Chỉ số nhịp tim trên máy đo huyết áp

Với máy đo huyết áp bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra huyết áp của mình tại nhà. Hiện nay trên thị trường ngoài máy đo huyết áp cơ đã có máy đo huyết áp điện tử  tiện lợi với các chỉ số trên cơ thể. Để tránh những trường hợp xấu hãy học cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo để theo dõi sức khỏe 1 cách tốt nhất nhé!

Phân loại các chỉ số huyết áp

Huyết áp khi đo sẽ chia thành 2 con số để bạn theo dõi sức khỏe của mình.

  • Huyết áp tối đa hay tâm thu [ứng với số trên ở máy đo huyết áp].
  • Huyết áp tối thiểu hay tâm trương [ứng với số dưới ở máy đo huyết áp].

>> Xem thêm: Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

  • Chỉ số huyết áp được coi là bình thường khi dao động trong khoảng 90/60mmHg đến 140/90mmHg.
  • Nhiều người thừa nhận giới hạn trên của huyết áp bình thường ở người trẻ là 145/95.

Chỉ số huyết áp thấp - cao

  • Chỉ số huyết áp của bạn được coi là thấp khi huyết áp tối đa < 90 hoặc huyết áp tối thiểu < 60.
  • Chỉ số huyết áp của bạn được coi là cao khi huyết áp tối đa > 140 hoặc huyết áp tối thiểu > 90.

Những lưu ý khi đọc chỉ số

  • Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi người đo thường xuyên tăng huyết áp.
  • Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày [sáng, trưa, tối] đồng thời theo dõi trong nhiều ngày.
  • Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng.
  • Ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng...

Cách đọc các thông số trên máy đo huyết áp điện tử

Đo cổ tay

Tư thế ngồi như đo huyết áp ở bắp tay, tay để chéo ngang ngực.

Đọc kết quả [như hình]: huyết áp tâm thu [119], huyết áp tâm trương [64] và nhịp tim [78].

Đo bắp tay

Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà. Băng quấn túi hơi nằm vùng trên khuỷu tay, ngang với tim. Dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tay.

Đọc kết quả [như hình]: huyết áp tâm thu [127], huyết áp tâm trương [82] và nhịp tim [89].

Những lưu ý khi đo huyết áp tại nhà

  • Tư thế: Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước khi đo phải ngồi thoải mái, yên vị trên ghế 5-10 phút để hoàn toàn thư giãn và thả lỏng cơ thể.
  • Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sai lệch kết quả.
  • Vị trí đo huyết áp: Với máy đo điện tử, có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là vị trí quấn vòng bít phải ngang với tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với mép vòng bít cách nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với tim.
  • Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để thầy thuốc tiện việc đánh giá trong lần tái khám. Một số máy đã có sẵn bộ nhớ lưu kết quả đo cùng thời gian đo.
  • Trong trường hợp kết quả đo nhiều lần mà vẫn quá cao, quá thấp hoặc không trùng khớp với những chẩn trị bệnh trước đó: cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Ðừng quên là kết quả rất dễ sai lệch nếu máy đo sắp hết pin. Nếu cẩn thận nên thay pin mới và đo lại huyết áp. 

Để xem thêm nhiều máy đo huyết áp và nhiều sản phẩm khác hãy truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm:

Gửi bình luận

Các bệnh lý về tim mạch hay huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn tai biến và đột quỵ nguy hiểm. Việc thường xuyên kiểm tra nhịp tim của bạn và người thân trong gia đình là việc làm cực kì quan trọng. Đo nhịp tim có thể được thực hiện ở bệnh viện hoặc ở nhà bằng các thiết bị hỗ trợ đi kèm dùng để đo nhịp tim.

Tuy nhiên, việc đo có thể gặp một số khó khăn do quý khách hàng thường không hiểu hết các chỉ số trên máy đo nhịp tim. Do đó, bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của những thông số này.  

Chỉ số SpO2 [Saturation of peripheral oxygen]

SpO2 hay còn được gọi là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Nói một cách nôm na, chỉ số này thể hiện tỷ lệ Hemoglobin [Hb – Huyết sắc tố] có chứa O2 so với tổng lượng Hemoglobin có trong máu.

Giá trị của chỉ số SpO2 bình thường sẽ ở mức từ 95 – 100%. Ngược lại, nếu chỉ số này dưới mức 95% là dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy trong máu và có thể gây ra một số thay đổi về nhịp tim [nhanh hơn hoặc chậm đi], khó thở, thay đổi sắc tố da.

