Chiến lược hội nhập dọc của Apple

Chiến lược hội nhập về phía trước [tiếng Anh: Forward integration strategy] là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà phân phối hoặc người bán lẻ.

Định nghĩa

Chiến lược hội nhập về phía trước trong tiếng Anh là Forward integration strategy

Chiến lược hội nhập về phía trước là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà phân phối hoặc người bán lẻ.

Chiến lược này đặc biệt phù hợp trong trường hợp nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối hàng hóa, dịch vụ.

Các trường hợp áp dụng chiến lược hội nhập dọc về phía trước

Theo Fred. R.David, chiến lược hội nhập dọc về phía trước có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu trong một số trường hợp sau đây:

- Khi các nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, không đáng tin cậy, hoặc không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối hàng hóa, dịch vụ.

- Khi các nhà phân phối hiện có chất lượng và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhưng có giới hạn về năng lực.

- Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành đang tăng trưởng có triển vọng tăng trưởng rõ ràng trong tương lai, điều này là cần thiết bởi vì việc hội nhập dọc về phía trước là giảm khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp ngành chính có biến động.

- Khi doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhân sự và tài chính cần thiết để quản lí tốt lĩnh vực kinh doanh mới là hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ của chính doanh nghiệp.

- Khi kinh doanh ổn định là một lợi thế căn bản, bởi vì doanh nghiệp có thể tăng khả năng dự đoán cầu thị trường khi hội nhập dọc về phía trước.

- Khi nhà phân phối hoặc người bán lẻ có lợi nhuận cận biên cao, trường hợp này cho thấy rằng một công ty có thể thu được lợi nhuận lớn hơn nếu tự phân phối hàng hóa và dịch vụ mình sản xuất và bán với mức giá cạnh tranh hơn thông qua việc hội nhập dọc về phía trước.

Ví dụ

Ngày nay ngày càng có nhiều nhà sản xuất theo đuổi chiến lược hội nhập về phía trước bằng cách thiết lập các website bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng.

Hãng máy tính Dell [Dell Computer] là một ví dụ. Dell theo đuổi chiến lược hội nhập dọc về phía trước bằng cách thiết lập hệ thống cửa hàng bên trong cửa hàng [stores-within-store] ở Sear, Roebuck.

Chiến lược này chủ trương thiết lập một hệ thống các điểm trưng bày nhỏ cho phép người khách hàng có thể tham quan và dùng thử sản phẩm trước khi chính thức đặt mua. Nhưng kể cả các ki-ốt hay cửa hàng của Dell thì đều không lưu kho các loại máy tính.

Khách hàng của Dell có thể gọi điện đặt hàng hoặc đặt hàng thông qua Internet một cách dễ dàng và thuận tiện. Điều này về cơ bản đã làm cho Dell trở nên khác biệt hoàn toàn so với các hãng máy tính khác.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân]

Minh Lan

Nếu bạn đang làm việc tại môi trường doanh nghiệp, hoặc đã học các chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh cũng như chương trình đào tạo của CIPS, chắc hẳn bạn đã từng được nghe các cụm từ như đầu tư chung [joint venture], sáp nhập theo chiều dọc [vertical integration], sáp nhập theo chiều ngang [horizontal integration]. Đây đều là các chiến lược trong quản lý doanh nghiệp và quản lý chuỗi cung ứng. Những thuật ngữ này có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng chúng lại khác nhau. Việc hiểu những thuật ngữ này có thể giúp bạn đưa ra được kế hoạch chiến lược cho công ty của bạn trong vòng 5 năm tới, hoặc đơn giản giúp bạn qua được kỳ thi CIPS sắp tới.

Đầu tư chung [Joint Venture]

Đầu tiên, bạn sẽ khám phá thuật ngữ “đầu tư chung” là như nào. Tưởng tượng tình huống sau đây:

Bạn và bốn người bạn khác của bạn quyết định mua chung một mảnh đất để canh tác nông nghiệp. Vốn yêu cầu ban đầu là khá lớn nên không một ai có thể tự lực chi ra một mình. Hơn nữa, các rủi ro là khá lớn và sẽ gây ra sức tàn phá kinh khủng nếu như có bất kỳ chuyện gì xảy ra. Một trong các giải pháp là tập hợp lại các khoản tiết kiệm của mỗi người để cùng mua mảnh đất đó và các trang thiết bị nông nghiệp.

  • Ai sẽ là chủ sở hữu của những tài sản đó?
  • Lợi nhuận và thua lỗ sẽ được chia ra như nào?

Bây giờ, bạn có thể nhìn ra được cách dễ nhất để giải quyết vấn đề này là thiết lập một công ty mới. Việc tạo lập một công ty để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể được gọi là đầu tư chung. Investopedia định nghĩa đầu tư chung là:

“Đầu tư chung là là một thoả thuận trong kinh doanh tại đó hai hoặc nhiều bên tham gia đồng ý góp nguồn lực của mình để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể. Các nhiệm vụ này có thể là một dự án mới hoặc bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác”

Ví dụ: Volvo và Uber

Gần đây, Volvo và Uber cũng vừa thông báo rằng, họ sẽ đầu tư chung để sản xuất xe ô tô tự lái. Tỷ lệ góp vốn của hai bên là 50%-50%. Theo như hợp đồng, tổng vốn đầu tư của cả hai bên là 300 triệu đô cho dự án này.

