Chỉ số beta trong chứng khoán là gì

Nhà đầu tư dựa vào hệ số Beta để đánh giá mức độ rủi ro của cổ phiếu, từ đó ra quyết định đầu tư phù hợp với khẩu vị của mình.

Hệ số Beta ((β) trong chứng khoán được sử dụng để đo mức độ biến động và rủi ro của một cổ phiếu hoặc danh mục đầu tư so với mức biến động của thị trường chung. Các cổ phiếu có hệ số Beta cao hơn sẽ dễ bay hơi và rủi ro hơn các cổ phiếu có độ biến động thấp.

Ví dụ, một cổ phiếu có hệ số Beta là 2 và thị trường đang giảm 10%, theo lý thuyết, cổ phiếu đó sẽ giảm 20%.

Công thức tính hệ số Beta:

Chỉ số beta trong chứng khoán là gì

Trong đó:

- Re: Tỷ suất sinh lời của chứng khoán.

- Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường.

- Variance (Rm): Phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán.

- Covariance (Re, Rm): Hiệp phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ suất sinh lời của chứng khoán.

Tỷ suất sinh lời của thị trường được tính như sau:

Chỉ số beta trong chứng khoán là gì

Trong đó:

- P1: giá đóng cửa điều chỉnh phiên đang xét. - P0: giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó.

Tuy nhiên, các app của công ty chứng khoán hiện nay đều cung cấp sẵn hệ số Beta của cổ phiếu. Nhà đầu tư không cần tính toán.

Ví dụ: App EntradeX của Chứng khoán DNSE có cung cấp sẵn các chỉ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp, trong đó Hệ số Beta của cổ phiếu là 0,95.

Chỉ số beta trong chứng khoán là gì

EntradeX của Chứng khoán DNSE cung cấp sẵn các chỉ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư có thể tham khảo, đánh giá cổ phiếu ra quyết định đầu tư phù hợp.

Qua đó, có thể tính được mức độ rủi ro của toàn danh mục bằng tổng của Beta của các cổ phiếu trong danh mục nhân với tỷ trọng của cổ phiếu đó.

Ví dụ: Danh mục của nhà đầu tư có 2 cổ phiếu: Cổ phiếu A (β = 0,8, tỷ trọng 60%) và cổ phiếu X (β = 0,7, tỷ trọng 40%). Hệ số Beta của danh mục là: 0,8 x 60% + 0,7 x 40% = 0,74

Ý nghĩa của hệ số Beta trong chứng khoán

Hệ số Beta bằng một (β = 1): Trong trường hợp này, mức độ biến động của cổ phiếu tương ứng với mức độ biến động của thị trường chung.

Hệ số Beta lớn hơn một (β > 1): Mức độ biến động của cổ phiếu sẽ lớn hơn mức độ biến động của thị trường.

Hệ số Beta nhỏ hơn một ( nằm trong khoảng 0 < β <1): Trong khoảng dao động này, mức độ biến động của cổ phiếu sẽ thấp hơn thị trường chung.

Hệ số Beta bằng 0 (β =0): Mức độ biến động của thị trường chung sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu này.

Hệ số Beta nhỏ hơn 0 (β <0): trường hợp này khá hiếm trên thị trường. Khi hệ số Beta của một cổ phiếu âm, đồng nghĩa cổ phiếu có phản ứng ngược với thị trường: Thị trường tăng, giá cổ phiếu sẽ giảm, nhưng khi lợi nhuận của thị trường giảm, giá cổ phiếu sẽ tăng.

