Chi phí đảm bảo giao thông tính như thế nào

  • Hỏi: Kính gửi: Bộ Tài Chính! Tôi xin hỏi chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ được bổ nhiệm chức vụ trong các Ban quản lý dự án thì được hưởng phụ cấp chức vujh theo quy định nào? Hiện nay, UBND tỉnh Nghệ An thành lập Ban quản lý dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính choongns chịu ven biển [Gọi tắt dự án FMCR] Nghệ An [Quyết đinh 2321/QĐ-UBND tỉnh ngày ngày 31/5/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Ban QLDA Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển [FMCR] tỉnh Nghệ An] và UBND tỉnh quyết định cử 1 cán bộ viên chức thuộc biên chế Chi cục Phát triển nông thôn biệt phái và giữ chức vụ Giám đốc dự án [chuyên trách] và 01 cán bộ hợp đồng thu hút làm Phó giám đốc dự án [chuyên trách]. Theo Thông tư 72/2019/TT-BTC ngày 17/7/2017 và Thông tư 06/2019/TT-BTC [tại điểm a Khoản 5 Điều 1] quy định phụ cấp thực hiện theo NGhị đinh 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, theo Thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 8/12/2021 của Bộ Tài chính không quy định cụ thể phụ cấp chức vụ lãnh đạo cho các Ban quản lý dự án [Bãi bỏ Thông tư 72/2017/TT-BTC; TT 06/2019/TT-BTC ] nên cơ sở đang rất lúng túng không biết áp dụng văn bản nào? Vậy xin hỏi Bộ Tài chính các cán bộ được cử làm Giám đốc, Phó Giám đốc Ban QL dự án trên thì được hưởng phụ cấp lãnh đạo được áp dụng theo văn bản nào? Kính đề nghị và mong mỏi Bộ Tài chính sớm cho biết cụ thể để đơn vị thực hiện. Trân trọng: Phan Quang Tiến 07/09/2022
  • Hỏi: Viện khoa học thuỷ lợi Miền Nam có dự án đầu tư xây dựng cơ sở làm việc và nghiên cứu được Bộ NN & PTNT phê duyệt, Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam là chủ đàu tư và có trách nhiêm,thành lập Ban quản lý dự án để quản lý dự án, như vậy Ban quản lý bên tôi là ban kiêm nhiệm. ngày 08 tháng 12 năm 2021 Bộ tài chính ban hành thông tư 108/2021/TT-BTC có hiêu lực ngày 24/01/2022 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công, trong thông tư này không đề cập đên vấn đề chi phụ cấp kiêm nhiệm cho các thành viên trong Ban QL dự án, như vây thù lao cho các thành viên trong Ban quản lý sẽ được chi như thế nào, kính mong Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện, xin chân thành cảm ơn! 25/08/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, tôi có câu hỏi, mong được Bộ và cơ quan ban hành liên quan giải đáp. Theo như tôi Công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành là một quá trình, từ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ đến trình cơ quan có thẩm quyền quyết toán dự án hoàn thành ra quyết định phê duyệt dự án hoàn thành và thực hiện thu, chi từ nguồn thu phí thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành . Ngày 20/02/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 10/2020/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước có hiệu lực từ ngày 10/4/2020; trong đó: + Tại Khoản 1 Điều 20 quy định về chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán. + Tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 quy định về nội dung chi cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán như sau: “2. Quản lý, sử dụng chi phí , phê duyệt quyết toán: b] Nội dung chi cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán gồm: – Chi hỗ trợ trực tiếp cho công tác thẩm tra quyết toán, phê duyệt quyết toán." Vậy xin hỏi với nội dung chi là hỗ trợ trực tiếp công tác thẩm tra quyết toán thì chỉ người thực hiện trình phê duyệt quyết toán mới được nhận thù lao, còn những người liên quan như văn thư tiếp nhận hồ sơ, cán bộ hỗ trợ kiểm tra hồ sơ, kế toán thực hiện nghiệp vụ quản lý thu chi từ nguồn thu phí thẩm tra quyết toán có được nhận thù lao hay không? 11/08/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính. Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên thực hiện thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành dự án đầu tư xây dựng trường học có tổng giá trị đề nghị quyết toán là 20 tỷ, trong đó chi phí GPMB là 13 tỷ đồng; chi phí xây dựng 6 tỷ đồng; chi phí tư vấn, chi phí khác và chi phí dự phòng là 1 tỷ đồng. Phần chi phí GPMB là do Hội đồng GPMB của huyện [nơi xây dựng dự án] thực hiện và chi phí GPMB không được tách thành hạng mục độc lập, mà nằm trong tổng mức đầu tư của cả dự án. Phương án bồi thường GPMB do Chủ tịch UBND huyện phê duyệt. Khi thực hiện quyết toán dự án hoàn thành, chủ đầu tư nộp toàn bộ hồ sơ quyết toán đến Sở Tài chính đề nghị quyết toán cả dự án trong đó có cả chi phí GPMB. Như vậy, Sở Tài chính đề nghị Bộ Tài chính giải đáp các câu hỏi như sau: 1. Chi phí GPMB trong trường hợp nêu trên có phải do Hội đồng GPMB của huyện thực hiện làm báo cáo quyết toán và trình Chủ tịch UBND huyện ra quyết định phê duyệt toán hay không? 2. Trường hợp Hội đồng GPMB của huyện không thực hiện làm báo cáo quyết toán để quyết toán phần chi phí GPMB, chủ đầu tư đã gửi hồ sơ quyết toán đến Sở Tài chính đề nghị quyết toán toàn bộ dự án, Sở Tài chính có được thực hiện thẩm tra phần chi phí GPMB này không, hay phải có văn bản yêu cầu thực hiện quyết toán riêng phần chi phí GPMB với huyện trước rồi gửi quyết định phê duyệt quyết toán chi phí GPMB này cho Sở Tài chính? 3. Trong trường hợp cơ quan thẩm tra của UBND huyện thực hiện quyết toán riêng chi phí GPMB thì phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán chi phí GPMB được tính bằng 50% mức tính đối với 13 tỷ có đúng hay không? Sau khi có quyết định phê duyệt phê duyệt quyết toán của Chủ tịch UBND huyện gửi đến Sở Tài chính, khi Sở Tài chính thực hiện thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành, phí thẩm tra phê duyệt quyết toán được tính bằng 50% mức tính đối với 20 tỷ có đúng hay không? Nếu không thì phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được tính như thế nào? 4. Trong trường hợp UBND huyện không thực hiện quyết toán chi phí GPMB nêu trên, Sở Tài chính thực hiện quyết toán toàn bộ các chi phí của dự án [bao gồm cả chi phí GPMB], thì chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán chi phí của cả dự án được tính theo cách nào dưới đây: a. Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với tổng giá trị đề nghị quyết toán 20 tỷ nhân với 50%. b. Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với chi phí GPMB [13 tỷ] cộng với định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với các chi phí còn lại [7 tỷ]. Trường hợp 2 cách tính trên không đúng, Sở Tài chính đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn cách tính đúng. Sở Tài chính đề nghị Bộ Tài chính giải đáp và hướng dẫn thực hiện. Trân trọng cảm ơn./. 02/08/2022
  • Hỏi: Thưa bộ tài chính. Tôi xin hỏi theo nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của BTC về quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư thì chi phí Kiểm toán độc lập được xác định bằng tổng mức đầu tư hoặc giá trị cần thuê kiểm toán nhân [x] với tỷ lệ định mức được xác định hoặc tính nội suy theo quy định tại điểm a,b khoản 1 điều 46 của Nghị định 99/2021/NĐ-CP và cộng với thuế GTGT. Vậy xin hỏi là tổng mức đầu tư hoặc chi phí cần thuê kiểm toán đó có phải loại trừ chi phí dự phòng hay không và có phải loại trừ thuế GTGT khi đưa vào tính chi phí Kiểm toán hay không ạ? Vấn đề này tôi thấy chưa rõ và thực hiện chưa đồng nhất giữa các Chủ đầu tư. Rất mong được sự hướng dẫn của Bộ tài chính. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 02/08/2022