Sáp nhập theo chiều dọc [Vertical Integration]

Mặc khác, khi ai đó nói về sáp nhập, ý của họ là mua bán và sáp nhập. Sáp nhập trong chuỗi cung ứng có hai loại: sáp nhập theo chiều dọc và sáp nhập theo chiều ngang. Sáp nhập theo chiều dọc là một chiến lược tại đó một công ty sở hữu hoặc kiểm soát chính nhà cung ứng, phân phối hoặc các điạ điểm bán lẻ của họ.

Sáp nhập theo chiều dọc có thể xảy ra 2 trường hợp: chiến lược hội nhập về phía trước và chiến lược hội nhập về phía sau.

Chiến lược hội nhập về phía trước là một chiến lược mà các công ty sử dụng để mở rộng bằng cách mua và kiểm soát việc phân phối hoặc cung cấp trực tiếp các sản phẩm của công ty tới các khách hàng

Một ví dụ về hội nhập phía trước là việc thu mua Whole Foods của Amazon năm 2017. Việc sáp nhập phía trước này có nghĩa rằng, Amazon sẽ phải có trách nhiệm phân phối và bán các sản phẩm đang có tại Whole Foods tới khách hàng. Ngay tại chính Whole Foods cũng diễn ra các hoạt động phân phối và giao nhận các sản phẩm khác của Amazon.

Chiến lược hội nhập về phía sau [backward integration strategy] là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng.

Ví dụ, Apple là một công ty nổi tiếng được biết đến trong việc mua các công ty sản xuất linh phụ kiện được sử dụng trong các sản phẩm của họ. Vì các nhà sản xuất linh phụ kiện phải đưa biên lợi nhuận vào trong tổng chi phí trước khi đưa ra mức giá cho thành phẩm cuối cùng của họ, việc sáp nhập này cho phép Apple cắt giảm được một vài chi phí ví dụ như mức lợi nhuận ban đầu của các công ty sản xuất, điều này giúp Apple tăng biên lợi nhuận. Lợi nhuận tăng đó có thể bù đắp chi phí của việc mua bán sáp nhập này qua thời gian.

Mặc dù việc mua bán sáp nhập theo chiều dọc này có thể giúp các tổ chức kiểm soát chi phí và chất lượng, nhưng việc này yêu cầu doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho việc sáp nhập. Doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ các chi phí và lợi ích trước khi quyết định sáp nhập nhà cung ứng hoặc nhà phân phối của mình. Cách khác, xây dựng mối quan hệ hợp tác với nhà cung ứng/phân phối có thể đem lại cùng lợi ích như vậy mà không cần bỏ ra chi phí mua bán/sáp nhập.

Sáp nhập theo chiều ngang [horizontal integration]

Sáp nhập ngang là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cùng ngành, việc sáp nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp, có cùng loại sản phẩm và thị trường.

Ví dụ: Vodafone & Hutchison

Vodafone được thành lập năm 1983 với tên gọi ban đầu là Racal Telecom tại Mỹ và Hutchison Essar được thành lập năm 1985 tại Hồng Kong như là một bên cung cấp dịch vụ viễn thông tới một vài quốc gia Châu Á. Với Hutchison, các thị trường khu vực đô thị nằm ở dưới mức kỳ vọng bởi vì chi tiêu trung bình của mỗi khách hàng tại khu vực Châu Á đang giảm dần. Họ đang muốn có thêm nguồn lực để mở rộng thị trường hoạt động ở khu vực Châu Âu. Nhìn chung, tỷ suất hoàn vốn giảm dần đang là lực cản đối với Hutchison trong việc thực hiện mục tiêu ấy.

Vodafone mục tiêu củng cố vị trí của mình để trở thành một trong những công ty viễn thông hàng đầu với mức thị phần ngày càng tăng. Các thị trường phương Tây đã trở lên bão hòa về dịch vụ này nên Vodafone đang chuyển hướng sang các quốc gia đang phát triển, chẳng hạn như Ấn Độ nơi mà Hutchison đã thiết lập một vị thế nhất định trong vài năm trở lại.

Vodafone mua lại 67% cổ phần của Hutchison với giá 11,1 tỷ đô. Điều này đã tạo ra một sự gia tăng đáng kể trong tỷ suất lợi nhuận ròng, tỷ suất hoàn vốn, tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần sau khi mua lại Hutchison.

Cuối cùng, xây dựng mối quan hệ hợp tác có thể đem lại những lợi ích trong việc củng cố vị thế trên thị trường mà không phải chịu những gánh nặng mà việc sáp nhập và mua bán [M&A] gây ra. Tuy nhiên, đây vẫn là hình thức đầu tư mà các bên cần quan tâm. Câu hỏi đầu tiên cần trả lời là liệu bạn có nên xây dựng mối quan hệ hợp tác với nhà cung ứng của mình hay không thay vì nghĩ ngay đến M&A. Tìm hiểu mô hình đối tác chiến lược Lambert sẽ là một khởi đầu tốt.

Video liên quan

Chủ Đề