Chỉ huy tham mưu là gì

[Bqp.vn] - Bộ Tổng tham mưu là cơ quan chỉ huy, điều hành Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quốc phòng. Bộ Tổng tham mưu tổ chức, chỉ đạo sự phát triển của quân đội và dân quân tự vệ đồng thời chỉ huy các hoạt động quân sự.


Bộ Tổng tham mưu có Tổng Tham mưu trưởng, các Phó Tổng Tham mưu trưởng, các cục chức năng về tác chiến, huấn luyện, quân lực, dân quân tự vệ, nhà trường quân đội... Tổng Tham mưu trưởng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là người thay thế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều hành các hoạt động của Bộ Quốc phòng khi Bộ trưởng vắng mặt. Tổng Tham mưu trưởng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu xây dựng chiến lược quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch phòng thủ đất nước, chủ trì phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện các quy định pháp luật về quốc phòng, kiểm tra đôn đốc các đơn vị quân đội chấp hành pháp luật của Nhà nước, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ngày truyền thống: 7/9/1945

Truyền thống vẻ vang:

"TRUNG THÀNH, MƯU LƯỢC, TẬN TỤY, SÁNG TẠO, ĐOÀN KẾT, HIỆP ĐỒNG, QUYẾT CHIẾN, QUYẾT THẮNG”

Phần thưởng cao quý:

- Huân chương Sao vàng;

- 02 Huân chương Hồ Chí Minh...

Nếu như bạn có niềm đam mê được làm việc trong môi trường Quân đội, đồng thời bạn cũng học tốt các môn khoa học tự nhiên thì ngành Chỉ huy tham mưu lục quân chính là một lựa chọn tốt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về ngành này, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về ngành trước khi tham gia ứng tuyển nhé!

Ngành Chỉ huy tham mưu lục quân rất đáng để các bạn trẻ thử sức

1. Ngành Chỉ huy tham mưu lục quân là gì?

Đây là ngành chuyên đào tạo ra các quân nhân, chiến sĩ có đủ tiêu chuẩn để trở thành Sĩ quan Chỉ huy tham mưu lục quân cấp phân đội. Đây là những người có bản lĩnh chính trị rất vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đại học và năng lực làm chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và đào tạo bộ đội. 

Chức vụ ban đầu của những cử nhân tốt nghiệp ngành Chỉ huy tham mưu lục quân là trung đội trưởng, sau đó sẽ phát triển lên làm đại đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương. Về lâu dài, sẽ có tiềm năng phát triển rất tốt.

2. Cơ hội việc làm của ngành Chỉ huy tham mưu lục quân là gì?

Cơ hội việc làm của ngành rất ổn định

Sau khi tốt nghiệp ngành Chỉ huy tham mưu lục quân, tùy vào năng lực mà bạn sẽ được phân công đi công tác tại một đơn vị phù hợp. Chẳng hạn như làm trung đội trưởng ở các đơn vị Quân đội, làm quản lý trung đội hoặc quản lý ngành chỉ huy tham mưu, hoặc làm việc ở các đơn vị cấp huyện, xã… Các đơn vị này đều thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Có thể thấy, cơ hội việc làm của ngành này rất ổn định và học viên sẽ có việc ngay sau khi tốt nghiệp nên sẽ không phải lo lắng bị “thất nghiệp”.

3. Mức lương của ngành Chỉ huy tham mưu lục quân là bao nhiêu?

Mức lương của ngành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như kinh nghiệm làm việc, chiến công, cấp bậc, vi phạm kỷ luật,… Tuy nhiên, mức lương đối với các chiến sĩ mới tốt nghiệp thường là 7 triệu đồng/tháng, và sẽ tăng dần khi được thăng cấp. 

Ngoài lương, các chiến sĩ theo ngành cũng nhận được rất nhiều chế độ đãi ngộ khác như:

-Tăng lương định kỳ.

-Khám sức khỏe định kỳ.

-Được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

-Có nhiều cơ hội thăng tiến.

-Được tham gia BHYT và BHXH theo quy định của pháp luật.

-Được phụ cấp ăn trưa và phụ cấp xăng xe.

-Được nghỉ phép 12 ngày trong năm.

4. Các tố chất và phẩm chất cần có để học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân

Tiêu chuẩn để theo ngành này rất hà khắc, đòi hỏi người theo học cần có rất nhiều tố chất và phẩm chất quan trọng. Sau đây là một số tố chất cần thiết, bạn có thể tham khảo:

-Bạn phải có tính kỷ luật cao, tác phong đứng đắn, phẩm chất đạo đức tốt.

-Bạn phải có tinh thần yêu nước, có trí phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, ưu tiên lợi ích của nhân dân, của đất nước lên hàng đầu.

-Bạn phải trung thành với Đảng, với cơ chế xã hội chủ nghĩa, có chủ kiến, không đi theo các thế lực chống phá lại Đảng và Nhà nước.

-Thị lực tốt, không được mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị,… 

-Bạn phải có sức khỏe, chiều cao và cân nặng theo đúng quy định của ngành.

