Chè trôi nước không nhân gọi là gì

[Dân trí] - Những viên chè trôi nước tròn vo nổi "lềnh đềnh" trên mặt nồi trông rất thú vị. Đây là một món ăn ngọt ưa thích của người dân miền Tây trong những dịp vui của gia đình hoặc bạn bè, lối xóm.

Với người dân miền Tây, những khi có dịp vui, đặc biệt là ngày thôi nôi của con cái thì món chè trôi nước dường như không thể thiếu. Tùy vào mỗi gia đình mà họ làm số lượng nhiều hay ít, nhưng thường thì cũng khoảng 100 viên chè để chia vui, thiết đãi khách đến nhà.

Món chè trôi nước được người dân ưa chuộng là làm từ bột nếp trắng và nhân đậu xanh. Cách làm chè trôi nước như sau: Đậu xanh được nấu cho chín nhừ rồi bỏ ít hành lá, thịt dừa trộn lẫn vào nhau, sau đó nhồi thành một dạng bột, nêm gia vị là muối, đường [có người chỉ nêm muối] và vò lại thành viên [lớn, nhỏ tùy mỗi người] tạo thành nhân của chè. Còn “vỏ bọc” bên ngoài của viên chè được dùng từ nếp ngâm; Nếp được xay ra thành dạng bột trắng rồi nhồi cho đặc quánh lại vừa đủ mềm để có thể bóp dẹp rồi bỏ nhân đậu xanh vào bên trong, sau đó vo tròn lại thành viên chè “sống”. Nước chè thì được làm từ nước, đường, gừng được nấu sôi lên, sau đó bỏ viên chè “sống” vào chừng 5 phút là thành viên chè chín. Lúc này đã thành món chè trôi nước.

Sở dĩ có tên gọi chè trôi nước là khi viên chè còn bột "sống" bỏ vào trong nồi sẽ chìm xuống đáy, đến khi chè chín sẽ lại nổi lềnh đềnh trên mặt nước trong nồi nên người dân gọi là chè trôi nước. Và thêm một điều đặc biệt là chè trôi nước nấu bằng củi đun được cho là ngon hơn nấu bằng gas hay chất đốt nào khác.

Chè trôi nước ăn khi còn nóng hay nguội đều rất ngon, tùy vào sở thích của mọi người. Nhưng thường người ta hay ăn khi chè trôi nước khi đã nguội, thậm chí được để qua đêm hôm sau thì mới ngon.

Nhân một ngày cuối tháng 5 và một ngày cái xứ “phố núi” chỗ tớ lại nổi gió, tớ lại nổi hứng lải nhải vài dòng và ra đời entry đã hứa hẹn từ rất lâu rồi … Nhiều khi tớ muốn post thật nhiều và post thật nhanh nhưng mà vì cái “mission” ban đầu đặt ra khi làm web này khiến đôi khi tớ có chút chậm trễ không tránh khỏi. Nhưng âu cũng là con đường đã chọn nên tớ sẽ vẫn quyết tâm theo nó thôi ^^ Sống chậm tí cho đời nó thành bình, nhỉ :P

