường trên sẽ thuyên giảm dần rồi biến mất khi bạn ngưng uống hạt ươi.

Hạt ươi có tính mát nên rất tốt cho các trường hợp bị táo bón, nóng trong. Điều này lại không tốt cho người bị tiêu chảy. Vì vậy, nếu có biểu hiện tiêu lỏng nhiều lần trong ngày thì không nên dùng dược liệu này.

Có thể bạn chưa biết

 

Cây Lớn,Dự án: 098.2468.938
Bán Cây Giống: 0936.30.2525
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
 Xem địa chỉ tại đây



Hôm nay em có mua cây ươi về trồng! Nhưg ko biết trồg bao lâu mới có hạt vây ae? Mong ae em nào biết tư vấn giùm.

Giấc mơ ươi

Những ngày cuối năm 2019, mùa khô Tây Nguyên với gió, những cơn gió lồng lộng thổi trên sườn đồi Đạ PLoa, xã vùng sâu, vùng xa của huyện Đạ Huoai. Anh Nguyễn Phương Triên vừa hì hục lắp đặt hệ thống tưới tự động, vừa lau giọt mồ hôi trên mi mắt: “Vườn ươi nhà mình trồng được 14 năm rồi. Giờ cây đã cao cả chục mét, cho trái được ba năm. Mỗi mùa ươi bay là cả một khung cảnh khó tìm được ở đâu, đẹp lắm cô ạ”.

Đồi ươi của anh Nguyễn Phương Triên

Người đàn ông ấy đã gắn bó cả thanh xuân với những cây lười ươi, loài cây cho những trái ươi nhỏ, nâu, được thị trường dược liệu săn lùng.

Anh Triên kể, sinh năm 1972, anh gắn bó với mảnh đất Đạ PLoa từ khi còn bé. Lúc ấy, Đạ PLoa toàn điều, cây điều chịu được nắng hạn, giúp người Đạ PLoa có cái ăn, cái mặc. Nhưng cây điều chỉ giúp người no bụng chứ không làm giàu được. Năm 2005, anh xuống giống trồng cây măng cụt, loại cây có nguồn gốc đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng măng cụt chỉ chịu đất bằng, còn diện tích đất sườn đồi, măng cụt không chịu được gió lớn. Và khi ấy, cây ươi chợt nảy ra trong đầu anh Triên.

Nơm Trịa, tức núi Trịa, theo ngôn ngữ người K’Ho bản địa vốn là địa bàn của cây ươi, giống cây cho những trái nhỏ, hình bầu dục nâu nâu, được sử dụng làm thuốc và thức uống. Theo nhu cầu của thị trường, mỗi năm vào mùa ươi chín, hàng trăm người vào rừng nhặt hạt ươi. Mới đầu là nhặt hạt ươi bay, hạt rụng quanh gốc ươi già. Sau rồi người đi rừng chặt luôn cây ươi, hạ cây xuống để thu hoạch cho nhanh.

Anh Triên đứng trong đồi ươi

Dần dần, những rừng ươi đông đảo đã mất dần, mất dần, cây ươi non mọc ra không kịp khai thác bởi chu kỳ sống của cây ươi quá dài, từ 10-11 năm mới cho trái. Những vạt ươi lùi tít vào rừng sâu, cảnh ươi bay không còn phổ biến vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa cao nguyên nữa.

Xót xa cho những cánh rừng ươi, lại sẵn vạt đồi chưa trồng cây, anh Triên vào rừng tìm, chọn những gốc ươi già còn sót lại, nhặt hạt về ươm giống. Anh đào hố trên sườn đồi, thả từng cây ươi con, vun đất, tưới tắm với mục tiêu tạo ra một vạt đồi lấp lánh cánh ươi bay. Và, 14 năm đã trôi qua, chàng trai năm nào tóc đã pha sương muối. Anh đã chứng kiến được cảnh ươi bay la đà trên vạt đồi nhà, giữa cao nguyên đầy nắng và gió.