  • Hỏi: Tôi ở Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và tái định cư huyện Mai Sơn tôi xin hỏi: Khi sử dụng chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh và trượt giá cho hợp đồng thi công xây dựng.khi quyết toán vốn dự án hoàn thành ở phụ lục 04 [Ban hành kèm theo Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính] hợp đồng thi công xây dựng của dự án đang sử dụng cả chi phí dự phòng vậy .chủ đầu tư có cần điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về việc sử dụng chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh và trượt giá để làm căn cứ xác định chi phí xây dựng không hay chỉ cần căn cứ vào quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và quyết định phê duyệt dự toán giá gói thầu để làm căn cứ xác định chi phí thực hiện và quyết toán. [ở đây khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán giá gói thầu và hợp đồng xây dựng đã bao gồm vả chi phí dự phòng] Kính mong Bộ Tài chính hướng dẫn tôi. Xin chân thành cảm ơn. 02/08/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, Tôi có câu hỏi mong quý Bộ giải đáp thắc mắc: trong mục b khoản 6 điều 3 Thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 quy định "Đối với chủ đầu tư, BQLDA trực tiếp quản lý từ 02 dự án trở lên: Khi từng dự án được giao quản lý hoàn thành, chi phí quản lý dự án được quyết toán là tổng hợp các giá trị quyết toán chi quản lý dự án phân bổ hằng năm đã được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt [nếu có] của từng dự án", nếu xảy ra trường hợp tổng hợp các giá trị quyết toán chi phí QLDA ít hơn giá trị được duyệt [hoặc điều chỉnh] trong tổng mức đầu tư thì phần chênh lệch đó bị cắt đi hay được tính vào kinh phí chuyển tiếp sang năm sau?Kính mong Bộ Tài chính giải đáp thắc mắc về nội dung này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 02/08/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ tài chính, Đơn vị tôi là Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005, được UBND tỉnh giao nhiệm vụ là chủ đầu tư kiêm điều hành dự án một số dự án XDCB. Mỗi dự án Sở đều có thành lập một BQLDA [sử dụng con dấu của Sở, gồm các công chức làm kiêm nhiệm] để quản lý dự án.Trước đây, Sở có phát sinh nguồn thu từ chi phí quản lý dự án các công trình và thực hiện thu chi QLDA theo Thông tư 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 và Thông tư 06/2019/TT-BTC ngày 28/1/2019. Đến nay, Thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 8/12/2021 quy định về quản lý, sử dụng các nguồn thu hoạt động tư vấn, QLDA của chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công có hiệu lực từ ngày 24/01/2022, bãi bỏ Thông tư 72/2017/TT_BTC ngày 17/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tại Điều 3 Thông tư quy định: Chủ đầu tư, BQLDA do chủ đầu tư thành lập thì thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư. Như vậy, với trường hợp Đơn vị tôi, thì có được chi phụ cấp kiêm nhiệm hoặc tiền làm thêm giờ cho các thành viên BQLDA không? Đơn vị tôi có được xây dựng quy chế chi tiêu và quy định mức chi hỗ trợ % cho các công chức kiêm nhiêm được không ạ? Mong Bộ Tài chính sớm trả lời, để Đơn vị thực hiện. Trân trọng! 13/07/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài Chính, tôi đang công tác tại BQL các dự án ĐT-XD huyện.Tôi có câu hỏi mong quý Bộ giải đáp thắc mắc giúp tôi : Đơn vị tôi hiện nay thực hiện theo thông tư Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài Chính Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trước kia khi thực hiện theo thông tư Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 ; Thông tư số 06/2019/TT-BTC 28/01/2019 : Sửa đổi bổ sung điều 20; bổ sung khoản 6 như sau: “ “6. Tạm trích Quỹ để chi: a] Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi: Căn cứ dự toán thu, chi của năm, BQLDA tạm tính chi khen thưởng và các hoạt động phúc lợi tập thể trong năm được thực hiện theo điều kiện cụ thể của từng chủ đầu tư, BQLDA và Quy chế chi tiêu nội bộ. Mức tạm tính không quá 2 tháng tiền lương, tiền công bình quân theo bảng tính lương dự toán trong năm. b] Đối với Quỹ bổ sung thu nhập: Căn cứ dự toán thu, chi của năm; kết quả hoạt động tài chính quý trước [đối với quý đầu tiên của năm kế hoạch, BQLDA căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính quý IV năm