Việc chọn cổ phiếu có hệ số Beta cao hay thấp tùy thuộc vào chiến lược đầu tư và khẩu vị rủi ro của mỗi nhà đầu tư. Một cổ phiếu dễ biến động hơn thị trường theo thời gian có hệ số Beta lớn hơn một và là cổ phiếu có hệ số Beta cao. Các cổ phiếu có hệ số Beta cao có thể rủi ro hơn nhưng mang lại tiềm năng thu được lợi nhuận cao hơn. Nếu một cổ phiếu có hệ số Beta thấp, có nghĩa cổ phiếu đó khá ổn định, ít biến động so với thị trường chung, rủi ro thấp nhưng tiềm năng thu được lợi nhuận thấp hơn.

Hệ số Beta chứng khoán là một trong những hệ số quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng trong việc định hướng các quyết định đầu tư, đặc biệt đối với những nhà đầu tư dài hạn. Chỉ số này được tính dựa trên công thức toán học rõ ràng, vì vậy nhà đầu tư không cần phải dựa vào phỏng đoán hoặc tin đồn để ước tính tỷ suất sinh lời.

Ngoài ra, hệ số Beta thường được sử dụng như một phần quan trọng của Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), đo lường chi phí vốn chủ sở hữu cho một cổ phiếu, giúp các nhà đầu tư định giá và phân tích cổ phiếu.

Tuy nhiên, hệ số Beta dựa trên biến động giá trong quá khứ, nên không phù hợp để đánh giá các công ty mới thành lập, mới lên sàn, lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO).

Để đem lại hiệu quả trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần phải kết hợp thêm những chỉ số khác để định giá cổ phiếu và đánh giá doanh nghiệp như P/E, ROE, ROA, EBIT...

là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán riêng lẻ hay một danh mục đầu tư với mức biến động, rủi ro chung của toàn bộ thị trường chứng khoán. Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn để tính toán tỉ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản dựa vào hệ số Beta của nó và tỉ suất sinh lời trên thị trường.

Hiểu một cách đơn giản rằng, hệ số Beta trong chứng khoán là hệ số đo lường mức độ rủi ro của một cổ phiếu cụ thể với mức độ rủi ro chung của thị trường chứng khoán. Qua đó nhà đầu tư có thể xác định được đối tượng đầu tư phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình.

Chỉ số beta trong chứng khoán là gì
Hệ số rủi ro trong chứng khoán là gì?

Ý nghĩa của hệ số Beta trong chứng khoán

Hệ số Beta trong chứng khoán có ý nghĩa khá quan trọng đối với các nhà đầu tư trong các quyết định giao dịch đầu tư của mình. Sau đây là một số ý nghĩa quan trọng và nổi bật nhất của hệ số Beta mà các nhà đầu tư cần nắm được:

  • Chỉ số Beta giúp các nhà đầu tư hiểu, liệu một cổ phiếu có đi cùng hướng với các cổ phiếu trong thị trường hay không và mức độ biến động hay rủi ro của nó so với thị trường. Nhà đầu tư thường so sánh hệ số Beta với 1 để xác định rủi ro của cổ phiếu, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
  • Việc tính toán giá trị hệ số Beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu một công ty so với mức độ biến động chung trên thị trường. Qua đó có đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý phù hợp.
  • Trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM, hệ số beta là một chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư có thể phân tích và định giá cổ phiếu một cách chính xác nhất.
  • Hệ số Beta thể hiện mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ (ở đây là cổ phiếu) so với mức độ rủi ro, biến động chung của toàn thị trường. Hệ số Beta sẽ thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay đổi.
    Chỉ số beta trong chứng khoán là gì
    Ý nghĩa của hệ số rủi ro

Các chỉ số Beta trong chứng khoán

Trong thị trường chứng khoán, chỉ số Beta thường được so sánh với 1 để xác định rủi ro của cổ phiếu. Việc tăng 10% trong lợi nhuận thị trường được phản ánh như 10% tăng thêm trong lợi nhuận một chứng khoán cụ thể.