Tha thiết với ươi

Ngắm sườn đồi 1,5 ha với gần 800 cây ươi 14 năm tuổi là một cảnh tượng khó tả. Cây ươi thân thẳng tắp, cao tới 10-12 m, không có cành ngang cành dọc, chỉ có chỏm lá trên ngọn cây. Anh Triên bảo, tới mùa, ươi đậu trên ngọn và không bao giờ rụng. Chỉ tới lúc những cơn mưa đầu tiên rơi xuống, làm mềm đất đai, tấm bao quanh chùm quả mới bung ra, để những hạt ươi bay nhẹ xuống mặt đất. Những hạt nâu nâu ấy gặp đất ẩm, gặp điều kiện thuận lợi sẽ bung chồi, nảy mầm và cả thập kỷ sau sẽ tiếp tục có thêm những lứa ươi bay.

Để thu hoạch ươi kỳ thật không khó. Chọn cây ươi già, làm cây sào dài, móc vào cành và giật khẽ, cả cây ươi sẽ trở mình và nở, bay hết trái. Đặc biệt, ươi bay là bay hết cả cây, không còn trái nào trên cành. Ươi bay, người đứng dưới chỉ việc đi nhặt. Anh bảo, cảnh cả đồi ươi rùng mình, bay phấp phới, thả hàng vạn cây dù nhỏ có cánh bay loay xoay là một trong những cảnh ấn tượng khiến anh tha thiết với đồi ươi. Cây ươi ưa nắng, càng hạn cây càng nhiều hoa, nhiều trái. Những năm mưa nhiều, đồi ươi mất mùa, ít cây cho thu hoạch.

Nhặt hạt ươi mời khách uống thử

Anh kể có năm, anh thu 3 tạ hạt. Với giá ươi Lâm Đồng xấp xỉ 600 ngàn đồng/kg, đồi ươi cho anh 200 triệu đồng. Giá ươi Lâm Đồng tốt hơn hẳn ươi nhập Trung Quốc vì ươi Lâm Đồng tuy nhỏ nhưng chất lượng rất tốt, trái chắc, độ nở đều, đẹp, không sâu mọt.

Để tính đến hiệu quả kinh tế, đồi ươi không thể so với sầu riêng, cây trồng cũng rất thích hợp với đất đồi dốc. Anh Triên bảo, cả đồi ươi không cho thu nhập bằng 70 cây sầu riêng trồng vườn nhà, lại năm được năm thất. Sầu riêng trồng 4 năm đã ra trái, chăm tốt là năm nào cũng được thu hoạch. Còn rừng ươi, anh trồng cả chục năm cây vẫn ngủ yên, không ra hoa, không kết quả. Cũng có lúc anh nản lòng, định chặt quách vườn ươi bán lấy gỗ, đất để trồng sầu riêng, cho thu nhập cao trong tầm tay.

Nhưng bù lại, vườn ươi chịu nắng chịu gió, giúp cho con suối tự nhiên chảy trong vườn được dồi dào nước sạch. Với diện tích khá rộng, vườn ươi như một mảnh rừng độc lập, với nhiều tầng cỏ cây che phủ mặt đất, giữ cho không gian nhà, vườn của gia đình thật đẹp. Đã thành rừng, cây ươi cũng không cần chăm sóc tưới tắm, tạo thành một sinh cảnh độc nhất vô nhị ở đất Đạ PLoa. 

Mỗi mùa ươi bay, ngắm những trái ươi la đà trong gió cũng là một niềm vui không nhỏ. Anh bảo, mình trồng cây kiếm ăn cả đời, trồng và giữ vườn ươi để con cháu còn biết cảnh ươi bay. Để dòng suối nhỏ còn giữ được nguồn nước trong mát. Để giữ lại những hình ảnh đẹp, rằng không chỉ vào rừng sâu mới thấy được rừng ươi. Và hơn hết, anh gắn bó với đồi ươi như dấu tích của những tháng năm tuổi trẻ hăng say, đổ mồ hôi lao động trên những sườn đồi gió lộng.

Diệp Quỳnh [Báo Lâm Đồng]

Video liên quan

Chủ Đề