-Có tinh thần luôn sẵn sàng đi công tác bất kể thời điểm nào khi có lệnh gọi.

-Bạn cũng phải có khả năng chịu được áp lực công việc cao.

5. Danh sách các trường đại học đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay ở Việt Nam chỉ có duy nhất 2 trường đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân, một trường ở phía Bắc và một trường ở phía Nam. Điều này tạo điều kiện hơn cho các bạn muốn theo ngành và chọn được trường học phù hợp với nơi mình sinh sống. Đó là các trường sau:

Trường miền Bắc: Trường Sĩ Quan Lục Quân 1 – Đại học Trần Quốc Tuấn

Trường miền Nam: Trường Sĩ Quan Lục Quân 2 – Đại học Nguyễn Huệ

Vậy là bài viết “Review ngành Chỉ huy tham mưu lục quân: Ra trường là có việc” đã cung cấp cho bạn các thông tin tổng quan cần thiết về ngành Chỉ huy tham mưu lục quân. Mặc dù tiêu chuẩn của ngành rất khắt khe nhưng đáng để theo học.

Dịch vụ tư vấn chọn ngành – chọn trường VIP 1:1
Vậy làm sao để biết mình có phù hợp với ngành Chỉ huy tham mưu lục quân hay không? Câu trả lời sẽ có ngay tại bài test MBTI giúp các em giải mã chính bản thân mình. Dựa trên cơ sở đó, các em sẽ được định hướng ngành nghề qua buổi trò chuyện cùng chuyên gia hàng đầu tại HỌC MÃI, đừng ngại ngần mà bỏ lỡ cơ hội đáng quý này tại: //bit.ly/tuvan11_cgvukhacngoc_huongt5

Bộ Tham mưu là cơ quan chỉ huy cấp chiến dịch và tương đương trong lực lượng vũ trang của nhiều Quốc gia trên thế giới. Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tham mưu là cơ quan tham mưu được biên chế, tổ chức thuộc các Quân khu từ năm 1957, sau đó biên chế, tổ chức ở Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương.[1][2][3][4][5][6][7]

Mục lục

  • 1 Chức năng
  • 2 Nhiệm vụ
  • 3 Tổ chức chung
    • 3.1 Tổ chức Đảng
    • 3.2 Tổ chức chính quyền
      • 3.2.1 Lãnh đạo chỉ huy
      • 3.2.2 Các cơ quan chức năng
      • 3.2.3 Các đơn vị cơ sở
  • 4 Hệ thống cơ quan tham mưu
  • 5 Tổ chức cụ thể
    • 5.1 Bộ Tham mưu thuộc Quân khu
    • 5.2 Bộ Tham mưu thuộc Quân chủng
    • 5.3 Bộ Tham mưu thuộc Tổng cục
    • 5.4 Bộ Tham mưu thuộc Quân đoàn
    • 5.5 Bộ Tham mưu thuộc Binh chủng
  • 6 Xem thêm
  • 7 Chú thích

Chức năngSửa đổi

Bộ Tham mưu có chức năng giúp Đảng ủy và Bộ Tư lệnh hoặc thủ trưởng cấp mình quản lý, chỉ huy tác chiến, tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; là trung tâm hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong các hoạt động quân sự, quốc phòng đồng thời là cơ quan nghiệp vụ cấp trên của phòng [ban] tham mưu đơn vị cấp dưới trực thuộc.

Nhiệm vụSửa đổi

Nhiệm vụ của Bộ Tham mưu tùy theo biên chế, tổ chức theo các cấp trực thuộc ở Quân khu, Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương cụ thểː

  • Tham mưu lĩnh vực quân sự
  • Tham mưu lĩnh vực kỹ thuật
  • Tham mưu lĩnh vực hậu cần
  • Tham mưu lĩnh vực tình báo
  • Tham mưu lĩnh vực hải quân
  • Tham mưu lĩnh vực không quân
  • Tham mưu lĩnh vực đặc chủng [pháo binh, đặc công, công bình, hóa học, tăng thiết giáp, thông tin]
  • Tham mưu lĩnh vực đào tạo quân sự quốc phòng

Tổ chức chungSửa đổi

Tổ chức ĐảngSửa đổi

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội. Tổ chức Đảng bộ như sau:

  • Đảng bộ Quân khu, Quân đoàn và tương đương là cao nhất.
  • Đảng bộ Bộ Tham mưu thuộc Đảng bộ Quân khu, Quân đoàn và tương đương
  • Đảng bộ các đơn vị trực thuộc Bộ Tham mưu [tương đương cấp Tiểu đoàn và Trung đoàn]
  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở [tương đương cấp Đại đội]

Ban Thường vụ của Bộ Tham mưu gồmː

  • Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưuː Thường là một Phó Tham mưu trưởng đảm nhiệm
  • Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưuː Thường là Tham mưu trưởng đảm nhiệm.
  • Ủy viên Thường vụ Bộ Tham mưuː Thường là các Phó Tham mưu trưởng còn lại.