Để có thể đánh giá được diễn biến thay đổi về giá cổ phiếu hoặc toàn bộ danh mục của mình thông qua các chỉ số Beta trong chứng khoán như sau:

  • Nếu hệ số β = 1, nghĩa là mức độ biến động giá cổ phiếu và mức độ biến động của thị trường ngang bằng nhau, khi đó cổ phiếu đang di chuyển cùng bước đi với thị trường chứng khoán.
  • Nếu hệ số β < 1, nghĩa là mức độ biến động giá cổ phiếu đang thấp hơn so với mức độ biến động của thị trường, khi đó cổ phiếu đó đang có mức độ biến động ít hơn so với mức độ thay đổi của thị trường.
  • Nếu hệ số β > 1, nghĩa là mức độ biến động giá cổ phiếu đang cao hơn so với mức độ biến động của thị trường, khi đó cổ phiếu đó có tiềm năng sinh lời cao, đồng thời khả năng có thể xảy ra rủi ro cũng khá lớn. Ví dụ: Một cổ phiếu có hệ số β = 2, nghĩa là khi thị trường tăng 10% thì cổ phiếu đó sẽ tăng 20%.
  • Nếu hệ số β = 0, nghĩa là sự thay đổi giá cổ phiếu hoàn toàn không phụ thuộc bởi sự biến động của thị trường.
  • Nếu hệ số β mang dấu “-” thì sự biến động của cổ phiếu ngược chiều so với sự biến động của thị trường, đồng nghĩa thị trường đang mang xu hướng giảm.

Cách tính hệ số Beta trong chứng khoán

Ta có công thức tính hệ số Beta trong chứng khoán như sau:

Hệ số β = Cov (Re, Rm) / Var (Rm)

Được biết:

Re: tỷ suất sinh lời của chứng khoán e

Rm: tỷ suất sinh lời của thị trường

Cov (Re, Rm): hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán e và tỷ suất sinh lợi của thị trường

Var (Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lợi thị trường

Ví dụ:

Tỷ suất sinh lời của chứng khoán B là 30%

Tỷ suất sinh lời của thị trường là 15%

Tỷ lệ phi rủi ro của khoản đầu tư là 3%

Qua các thông số trên chúng ta dễ dàng tính được, mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của chứng khoán B và tỷ lệ phi rủi ro sẽ là 27% (30% – 3%).

Còn mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ lệ phi rủi ro là 12% (15% – 3%).

Chỉ số beta trong chứng khoán là gì
Tỷ suất sinh lời của chứng khoán

Như vậy, hệ số Beta trong chứng khoán sẽ được tính bằng mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời chứng khoán B với tỷ lệ phí rủi ro chia cho mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ lệ phi rủi ro. Cụ thể:

Hệ số β = 27/12 = 2,25

Hệ số Beta này cho thấy chứng khoán B có mức độ rủi ro lớn hơn mức độ rủi ro của thị trường (xét theo trường hợp β > 1). Điều này đồng nghĩa với việc chứng khoán B có khả năng sinh lời cao, khi đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nếu đầu tư vào chứng khoán này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Nên nhà đầu tư cần sự tính toán cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng:

  • Nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, có khả năng chống chịu rủi ro thì nên đầu tư vào chứng khoán B
  • Nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp thì không nên đầu tư vào chứng khoán B.

Như vậy, có thể thấy rằng việc tính hệ số Beta trong chứng khoán giúp cho nhà đầu tư định hướng được các quyết định đầu tư, cân nhắc giao dịch và hạn chế rủi ro thua lỗ. Những chia sẻ trên đã được SFG chọn lọc thông tin từ nhiều nguồn, hy vọng qua đó đã cung cấp cho các bạn những kiến thức về hệ số Beta trong chứng khoán. Chúc các bạn giao dịch thật hiệu quả.

Mọi thắc mắc về tài chính, khóa học đầu tư chứng khoán hay có nhu cầu mở tài khoản giao dịch các bạn hãy nhanh tay liên hệ tới Stock Farmer Group tại đây để được tư vấn miễn phí hoặc qua hotline: