Chấm văn ở trường quốc tế khác việt nam

Thời điểm này, các địa phương đang tiến hành công đoạn chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông [THPT]. Trong khi những bài thi trắc nghiệm được chấm hoàn toàn trên máy, thì Ngữ văn là môn duy nhất được đo đếm bởi cán bộ chấm thi trên cơ sở đáp án và thang điểm do Bộ GD-ĐT quy định.

Quy trình chấm chặt chẽ, đúng quy chế

Ngay sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, công tác chấm thi tại các địa phương đã được triển khai. Điều kiện cơ sở vật chất đã được chuẩn bị tốt nhất cho việc chấm thi tự luận và trắc nghiệm. Đối với công tác chấm thi các bài thi tự luận, ban làm phách được bố trí tại các vị trí biệt lập theo đúng quy định, bảo mật theo đúng quy chế, an ninh, an toàn. Đối với công tác chấm thi trắc nghiệm các thiết bị máy móc đã được kiểm tra, vận hành thử nghiệm để đảm bảo độ chính xác khi quét các bài thi và tiến hành chấm.

Với bài Ngữ văn, cán bộ chấm thi được quán triệt về quy chế, cùng thảo luận đáp án, hướng dẫn chấm và chấm chung ít nhất 10 bài để rút kinh nghiệm. Sau đó, mỗi bài thi tự luận được 2 cán bộ chấm độc lập tại các phòng riêng biệt. Điểm từng câu và tổng điểm toàn bài chỉ được ghi vào vị trí quy định trên tờ giấy thi sau khi đã thống nhất. Mỗi tổ chấm làm việc tại một phòng/khu vực riêng, có camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ.

Nhiều cán bộ chấm thi nhận định, đáp án, hướng dẫn và phiếu chấm môn Ngữ văn khá chi tiết, bài bản. Tuy nhiên, văn chương vốn dĩ không chỉ có một cách hiểu duy nhất, hoặc câu trả lời theo đáp án định sẵn. Một vấn đề có thể có những cách hiểu khác nhau tùy theo góc nhìn, sự cảm thụ của cá nhân. Đây cũng là lý do đáp án bài thi Ngữ văn của Bộ GD-ĐT theo hướng gợi mở, dành 0,25 điểm [trong bài nghị luận xã hội], 0,5 điểm [bài nghị luận văn học] cho sự sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận, có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ. Do đó, việc chấm thi môn Ngữ văn không chỉ cần làm đúng theo quy trình, quy chế, bám sát đáp án, hướng dẫn chấm đã thống nhất nhưng mà cần linh hoạt, đọc kỹ, đi sâu, phát hiện nâng niu từng ý trong bài làm để ghi nhận góc nhìn riêng của từng thí sinh đòi hỏi người chấm sự công tâm, vững chuyên môn, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao.

Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, giám khảo nên là thầy cô đang dạy lớp 12 để có thể chấm thi đạt hiệu quả cao nhất. Có giáo viên ví von công việc chấm bài thi Ngữ văn như công cuộc “đãi cát tìm vàng”. Người chấm phải có “cái đầu lạnh” và “trái tim ấm” để đãi được “những hạt vàng” trong từng bài làm của thí sinh.

Bảo đảm tính khách quan, công bằng

Để bảo đảm tính khách quan, công bằng, Bộ GD-ĐT còn quy định thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi tự luận được chấm xong lần một hoặc hai theo tiến độ chấm. Lực lượng cán bộ, viên chức từ 76 cơ sở giáo dục đại học và 63 sở GD-ĐT với số lượng 158 người do Bộ GD-ĐT trưng dụng được tổ chức tập huấn đầy đủ, kiểm tra đạt yêu cầu để tham gia đoàn kiểm tra công tác chấm thi tại 63 sở GD-ĐT và Hội đồng thi trong suốt quá trình chấm thi. Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia, Bộ GD-ĐT thực hiện kiểm tra chấm thi ở các Hội đồng thi trong suốt thời gian diễn ra hoạt động này để tăng cường tính nghiêm minh.

Trong buổi làm việc với Hội đồng Chấm thi của hai tỉnh Long An và Tiền Giang ngày 6-7, Đoàn Công tác số 3 của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh làm trưởng đoàn đã đánh giá cao công tác chuẩn bị để thực hiện chấm thi một cách an toàn, nghiêm túc và công bằng.

Thứ trưởng lưu ý, công tác chấm thi phải thận trọng, chuyên nghiệp, phân công rõ nhiệm vụ, rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân. Từng khâu nhỏ nhất của công tác chấm thi phải được quan tâm và thực hiện đúng quy chế, đảm bảo sự công bằng. Đặc biệt, trong khâu làm phách phải đảm bảo về thành phần tham gia làm phách, đảm bảo chuẩn mực, đúng quy trình quy định.

“Những bài thi điểm cao hoặc điểm liệt phải được lưu tâm để điểm thi khi công bố thực sự chính xác, đánh giá kiến thức các em tiếp thu được sau 12 năm học tập ở bậc phổ thông. Điểm thi tốt nghiệp THPT ngoài việc được sử dụng để xét tốt nghiệp cho học sinh còn là căn cứ để đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh.

Chia sẻ về công tác chấm thi, ông Nguyễn Hồng Phúc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Long An cho hay: “Thực hiện chấm chung theo quy định, đảm bảo sự thống nhất cao trong chấm bài của thí sinh. Chúng tôi bố trí chấm kiểm tra từ 6 đến 7% tổng số bài để đảm bảo tiến độ chấm và rà soát lại bài chấm của cán bộ chấm 1 và chấm 2 từ đó có những kiến nghị, điều chỉnh kịp thời, phù hợp đảm bảo quyền lợi thí sinh cao nhất”.

Tỉnh Tiền Giang bố trí 255 cán bộ tham gia công tác chấm thi. Các Sở, ban ngành cũng có sự phối hợp chặt chẽ để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho cả quá trình chấm thi. Ông Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang cho biết: “Kiểm tra quá trình chấm vòng 1, vòng 2 để từ đó điều chỉnh ngay những cán bộ chấm lệch nhau. Chấm đúng theo tiến độ của Bộ GD-ĐT và đảm bảo công bằng cho các thí sinh, không để xảy ra trường hợp có người chấm quá chặt, có người lại chấm lỏng tay”.

Theo kế hoạch của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, kết quả thi sẽ được công bố vào 8 giờ ngày 18-7. Từ ngày 10 đến 30-7, tất cả thí sinh sẽ thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sinh đại học trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Sau đó, thí sinh có 7 ngày, từ ngày 31-7 đến hết ngày 6-8 để nộp lệ phí xét tuyển.

Bài, ảnh: NGUYỄN HẰNG

Hà Nội bắt đầu đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 6

Từ 0 giờ hôm nay, ngày 7-7, TP Hà Nội tổ chức tuyển sinh trực tuyến học sinh lớp 6 vào các trường THCS năm học 2023-2024.

8 giờ sáng 18-7, công bố điểm thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học 2023

Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được công bố vào 8 giờ ngày 18-7. Từ ngày 10 đến 30-7, tất cả thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau đó, thí sinh có 7 ngày để nộp lệ phí xét tuyển [từ 31-7 đến 6-8].

Chủ Đề