Chế độ quân chủ lập hiến là gì lịch sử 8

Tùy từng quốc gia mà chế độ quân chủ lập hiến có sự khác nhau về quyền lực của nhà vua và giới quý tộc, cùng chúng tôi tìm hiểu về chế độ này tại bài viết dưới đây.

Thế nào là chế độ quân chủ lập hiến?

Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò nguyên thủ quốc gia của vua hay nữ hoàng từ thời phong kiến, nhưng nhà vua không có quyền lực tuyệt đối như chế độ quân chủ chuyên chế, mà quyền lực của vua được giới hạn bởi hiến pháp. Tuỳ theo hiến pháp từng nước mà nhà vua sẽ có quyền lực lớn hay nhỏ.

Trong các nhà nước theo chính thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của quốc gia phần thuộc vị quân vương, được coi là quốc trưởng, phần thuộc một cơ quan khác, khi là nghị viện hay hội đồng đại biểu. Cuộc bầu cử có thể là đầu phiếu phổ thông hay hạn chế cho một vài giai cấp quý tộc.

Trong chính thể quân chủ lập hiến, vua hay nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng về quyền lực thì không tuyệt đối như quân chủ chuyên chế, họ đại diện cho truyền thống dòng tộc và sự thống nhất của quốc gia. Tiếng Anh có câu là "nhà vua trị vì nhưng không cai trị". Chế độ quân chủ lập hiến là sự thích ứng của các vương triều đối với làn sóng dân chủ lan rộng trên thế giới sau Cách mạng Pháp. Các vương triều chấp nhận từ bỏ các quyền lực chính trị và tuân thủ hiến pháp để bảo toàn sự tồn tại; giữ lại các tước hiệu, tài sản, lợi ích kinh tế và danh dự hoàng gia.

Các nước theo chế độ quân chủ lập hiến hiện nay

Cho đến nay, các chế độ quân chủ lập hiến bao gồm 31 quốc gia thành viên của thế giới. Phần thứ ba trong số họ nằm ở Tây và Bắc Âu. Khoảng 80% của tất cả các chế độ quân chủ lập hiến trên thế giới hiện nay là nghị viện, và chỉ có bảy - nhị nguyên.

Dưới đây là tất cả các nước với chế độ quân chủ lập hiến [danh sách]. Trong ngoặc khu vực trong đó có nhà nước:

  1. Luxembourg [Tây Âu].
  2. Liechtenstein [Tây Âu].
  3. Công quốc Monaco [Tây Âu].
  4. Vương quốc Anh [Tây Âu].
  5. Hà Lan [Tây Âu].
  6. Bỉ [Tây Âu].
  7. Đan Mạch [Tây Âu].
  8. Na Uy [Tây Âu].
  9. Thụy Điển [Tây Âu].
  10. Tây Ban Nha [Tây Âu].
  11. Andorra [Tây Âu].
  12. Kuwait [Trung Đông].
  13. United Arab Emirates [Trung Đông].
  14. Jordan [Trung Đông].
  15. Nhật Bản [Đông Á].
  16. Campuchia [Đông Nam Á].
  17. Thái Lan [Đông Nam Á].
  18. Bhutan [Đông Nam Á].
  19. Australia [Úc và Châu Đại Dương].
  20. New Zealand [Úc và Châu Đại Dương].
  21. Papua - New Guinea [Úc và Châu Đại Dương].
  22. Tonga [Úc và Châu Đại Dương].
  23. Quần đảo Solomon [Úc và Châu Đại Dương].
  24. Canada [Bắc Mỹ].
  25. Ma-rốc [Bắc Phi].
  26. Lesotho [Nam Phi].
  27. Grenada [Caribbean].
  28. Jamaica [Caribbean].
  29. Saint Lucia [Caribbean].
  30. Saint Kitts và Nevis [Caribbean].
  31. Saint Vincent và Grenadines [Caribbean].

Chế độ quân chủ lập hiến ở Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản là chế độ quân chủ lập hiến, nghĩa là quyền hành Thiên hoàng bị hạn chế và chủ yếu quan hệ với nhiệm vụ nghi lễ, như nhiều nước khác chia thành ba nhánh: lập pháp, hành chính và tư pháp. Chính phủ hoạt động theo chính cương do Hiến pháp Nhật Bản ban hành năm 1947 ấn định.

Ở đây nhà vua chỉ là biểu tượng, thực quyền chủ yếu thuộc quốc hội do đảng phái chiếm đa số ghế lãnh đạo; đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ.

Chế độ quân chủ lập hiến ở Thái Lan

Hiến pháp quy định rằng chủ quyền nhà nước thuộc về người dân, nhà vua sẽ thực hiện quyền hạn của mình thông qua ba nhánh của chính phủ Thái Lan. Theo hiến pháp nhà vua có rất ít quyền lực, và là một biểu tượng của quốc gia.

Chế độ quân chủ lập hiến ở Anh

Chế độ quân chủ Vương quốc Liên hiệp, thường được gọi chế độ quân chủ Anh, là chế độ quân chủ lập hiến của Vương quốc Liên hiệp và Lãnh thổ hải ngoại. Các quân vương còn được gọi là "Vua" và "Nữ vương". Quân vương hiện nay là Quốc vương Charles III, từ ngày 8 tháng 9 năm 2022.

