Chẻ lạt có nghĩa là gì

Nhiều năm nay, làng Lê Xá nổi tiếng với nghề truyền thống chẻ lạt quanh năm, làm quạt, làm chổi bán đi khắp nơi. Nhưng vào tháng 12 [âm lịch] hàng năm, người dân nơi đây lại tất bật, nhộn nhịp chẻ lạt gói bánh chưng bán đi mọi nơi.

Đến đây vào những ngày giáp Tết Nguyên đán, hai bên lề đường và những con ngõ là những dãy lạt, nan với các loại kích thước khác nhau được phơi ngay ngắn.

Nguyên liệu chẻ lạt là những cây giang, cây nứa rừng, được người dân mua của những lái buôn trên Thái Nguyên. Sau khi mua về, giang, nứa sẽ được ngâm hoặc tưới nước một ngày cho tươi. Sau đó cạo sạch vỏ, chặt gốc, đốt, rồi pha thành những thanh nhỏ đều nhau.

Bà Hoàng Thị Dịu, 65 tuổi, cho biết:  Chẻ lạt phải dùng loại dao nhỏ, dao bài, sắc, lưỡi mỏng. Khi chẻ người chẻ phải kết hợp thuần thục tay, chân và miệng đẻ chẻ [kéo, tuốt]. Trung bình một ngày, một người có thể chẻ được 2 cây nứa, khoảng 1000 chiếc lạt.Tùy từng cây giang, tùy từng người, người kheo tay sẽ chẻ được nhiều hơn và đẹp hơn.

Thời điểm này, nhiều gia đình nơi đây đã chẻ được rất nhiều lạt, sẵn sàng bán đi mọi nơi để phục vụ việc gói các loại bánh ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Lạt dùng gói bánh cũng có nhiều loại với chiều dài khác nhau từ 25cm  80cm. Mỗi bó lạt có khoảng 100 chiếc hoặc 150 chiếc, với giá bán buôn khoảng 10 nghìn đồng/bó và bán lẻ khoảng 20 nghìn đồng/bó.

Chủ Đề