Chỉ số SpO2 có thể sẽ không chính xác nếu bị ảnh hưởng bởi:

  • Sự bất thường của Hb trong máu.
  • Độ sai lệch của máy đo nhịp tim
  • Bệnh nhân cử động khi đo
  • Sử thuốc kháng sinh
  • Nếu dùng máy đo nhịp tim kẹp ngón tay, thì với móng tay sơn, có thể sẽ không cho kết quả tin cậy.
Các chỉ số trên máy đo nhịp tim

Chỉ số nhịp tim [BPM]: Số nhịp tim trên một phút

Nhịp tim của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, sức khỏe và thể trạng cơ thể. Tinh thần và cảm xúc của bản thân cũng có thể dẫn đến việc rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, một số loại thuốc trong quá trình điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn.

Thông thường, nhịp tim của bạn sẽ ổn định lúc bạn nghỉ ngơi như ngủ, thiền,…Người có thể trạng sức khỏe tốt nhịp tim sẽ thấp hơn người có thể trạng sức khỏe kém như nhịp tim của các vận động viên. Trẻ sơ sinh thường có nhịp tim đập nhanh hơn so với người lớn.

  • Đối với người bình thường, nhịp tim chuẩn thường từ 60 – 100 nhịp/phút.
  • Đối với trẻ sơ sinh thì sẽ dao động tử 120 – 160 nhịp/phút
  • Đối với vận động viên nhịp tim thường từ 40 – 60 nhịp/phút.
  • Các chỉ số trên máy đo nhịp tim.

Chỉ số điện tim – ECG [Electrocardiogram]

ECG là chỉ số cực kì quan trọng để phát hiện những tình trạng bất thường của nhịp tim. Chỉ số này thể hiện cả về mặt lượng [tốc độ] và chất [nhịp điệu] của tim, qua đó, cung cấp thêm thông tin về lượng máu đến tim của cơ thể người bệnh.

Hiện nay, ECG được sử dụng nhiều ở các khoa tim mạch để tìm ra các bệnh lý như:

  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim đập nhanh hoặc chậm bất thường, rối loạn thể hiện qua hình dạng của điện tâm đồ có trên máy đo nhịp tim.
  • To tim: ECG giúp phát hiện chứng bệnh này bằng các tạo ra các xung động cực mạnh so với bình thường.
  • Nhồi máu cơ tim: Tình trạng khiến tim bị tổn thương và có thể để lại sẹo, do đó trong quá trình đo điện tâm đồ, sẽ dễ dàng phát hiện được.
Các chỉ số trên máy đo nhịp tim

Thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều loại máy đo nhịp tim, tuy nhiên dù là loại máy nào thì các chỉ số trên máy đo nhịp tim về cơ bản vẫn là ba chỉ số trên. Để đảm bảo nắm bắt được thông tin chính xác về tình trạng bệnh tật cơ thể, bạn nên kết hợp thường xuyên cả phương thức tự đo nhịp tim tại nhà và tái khám ở bệnh viện định kỳ.

Không phải ai cũng hiểu được chỉ số nhịp tim bình thường, để đo nhịp tim chính xác cần lưu ý gì và nhịp tim tối đa, nhịp tim mục tiêu khi tập luyện là bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe?

Để giúp bạn hiểu tường tận các vấn đề đó, chúng tôi mời tới chương trình bác sĩ Lê Đức Việt - Khoa nội tim mạch BV Xanh Pôn. Bác sĩ sẽ giúp quý vị giải đáp các nội dung liên quan đến nhịp tim trong bài viết dưới đây.

Bác sĩ Lê Đức Việt sẽ giải đáp cho bạn tất cả những điều nên biết về nhịp tim

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu, cách xác định chính xác

Trong phần này BS Lê Đức Việt sẽ giải đáp cho bạn về giá trị nhịp tim trung bình bình thường và cách phát hiện những bất thường trong nhịp tim để có hướng điều trị phù hợp.

Nhịp tim trong giới hạn và chỉ số cảnh báo loạn nhịp tim

Xin bác sĩ cho biết nhịp tim bình thường được xác định trong giới hạn nào và khi nào được coi là rối loạn nhịp tim?

Bác sĩ giải đáp: Theo như Hội Tim mạch Việt Nam cũng như Bộ Y tế đã đưa ra nhịp tim trung bình của chúng ta rơi vào khoảng 60-100 nhịp/phút. Nhịp nhanh là nhịp lớn hơn 100 nhịp/phút và nhịp chậm là dưới 60 nhịp/phút. Tuy nhiên theo 1 số tài liệu của nước ngoài thì có thể quy định nhịp chậm là dưới 50 nhịp/phút.