Tổ chức chính quyềnSửa đổi

Lãnh đạo chỉ huySửa đổi

  • Tham mưu trưởngː 01 người, thường là Phó Tư lệnh Quân khu, Quân đoàn... kiêm nhiệm. Trần quân hàm Đại tá hoặc Thiếu tướng
  • Phó Tham mưu trưởng là Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưuː 01 người. Trần quân hàm Đại tá hoặc Thiếu tướng.
  • Phó Tham mưu trưởngː từ 3-4 người. Trần quân hàm Đại tá.

Các cơ quan chức năngSửa đổi

  1. Phòng Chính trị
  2. Phòng Kỹ thuật
  3. Phòng Hậu cần
  4. Phòng Tác chiến
  5. Phòng Quân lực
  6. Phòng Quân huấn
  7. Phòng Thông tin
  8. Phòng Cơ yếu
  9. Phòng Cứu hộ
  10. Phòng Biên phòng
  11. Phòng Dân quân Tự vệ
  12. Phòng Công binh
  13. Phòng Tác chiến điện tử
  14. Phòng Trinh sát
  15. Phòng Quân báo
  16. Phòng Hóa học
  17. Phòng Tăng Thiết giáp
  18. Phòng Pháo binh
  19. Phòng Phòng không
  20. Phòng Trinh sát
  21. Ban Tài chính
  22. Ban Công nghệ thông tin
  23. Ban Bản đồ

Các đơn vị cơ sởSửa đổi

  1. Tiểu đoàn Đặc công
  2. Tiểu đoàn Hóa học
  3. Tiểu đoàn Trinh sát
  4. Tiểu đoàn Pháo binh
  5. Tiểu đoàn Công binh
  6. Tiểu đoàn Cảnh vệ
  7. Trung tâm
  8. Các Cụm điệp báo

Hệ thống cơ quan tham mưuSửa đổi

  • Bộ Tổng Tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Bộ tham mưu thuộc các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Học viện Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, và tương đương.
  • Phòng tham mưu thuộc các Sư đoàn, Lữ đoàn, Vùng Cảnh sát biển, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.
  • Ban tham mưu thuộc các Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã và tương đương.

Tổ chức cụ thểSửa đổi

Bộ Tham mưu thuộc Quân khuSửa đổi

  • Bộ Tham mưu Quân khu 1
  • Bộ Tham mưu Quân khu 2
  • Bộ Tham mưu Quân khu 3
  • Bộ Tham mưu Quân khu 4
  • Bộ Tham mưu Quân khu 5
  • Bộ Tham mưu Quân khu 7
  • Bộ Tham mưu Quân khu 9
  • Bộ Tham mưu Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Bộ Tham mưu thuộc Quân chủngSửa đổi

  • Bộ Tham mưu Quân chủng Hải quân
  • Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không-Không quân
  • Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng
  • Bộ Tham mưu Cảnh sát biển

Bộ Tham mưu thuộc Tổng cụcSửa đổi

  • Bộ Tham mưu Tổng cục Kỹ thuật
  • Bộ Tham mưu Tổng cục Hậu cần
  • Bộ Tham mưu Tổng cục Tình báo
  • Bộ Tham mưu Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Bộ Tham mưu thuộc Quân đoànSửa đổi

  • Bộ Tham mưu Quân đoàn 1
  • Bộ Tham mưu Quân đoàn 2
  • Bộ Tham mưu Quân đoàn 3
  • Bộ Tham mưu Quân đoàn 4

Bộ Tham mưu thuộc Binh chủngSửa đổi

  • Bộ Tham mưu Binh chủng Pháo binh
  • Bộ Tham mưu Binh chủng Đặc công
  • Bộ Tham mưu Binh chủng Công binh
  • Bộ Tham mưu Binh chủng Hóa học
  • Bộ Tham mưu Binh chủng Tăng Thiết giáp
  • Bộ Tham mưu Binh chủng Thông tin liên lạc

Xem thêmSửa đổi

  • Bộ Tham mưu [Quân đội nhân dân Việt Nam]
  • Cục Chính trị [Quân đội nhân dân Việt Nam]
  • Cục Hậu cần [Quân đội nhân dân Việt Nam]
  • Cục Kỹ thuật [Quân đội nhân dân Việt Nam]
  • Bộ Tổng Tham mưu
  • Tổng cục Chính trị
  • Tổng cục Hậu cần
  • Tổng cục Kỹ thuật
  • Quân khu Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Quân đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam năm 2004, NXB Quân đội nhân dân Việt Nam. Trang 100”.
  2. ^ Điều lệ công tác tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam
  3. ^ “Xây dựng Bộ Tham mưu Hải quân vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”.
  4. ^ “Lịch sử Bộ Tham mưu Hải quân”.
  5. ^ “Chuẩn hóa quy trình công tác tham mưu, tiên phong trong xây dựng, tổ chức lực lượng BĐBP”.
  6. ^ “Ban hành Điều lệ công tác tham mưu tác chiến dân quân tự vệ”.
  7. ^ “Xây dựng Bộ Tham mưu Tổng cục Kỹ thuật ngang tầm nhiệm vụ”.

Video liên quan

Chủ Đề