Tự dưng tớ nghĩ tới câu chuyện của bà cô dạy môn Business Research từ hồi tớ học đại học. Hôm đó khi đang dậy cô nhận được một cú điện thoại, và rồi cô biến sắc, xúc động,. Ánh mắt cô đã nói lên tất cả… Có chuyện chẳng lành với ai đó … Cô cố dằn giọng bình tĩnh giảng tiếp nhưng rồi cảm xúc dâng trào… Cô xin lỗi tất cả học sinh, đứng đó, không nói gì như cố níu kéo cái gì đó … Cả lớp im lặng nhìn cô… Rồi cô nói:” Cả lớp có thể nghỉ hôm nay được không? Ai đó có thể chỉ giúp cô đường đi tới … bệnh viện A được không?” … Rồi như đã tìm được cái gì đó để bấu víu, cô kể với cả lớp câu chuyện cuộc đời ngắn gọn mà tới giờ vẫn in trong đầu tớ:” Con người hay thật,. Khi sinh ra mỗi chúng ta là kì vọng của cha mẹ, của gia đình.  Khi chúng ta lớn lên, chúng ta được sống trong sự yêu thương, quan tâm của mọi người: “ Nó đã học lớp 6 rồi cơ à?” “ Năm nay cháu thi trường gì thế?” etc. Tới khi vào đại học, mọi người sẽ hỏi:” Học xong cháu định thế nào?” “ Đã có người yêu chưa?” … Rồi tới khi tốt nghiệp đại học, “Cháu đã đi làm đâu chưa? Lương tháng bao nhiêu? Công việc thế nào?” “Bao giờ định cưới thế ?” … Thế rồi vài năm sau, chẳng cần ai hỏi nhiều, lần lượt chúng bạn và rồi tới phiên mỗi người lên xe hoa, lấy chồng lấy vợ … mở đầu thời kì đi ăn cưới “cháy túi” … Vài năm sau nữa là tới đi ăn thôi nôi đầy tháng của những đứa con vừa mới ra đời… Dịp gì cũng vui và có thời gian để bù khú bạn bè … Rồi đứa thứ nhất ra đời, sẽ tới đứa thứ hai … Rồi lại quay lại chặng đường hỏi thăm nhau xem con cái thế nào … Rồi tới khi các con khôn lớn tới tuổi dựng vợ gả chồng … Chúng ta lại hội họp trong những bữa tiệc cưới của các con … Rồi lại là những bữa tiệc thôi nôi … và cả những đám tang chia xa người thân của các bạn … Rồi xa hơn nữa … Âu cũng là vòng đời cả nhà nhỉ … Cô dừng ở đó và cảm thấy bình tĩnh hơn rất nhiều … Cô nói nên dù ở trong gia đoạn nào của cuộc đời, cả lớp hãy luôn nghĩ đó là vòng đời  và phải học cách chấp nhận nó nhé … Nếu theo vòng đời cô nói thì mình mới ở nửa đầu của cuộc đời,. Vẫn còn cả chặng đường phía trước mà sao nhiều khi đã thấy gian nan, vất vả thế nhỉ … Nhưng dù sao cũng là con đường mình đã chọn và phải biết chấp nhận nó… Mình thì vẫn nghĩ cuộc đời là con đường thẳng nên cứ tiến và sống cuộc đời của mình dù ai nói gì đi chăng nữa thì cuộc đời này vẫn là cuộc đời của mình mà hihi …

Kể luyên thuyên vậy thôi chứ vào chủ đề chính ngay đây ạ. Món ăn tớ giới thiệu cả nhà hôm nay là món chè trôi nước ấm áp cho một ngày gió tới mức đi ra ngoài đường cảm thấy mình sắp bay :D … Sở dĩ như vậy vì mỗi lần trời lành lạnh, ai mà không thèm vị cay nồng của món chè trôi nước này nhỉ… Nhân bánh là đậu xanh nghiền được xào với hành phi thơm, không ngọt mà lại béo … Cắn lớp vỏ mềm bằng bột nếp thơm mùi vừng rồi tới nhân thì mới có thể cảm hết được vị nồng ấm của món chè này … Món này hình như xuất phát là của người Tàu … Người Bắc thì ăn như vậy, còn người miền Nam thì cho thêm chút nước cốt dừa làm nước chè beo béo … Chẹp, nhắc tới tự dưng thấy cuộc đời dù có thế nào thì thỉnh thoảng cũng nên dừng lại để thưởng thức sự ấm áp và ngọt ngào như bát chè trôi nước này … Có người còn bảo người miền Nam hay ăn món chè này vào dịp Tết với mong muốn mọi việc trong năm mới sẽ trôi chảy :D …

Miếng chè trôi nước thật ấm áp

Cả nhà có muốn thử làm không? Ta bắt đầu thôi nhé ;]

1. Nguyên liệu: Mình không có định liệu chính xác cho món chè này vì tùy vào sở thích mỗi người có thể làm khác nhau. Cả nhà có thể thử một lần rồi rút kinh nghiệm nhé ;]

  • Vỏ bánh: bột nếp, nước, muối
  • Nhân bánh: đậu xanh cà vỏ, hành khô, dầu ăn, đường
  • Nước chè: đường nâu [brown sugar]
  • Vừng rang sẵn, gừng, nước cốt dừa [tùy chọn]

2. Cách làm: Làm món này không khó nhưng hơi cầu kì và mất thời gian một chút. Nếu cả đám bạn cùng rủ nhau làm chung thì sẽ rất vui và nhanh đấy ^^

  • Đậu xanh cà vỏ nên chuẩn bị trước: ngâm qua đêm hoặc ngâm 8 tiếng trước khi làm bánh
  • Vỏ bánh: trộn bột nếp với nước theo tỉ lệ 1 bột: 1 nước [cho một chút muối để vỏ bánh có vị]. Trộn đều tay tới khi bột không dính tay là được. Sau đó đậy bột bằng giấy plastic wrap rồi để ủ bột khoảng 1-2 tiếng để bột nghỉ.