Quân vương và vương thất đảm nhận nhiều nghi thức khác nhau, nghi lễ, ngoại giao và tượng trưng sự tôn kính. Như chế độ quân chủ lập hiến, quân vương có chức năng phi đảng phái, trao tặng huân huy chương và bổ nhiệm Thủ tướng. Quân vương theo truyền thống là Tổng Tư lệnh quân đội Vương thất Anh. Cho dù quyền hành pháp chính thức tối cao của chính phủ Anh nhưng vẫn thường và phải qua đặc quyền của quân vương, quyền hạn này có thể chỉ sử dụng theo định luật ban hành bởi Quốc hội và trên thực tế trong phạm vi của quy ước và chuẩn mực.

Vì sao chế độ cộng hòa ở Anh lại được thay bằng chế độ quân chủ lập hiến?

Chế độ cộng hòa ở Anh được thay thế bằng chế độ quân chủ lập hiến vì:

+ Chế độ cộng hòa được thiết lập nhưng quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản.

+ Nông dân, binh lính không được hưởng quyền lợi gì. Vì vậy họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh.

Hình thức chính thể quân chủ lập hiến

Hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền với quyền lực chỉ có tính chất tượng trưng. Chính thể quân chủ lập hiến là một trong những hình thức nhà nước phổ biến của các nước tư sản và các nước đang phát triển.

Chế độ quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến

Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ chính trị của nhà nước phong kiến thời kỳ trung đại ở Tây Âu nhằm tập trung quyền lực tối cao và không hạn chế vào tay nhà vua, không bị luật pháp ràng buộc. Công cụ chính là bộ máy quan liêu, tòa án, nhà tù, quân đội và cảnh sát. Thường xuyên đàn áp mọi lực lượng đối lập, ngăn chặn mọi quyền tự do dân chủ. Ở Châu Âu, CĐQCCC có từ thế kỷ 15 đến 18. Cách mạng tư sản đã thủ tiêu CĐQCCC thay bằng chế độ quân chủ lập hiến tư sản, thiết kế nhà nước tư sản trên nguyên tác tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong các quốc gia phong kiến phương Đông, CĐQCCC cũng đã tồn tại ở những mức độ khác nhau, hình thành sớm và tan rã muộn hơn so với Tây Âu.

Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua chúa nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do thủ tướng của Đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.

Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại hoặc không hề có tác dụng trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế đã có mặt từ thời cổ đại và phát triển mạnh tại các quốc gia phong kiến phương Đông. Chế độ này thịnh hành ở các nước châu Âu vào thế kỷ XIX.

Chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại coi quân chủ tương đương với thần thánh, quân chủ là hình ảnh của thần thánh ở trần thế, lời của quân chủ là ý muốn của thần thánh vì quân chủ là người duy nhất có thể gặp và nói chuyện với thần thánh. Và dân chúng phải phục tùng quân chủ như phục tùng thần thánh. Ở Ai Cập cổ đại, Pharaoh được coi là hình ảnh của thần Bầu trời Horus trên trần thế. Hình ảnh trên bia đá Bộ luật Hammurabi, vị vua này đang tiếp nhận ý muốn của thần Công lý Shamash,…. Sang thời phong kiến, đặc biệt ở các nước Á Đông, chế độ quân chủ chuyên chế mang tính chất thế tục hơn, tuy nhiên điều không thay đổi là quân chủ vẫn là người nắm giữ quyền lực tối cao nhưng đã phải dùng tới một bộ máy quan liêu phức tạp từ trung ương tới địa phương để cai trị đất nước.

Một ví dụ điển hình về chế độ quân chủ chuyên chế châu Âu là nước Pháp dưới triều vua Louis XIV. Các vua Pháp trước thời Louis XIV đã xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở một mức độ nào đó, nhưng Louis XIV mở rộng hơn hẳn. Vào đầu thế kỷ 18, tất cả những người bảo hoàng và phê bình trên khắp nước Pháp và châu Âu đều coi uy quyền của ông là độc đoán. Chế độ quân chủ chuyên chế của ông cũng được các nước Nga, Phổ và Áo noi theo. Đời vua Pyotr Đại Đế, nhà vua cải cách xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế Nga, nắm quyền kiểm soát Giáo hội nước Nga khi đó. Cùng thời, vua Phổ là Friedrich Wilhelm I tin chắc rằng một Quân vương phải sáng suốt, và phải là vị cha uy quyền chuyên chính của toàn dân. Trong thời đại này, các chế độ quân chủ chuyên chế thường được hỗ trợ bởi một lực lượng Quân đội thường trực, mà vị vua – chiến binh kinh điển là Friedrich II Đại Đế – một vị vua rất lớn trong lịch sử nước Phổ.

Trong thời đại của trào lưu triết học Khai sáng mới mẻ, nền quân chủ chuyên chế Pháp suy yếu trong khi hai nền quân chủ chuyên chế của người Đức là Áo và Phổ thì tiến hành cải cách tiến bộ và chấp nhận lý tưởng Khai sáng, với những ông vua năng động như Joseph II nước Áo và Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Đó gọi là chế độ “quân chủ chuyên chế Khai sáng”, tuy nhiên nó vẫn có hạn chế; đời vua Friedrich II Đại Đế, vị vua anh minh này vẫn trị vì độc đoán, nền quân sự và hành chính Phổ vẫn khắc nghiệt. Ánh sáng của trào lưu triết học đương thời cũng soi sáng cả chế độ quân chủ chuyên chế Tây Ban Nha đương thời.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về nền quân chủ lập hiến vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia, cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Video liên quan

Chủ Đề