Người bệnh tim mạch có nhịp tim trong giới hạn nhưng có triệu chứng bất thường cần lưu ý gì?

Một số người bệnh tim mạch [tăng huyết áp, bệnh mạch vành] nói rằng nhịp tim của họ chỉ cần vượt quá 85 nhịp/phút là họ đã cảm thấy khó chịu, mặc dù chưa vượt qua giới hạn vừa trao đổi [60-100 nhịp/phút]. Vậy bác sĩ có thể giải thích vấn đề này và nguy cơ mà người bệnh có thể gặp phải là gì?

Bác sĩ giải đáp: Con số 60-100 nhịp/phút là tính ra trên tổng 1 quần thể của chúng ta. Nếu xét về mặt cá thể thì nhịp tim không hẳn 60-100 nhịp/phút là bình thường. Đối với trường hợp của bệnh nhân này, nhịp tim trên 85 nhịp/phút họ cảm thấy bất thường, không thoải mái. Nhịp tim như vậy là nhanh so với họ, nhanh so với cá thể người bệnh. Như vậy, bệnh nhân phải tìm mọi cách làm nhịp tim giảm xuống dưới 85 nhịp/phút, tại ngưỡng nhịp tim họ thấy bình thường nhất. Nếu trên 85 nhịp/phút, bác cảm thấy khó chịu tức là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nếu nhịp tim của bạn đang đập nhanh hoặc chậm bất thường kèm theo tim bỏ nhịp, hồi hộp, trống ngực, lo âu, bồn chồn, hãy gọi ngay tới số 0981.238.219 để được hướng dẫn cách ổn định nhịp tim hiệu quả.

Trong trường hợp này người bệnh có thể gặp phải nguy cơ gì?

Bác sĩ giải đáp: Trong khoảng 60-100 nhịp/phút thì bệnh nhân hoàn toàn không có nguy cơ gì, chẳng qua là làm giảm chất lượng cuộc sống. Họ cảm thấy mệt mỏi, hồi hộp, tức ngực, khó thở, thì đó là cảm nhận của bệnh nhân đem lại cho họ như vậy, chứ không có nguy cơ gì cả. Ngoại trừ trường hợp mà bệnh nhân có mắc bệnh kèm theo như xơ vữa động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường thì chúng ta cần kiểm soát nhịp tim.

Bác sĩ giải đáp: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?

Hướng dẫn đo nhịp tim chính xác không cần máy

Thưa bác sĩ, khi bị nhịp tim nhanh, người bệnh làm cách nào để đếm được chính xác nhịp tim của mình trong điều kiện không có máy đo nhịp tim?

Bác sĩ giải đáp: Thực ra để xác định nhịp tim khá đơn giản. Mặc dù không có máy đo nhịp tim nhưng chúng ta chỉ cần có một cái đồng hồ là có thể đo được nhịp tim một cách tương đối chính xác bằng cách bắt mạch. Tư thế có thể nằm hoặc ngồi, nhưng tránh tư thế đứng. Vì tư thế đứng thường dẫn tới nhịp tim nhanh phản xạ. 

Khi chúng ta đứng thì theo trọng trường của trái đất, máu sẽ bị dồn xuống dưới khiến cho tim tăng co bóp để đưa máu lên và như vậy sẽ không chính xác. Thứ hai là chúng ta phải hoàn toàn trong trạng thái nghỉ ngơi ít nhất 30 phút. Vị trí bắt mạch thông thường chúng ta hay bắt mạch quay. Ngoài ra có thể bắt mạch cổ hoặc mạch bẹn nhưng đa phần nên bắt mạch quay. 

Đối với mạch quay, chúng ta đặt 2 đầu ngón tay trỏ và ngón giữa tại vị trí mạch quay nơi mà mạch nảy rõ nhất [mạnh nhất]. Chúng ta sẽ đếm số nhịp mạch nẩy lên trong 1 phút. Mỗi lần cảm nhận trên đầu ngón tay nhịp nảy lên được coi là 1 nhịp. Lưu ý đếm trong 1 phút là chuẩn nhất. Một số tài liệu ghi là đếm trong 30 giây hoặc 15 giây rồi nhân lên. Nhưng chúng ta hãy đếm trong 60 giây, tức là 1 phút.

Có nhiều cách đo nhịp tim, ví dụ như bắt mạch, đo bằng máy đo huyết áp...