Trộn bột, và để bột nghỉ trước khi nặn bánh

  • Trong lúc đó, ta bắt đầu làm nhân bánh. Đậu xanh đã ngâm nở, đãi sạch cho vào hấp hoặc nấu nước xâm xấp cho chín là được. Lưu ý nếu nấu thì nên cho ít nước và thường xuyên theo dõi, không đậu xanh rất dễ bị nát. Sau đó, cho đậu xanh còn nóng vào máy xay hoặc dùng thìa nghiền nát [có thể dùng cối giã nát].

Đậu xanh hấp chín rồi xay nghiền nát

  • Tiếp theo, ta chuẩn bị chảo, phi hành thơm lên rồi cho đậu xanh vào xào cùng. Nêm thêm vài thìa đường [tùy độ ngọt cả nhà muốn nhưng tớ thường không nêm ngọt quá mà chỉ cho có vị]. Đảo đều, xào cho đậu xanh ngấm gia vị là được, rồi chuyển đậu xanh ra một cái bát và chuẩn bị nặn nhân.

Xào nhân đậu xanh với hành phi, đường

  • Nặn nhân đậu xanh thành những viên nhỏ. Dùng lòng bàn tay vo lại thành viên tròn. Lưu ý là làm lúc nhân đậu xanh còn ấm để dễ nặn và thành viên chắc .

Cách nặn nhân bánh chè trôi nước

  • Bắc lên bếp một nồi nước và đun sôi. Trong lúc đó, bắt đầu lấy vỏ bánh ra nặn cùng nhân. Lưu ý là miếng bột không nên để to quá thì khi ăn sẽ không thấy nhân bánh, cũng không nhỏ quá thì có thể không bao hết được vỏ bánh. Cả nhà nên nặn bột dẹt ra rồi đặt nhân bánh vào và ước lượng để đảm bảo bột bao quanh nhân vừa phải. Khi dùng lòng bàn tay vo viên bánh cho tròn nhớ làm nhẹ nhàng không để nhân bên trong bị vỡ ra trước khi cho vào nồi luộc.

Cách nặn vỏ và nhân bánh chè trôi nước

  • Nặn bánh tới đâu cho vào nồi nước sôi luộc tới đó. Về cách luộc cũng giống với cách làm bánh trôi hay bánh chay. Bánh chín khi bánh nổi lên và vớt ra ngoài để vào một bát nước lạnh cho nguội rồi vớt ra để vào một cái đĩa. Tớ thường rắc vừng luôn vào từng cái bánh một lúc này để đảm bảo miếng nào cũng có vừng cho thơm^^

Cách luộc bánh chè trôi nước

  • Cuối cùng là dùng chính nồi nước lúc nãy luộc bánh để đun thành nước đường và chan vào chè. Cho đường nâu thì sẽ thơm và tạo màu đẹp hơn. Sau đó thái gừng thành sợi chỉ rồi cho vào nồi đun sôi một lúc cho thật thơm. Nêm nếm độ ngọt vừa ăn là tắt bếp rồi cho lại bánh vào nồi nước.

Nấu nươc chè trôi nước

Nào, mời cả nhà thưởng thức hơi ấm của món chè trôi nước này nhé. Ai thích thì thắng nước dừa rồi cho lên trước khi ăn nhé ^^ Tớ thì cóng còng cong với cái nhiệt độ 6 độ C này rồi … Mãi mà chẳng ấm lên cho tớ gieo trồng cho kịp thời vụ gì cả : ]] …

Chè trôi nước – Ấm nồng hương vị cuộc sống

Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ ;] và nhớ: Live your life!

bánh trôibánh trôi nướcbanh troi tau nongbột nếpchè trôi nướccuộc sốngđậu xanh cà vỏglutinous flourmung bean

Chủ Đề