Chỉ tiêu Học viện Ngoại giao 2022

Học viện xét tuyển trong cả nước với tổng chỉ tiêu hệ ĐH chính quy là 500. Trong đó, các ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế, Ngôn ngữ Anh mỗi ngành 100 chỉ tiêu.

Đối tượng tuyển sinh là tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Ngoại giao.

Mỗi phương thức xét tuyển của trường có số lượng chỉ tiêu riêng. Trong trường hợp phương thức xét tuyển 1 không đủ chỉ tiêu thì số lượng chỉ tiêu còn lại được chuyển sang phương thức 2.

Trong trường hợp không trúng tuyển theo phương thức xét tuyển 1, nếu có nguyện vọng, thí sinh có thể đăng ký theo phương thức xét tuyển 2 theo lịch tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp [nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất]. 

Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

Phương thức 1: Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Kết quả học tập THPT.

Chỉ tiêu xét tuyển là 30% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành.

Thí sinh đăng ký xét tuyển phải đáp ứng các điều kiện có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong thời hạn [tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển]: Đối với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Anh: IELTS [academic] hoặc Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương đạt từ 6,5 trở lên; Đối với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Pháp: từ DELF-B1 trở lên; Đối với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Trung Quốc: từ HSK 4 trở lên [mức điểm từ 280 điểm trở lên].

Ngoài ra, có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên; đạt hạnh kiểm Tốt trong từng năm lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12.

Điểm xét tuyển bao gồm: [1] Điểm ngoại ngữ theo Chứng chỉ quốc tế được quy đổi theo Bảng 1; [2] Tổng điểm trung bình chung học tập của 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào Học viện của năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 [trong đó có môn Toán và một môn khác không phải ngoại ngữ: Vật lý hoặc Hóa học hoặc Ngữ văn] và [3] Điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy định của Bộ GD-ĐT [nếu có].

 

Ngưỡng điểm đánh giá hồ sơ xác định trúng tuyển của từng ngành đào tạo sẽ tính từ trên xuống dưới đến mức đạt đủ chỉ tiêu và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Ngoại giao.

Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Chỉ tiêu xét tuyển là 70% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển được thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT và của Học viện.

Năm 2019, điểm chuẩn của Học viện Ngoại giao từ 23,91 đến 25,2. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh lấy điểm trúng tuyển là 33,25/40, tiếng Anh nhân hệ số 2.

Thanh Hùng

 - Về cơ bản, phương án tuyển sinh đại học vẫn giữ ổn định như giai đoạn 2017-2020. Tuy nhiên, Quy chế có điều chỉnh một số điểm về kỹ thuật để khắc phục những bất cập của quy chế tuyển sinh 2019.

Học viện Ngoại giao đã chính thức công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển vào trường năm 2020.

Điểm chuẩn Học viện Ngoại giao 2020 tăng cao hơn so với năm ngoái. Trong đó, cao nhất là ngành Truyền thông Quốc tế với 27 điểm khối xét tuyển A01, D01 [tăng 1,8 điểm so với 2019 là 25,2].

Thấp nhất là ngành Quan hệ quốc tế với 25,6 [tăng 1,65 điểm so với 2019 là 23,95]. Ngoài ra, Ngôn ngữ Anh lấy 34,75 điểm [tăng 1,5 điểm so với năm 2019 là 33,25 điểm].

Điểm chuẩn Học viện Ngoại giao. Ảnh: CMH.

Đối với các ngành có tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển không nhân hệ số [ngành Quan hệ Quốc tế, Truyền thông Quốc tế, Kinh tế Quốc tế, Luật Quốc tế], điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn thi cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực. Mức điểm được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

Đối với ngành Ngôn ngữ Anh tính trên thang điểm 40, môn Tiếng Anh tính hệ số 2, môn Toán và Ngữ văn tính hệ số 1. Mức điểm được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

Năm nay, Học viện Ngoại giao tuyển sinh dự kiến tuyển 500 chỉ tiêu cho 5 ngành học, bao gồm: Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế và Ngôn ngữ Anh, với mỗi ngành học tuyển 100 chỉ tiêu.

Về các phương thức tuyển sinh, Học viện Ngoại giao lưu ý, thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp [nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất].

Cụ thể 3 phương thức: Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Kết quả học tập THPT; Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020; Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.

Theo phương án tuyển sinh Học viện Ngoại giao vừa công bố, tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến trong năm 2021 là 1.350 sinh viên, chỉ tiêu tăng so với năm 2020 [tuyển 500 chỉ tiêu].

Chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành của Học viện ngoại giao năm 2021. Ảnh: NTCC.

Với phương thức xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, học viện dự kiến tuyển 30% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

Thí sinh cần có chứng chỉ IELTS academic [hoặc tương đương] đạt từ 6.0 trở lên và có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8 trở lên.

Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT, trường dự kiến 8% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành. Thí sinh cần thuộc một trong các đối tượng: là học sinh trường THPT chuyên hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia; có tên trong danh sách tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba; kỳ thi HSG cấp tỉnh/ thành phố lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12 các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của học viện; có tên trong danh sách dự thi cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức; điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8 trở lên.

Trường cũng xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế [từ 7.0 IELTS trở lên] và phỏng vấn đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam, dự kiến chiếm 2% tổng chỉ tiêu xét tuyển của mỗi ngành.

Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, chỉ tiêu dự kiến là 30% tổng chỉ tiêu xét tuyển của mỗi ngành.

Trường xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT, dự kiến chiếm khoảng 5% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành; xét tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh riêng của học viện, dự kiến 25% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

Cụ thể, Học viện xét tuyển thẳng những thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8 trở lên và có chứng chỉ IELTS academic [hoặc tương đương] đạt từ 7.0 trở lên.

Nếu là học sinh trường THPT chuyên hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia, thí sinh cần có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 5/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.8 trở lên hoặc có chứng chỉ IELTS academic [hoặc tương đương] đạt từ 6.5 trở lên và có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.

Đối với thí sinh tham dự cuộc thi/triển lãm/phát minh khoa học kỹ thuật quốc tế; có giấy chứng nhận đoạt giải và các chứng nhận liên quan đến cuộc thi do Bộ GD&ĐT xác nhận; có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên; đã tốt nghiệp THPT năm 2021, có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngoại giao quy định cũng sẽ được xét tuyển thẳng.

Trong trường hợp một phương thức xét tuyển không đủ chỉ tiêu thì số lượng chỉ tiêu còn lại được chuyển sang các phương thức khác.

Trong đợt tuyển sinh 2021, Học viện Ngoại giao xét tuyển 1.350 chỉ tiêu [tăng hơn 800 chỉ tiêu so với năm 2020]. Bên cạnh đó, trường sử dụng 4 phương thức tuyển sinh.

Sinh viên Học viện Ngoại giao

Xem thêm: Điểm chuẩn các năm trước của Học Viện Ngoại Giao

I. Phương thức tuyển sinh

Năm nay, mỗi phương thức tuyển sinh của Học viện Ngoại giao đều có chỉ tiêu riêng. Nếu phương thức nào xét tuyển không đủ chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển sang các phương thức khác. Chi tiết 4 phương thức tuyển sinh như sau:

1. Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế [30% chỉ tiêu]

Điều kiện xét tuyển: Thí sinh cần có chứng chỉ IELTS academic [hoặc tương đương] đạt từ 6.0 trở lên và có điểm trung bình công kết quả học tập của 3/5 học kỳ [lớp 10, lớp 11, học kỳ 1 lớp 12] đạt từ 8.0 trở lên.

2. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT [8% tổng chỉ tiêu]

Điều kiện xét tuyển: Thí sinh là học sinh trường THPT chuyên hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia; có tên trong danh sách tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba; kỳ thi HSG cấp tỉnh/ thành phố lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12 các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của học viện; có tên trong danh sách dự thi cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức; điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8 trở lên.

– Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế [IELTS từ 7.0 trở lên] và phỏng vấn đối với thí sinh tốt nghiệp THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.

3. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 với 30% chỉ tiêu mỗi ngành.

4. Xét tuyển thẳng và xét tuyển ưu tiên

– Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [khoảng 5% chỉ tiêu mỗi ngành];

– Xét tuyển theo đề án riêng của trường [25% chỉ tiêu mỗi ngành].

II. Chỉ tiêu tuyển sinh

STT Tên ngành đào tạo Mã ngành đào tạo Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu xét tuyển [dự kiến]
1 Quan hệ quốc tế 7310206 A00, A01, C00, D01, D03 350
2 Truyền thông quốc tế 7320107 A00, A01, C00, D01, D03 300
3 Kinh tế quốc tế 7310106 A00, A01, D01 200
4 Kinh doanh quốc tế 7340120 A00, A01, D01 150
5 Ngôn ngữ Anh 7220201 D01 200

[Nguồn: Học viện Ngoại giao]

Video liên quan

Chủ Đề