Lưu ý khi đo nhịp tim bằng máy đo huyết áp

Nếu đo nhịp tim bằng máy đo huyết áp thì cần lưu ý gì để kết quả đo được chính xác thưa bác sĩ?

Bác sĩ giải đáp: Trên các máy đo huyết áp, ngoài chỉ số huyết áp còn có chỉ số nhịp tim. Thông qua mạch ở bao đo huyết áp nảy lên, tạo ra phản ứng cảm ứng ở bao đo huyết áp, truyền đến bộ vi xử lý của máy huyết áp. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp đo được có thể chính xác trong trường hợp này nhưng chỉ số nhịp tim thì có sai số nhất định.

Cũng không có 1 thống kê nào là hãng này sai số bao nhiêu, nhưng có lẽ các máy đo huyết áp thế hệ mới của Nhật Bản hoặc của Châu Âu thì sai số sẽ giảm đi. Để tránh sai số như vậy thì ngoài việc đo huyết áp, đo chỉ số nhịp tim bằng máy huyết áp thì trong vài lần đầu, các bác có thể đo thủ công bằng đếm nhịp mạch như tôi vừa hướng dẫn. 

Sau đó xem chỉ số nhịp tim tại máy đo huyết áp là bao nhiêu, thực tế tự đo là bao nhiêu. Thực hiện vài lần để biết được sai số giữa đo bằng máy và con số thực tế. Những lần sau chúng ta sẽ áng chừng được nhịp tim của mình là bao nhiêu. Và chúng ta nên thực hiện đo ở trạng thái nằm hoặc ngồi, lúc đang nghỉ ngơi để biết được chỉ số nhịp tim bình thường khi nghỉ.

Một số lưu ý khi thực hiện đo huyết áp

Bác sĩ tư vấn cách tính nhịp tim tối đa, nhịp tim mục tiêu

Tập thể dục thể thao là phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả. Tuy nhiên, có 2 chỉ số người loạn nhịp cần biết khi tập luyện đó là nhịp tim tối đa và nhịp tim mục tiêu. Vượt quá ngưỡng này người bệnh có thể gặp nguy hiểm.

Cách tính nhịp tim tối đa khi tập luyện

Bác sĩ có thể cho biết nhịp tim tối đa khi tập luyện là bao nhiêu ạ? Với người bị rối loạn nhịp tim thì người bệnh cần lưu ý gì khi tập luyện ạ?

Bác sĩ giải đáp: Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, nhịp tim tối đa có thể tính theo công thức = 220 - số tuổi của bạn. Ví dụ bạn 20 tuổi thì nhịp tim tối đa là 200-20=200. Cứ mỗi năm thêm tuổi thì nhịp tim tối đa của chúng ta lại giảm đi. 

Ý nghĩa của nhịp tim tối đa là khi chúng ta vận động gắng sức hoặc mắc một số bệnh thì cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng nhịp tim lên, thì ngưỡng tối đa mà tim có thể đạt được sẽ tính theo cách đó. Khi chúng ta hoạt động thể lực thì không được hoạt động quá sức.

Lưu ý cho người bệnh rối loạn nhịp tim khi tập luyện

Vậy với những người bị rối loạn nhịp tim thì bác sĩ có lưu ý gì cho họ khi tập luyện?

Bác sĩ giải đáp: Nếu chỉ là các chứng rối loạn nhịp tim lành tính, ví dụ rối loạn thần kinh tim, không phải ác tính thì người bệnh có thể tập luyện bình thường theo khả năng gắng sức của người ta

Khi nhịp tim quá cao, tức là bạn đang tập quá sức. Vì thế hãy giảm bớt để đảm bảo nhịp tim vượt quá ngưỡng an toàn.

Khi mới bắt đầu tập, có thể nhắm đến mức thấp của nhịp tim mục tiêu [50%] và từ từ tăng dần. Theo thời gian, bạn có thể đạt đến mức 85% nhịp tim tối đa một cách thoải mái

Nhịp tim tối đa = 220 - tuổi của bạn

Nhịp tim mục tiêu = 50-85% nhịp tim tối đa

Nhịp tim tối đa và nhịp tim mục tiêu phải nằm trong giới hạn cho phép để tránh làm loạn nhịp nặng hơn

* Nhịp tim mục tiêu là vùng nhịp tim an toàn khi tập luyện

Ví dụ: Bạn 30 tuổi thì:

Nhịp tim tối đa là 220-30 = 190 nhịp/phút

Nhịp tim mục tiêu là 50-85% của 190, tức là 95-162 nhịp/phút

Khi đó, ngưỡng nhịp tim an toàn khi bạn tập luyện thể dục dao động từ 95-162 nhịp/phút.