trước liền kề], nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, BQLDA tự xác định chênh lệch nguồn thu được sử dụng, chi thường xuyên, thực hiện tạm trích Quỹ bổ sung thu nhập hàng quý [tối đa không vượt quá 70% số chênh lệch nguồn thu được sử dụng lớn hơn chi thường xuyên BQLDA xác định được theo quý] để tạm chi thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định hiện hành và quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.” Khi thực hiện theo Căn cứ Thông tư số 108/2021/TT-BTC 08/12/2021 thì phần trích lập quỹ không có hướng dẫn mà thực hiện theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP 21/6/2021; Theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP 21/6/2021 thì đối với nhóm 1 và nhóm 2 theo Điều 14. Phân phối kết quả tài chính trong năm 1. Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ [nếu có], đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo thứ tự như sau: a] Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25%; b] Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập áp dụng trong trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này: Đơn vị nhóm 1 được tự quyết định mức trích [không khống chế mức trích]; đơn vị nhóm 2 trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; c] Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Tổng hai quỹ tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị; d] Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành; đ] Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại [nếu có] sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Nhưng trong Nghị định 60/2021/NĐ-CP không có hướng dẫn đơn vị nhóm 1 và nhóm 2 được tạm trích quỹ để chi thu nhập tăng thêm 3 tháng hoặc 6 tháng Vậy xin hỏi Quý Bộ khi đơn vị thực hiện theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì đơn vị tôi có được tạm trích quỹ hàng quý 3 tháng hoặc 6 tháng để tạm chi thu nhập tăng thêm cho người lao động được không hay đến khi kết thúc năm tài chính đơn vị tôi mới được trích lập các quỹ theo quy định. Kính mong quý Bộ sớm giải đáp thắc mắc để đon vị tôi có cơ sở thực hiện. Tôi chân thành cảm ơn Quý Bộ! 29/06/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, Tôi có câu hỏi mong quý Bộ giải đáp thắc mắc: việc thẩm định, phê duyệt dự toán và quyết toán thu, chi quản lý dự án của chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công hàng năm từ năm 2022 về sau thực hiện như thế nào? Ngày 17/7/2017 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 72/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong đó tại Điều 12, Điều 14 quy định trình tự thủ tục Thẩm định, phê duyệt dự toán thu, chi quản lý dự án và Quyết toán thu, chi quản lý dự án. Tuy nhiên, ngày 08/12/2021 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 108/2021/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công [Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý ự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2017/TT-BTC]. Tại Điều 6 của Thông tư số 108/2022/TT-BTC quy định xử lý chuyển tiếp: tiếp tục thực hiện….và quyết toán thu chi quản lý dự án năm 2021 theo quy định tại Thông tư số 72/2017/TT-BTC. Vậy đối với việc thu, chi quản lý dự án của chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công hàng năm từ năm 2022 về sau có phải thẩm định phê duyệt phê duyệt dự toán và quyết toán thu, chi quản lý dự án hay không HAY chủ đầu tư, ban QLDA chỉ thực hiện lập dự toán thu, chi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo Điều 32 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập mà không phải trình cơ quan thẩm định, phê duyệt dự toán và quyết toán. Và nếu có thực hiện thẩm định, phê duyệt dự toán và quyết toán thu, chi quản lý dự án thì thực hiện theo quy định, biểu mẫu nào? Kính mong Bộ Tài chính giải đáp thắc mắc về nội dung này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 21/06/2022

Video liên quan

Chủ Đề