Bảng thông tin nhịp tim bình thường của từng lứa tuổi

Tuổi Nhịp tim mục tiêu Nhịp tim tối đa
20 tuổi 100-170 n/p 200 n/p
30 tuổi 95-162 n/p 185 n/p
35 tuổi 93-157 n/p 180 n/p
40 tuổi 90-153 n/p 180 n/p
45 tuổi 88-149 n/p 175 n/p
50 tuổi 85-140 n/p 170 n/p
55 tuổi 83- 140 n/p 165 n/p
60 tuổi 80- 136 n/p 160 n/p
65 tuổi 78-132 n/p 155 n/p
70 tuổi 75-132 n/p 150 n/p

Hiệu quả và năng suất làm việc của mọi hoạt động trên cơ thể đều cần đến sự hỗ trợ từ hệ tim mạch. Do đó, việc duy trì một trái tim khỏe mạnh sẽ mang lại nhiều hệ quả tích cực sức khỏe nói chung cũng như từng hoạt động của các mỗi hệ thống cơ quan bên trong cơ thể. Chính vì thế, hãy thực hiện tốt những điều sau để có thể bảo vệ sức khoẻ trái tim và cuộc sống của chính bạn.

  • Tránh tình trạng béo phì thừa cần chính là bảo vệ hệ tim mạch

Béo phì luôn được xem là kẻ thù số 1 gây nên những vấn đề tiêu cực cho hệ tim mạch, mỡ trong máu…. Quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể của hệ tim mạch sẽ trở nên khó khăn, co bóp nhanh và mạnh nhằm tăng lưu lượng máu để có thể đáp ứng kịp cho những thân hình quá khổ. Điều này sẽ dẫn đến nhịp tim tăng cao và gây nên những vấn đề nguy hiểm cho tim, thậm chí là tăng nguy cơ đột quỵ. 

Chính vì thế, bạn cần  duy trì cân nặng ở mức ổn định và cần điều chỉnh cân nặng của bản thân ngay khi cần thiết nếu muốn bảo vệ sức khoẻ trái tim.

Thừa cân béo phì là nguyên nhân phổ biến dẫn đến những bệnh về tim mạch 

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý

Với một chế độ ăn uống hợp lý, bạn không chỉ giảm được nguy cơ béo phì mà còn có thể giúp tăng cường sức đề kháng và tạo nên một lá chắn các nhân nguy hại cho cơ thể. Bạn nên tập trung bổ sung các dưỡng chất lành mạnh bằng những loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất trong ngũ cốc, trái cây có múi như cam canh, omega 3 có trong các loại cá biển… để giúp ổn định quá trình dẫn truyền điện tim.

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh

  • Duy trì trạng thái thư giãn và loại bỏ những điều tiêu cực

Đối với cuộc sống hiện đại, áp lực cơm, áo, gạo, tiền cùng nhiều nỗi lo vô hình khác có thể được xem là điều khó tránh khỏi. Những căng thẳng, áp lực này có thể là nguồn cơn dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Tuy nhiên, nếu bạn có thể gạt đi những suy nghĩ tiêu cực xung quanh và thay vào đó là duy trì nguồn năng lượng tích cực bằng việc tạo nên những điều mới mẻ dành cho bản thân, giữ đầu óc thư giãn thì đây cũng chính là cách để bạn bảo vệ trái tim khỏe mạnh.

Để có thể duy trì nhịp tim bình thường, cách tốt nhất chính là giữ tâm trạng thoải mái 

  • Tạo thói quen tập thể dục, thể thao phù hợp với bản thân

Tùy theo cơ địa, thể trạng mà bạn có thể xây dựng những chế độ tập luyện hoặc bộ môn thể thao phù hợp với bản thân. Điều quan trọng nhất chính là sự kiên trì, duy trì thói quen tập luyện đều đặn để có thể đảm bảo nhịp tim bình thường và sức khỏe tim mạch.

Hy vọng từ những chia sẻ trên đây của Bs Lê Đức Việt - Khoa nội tim mạch BV Xanh Pôn, bạn đã hiểu về chỉ số nhịp tim cũng như tự biết cách đo nhịp tim chính xác. Nhờ đó có thể có biện pháp xử trí kịp thời khi nhịp tim bất ổn, không đều.

Xem thêm: 

Video liên quan

Chủ Đề