Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của McDonalds

Trong những năm gần đây, đồ ăn nhanh dần trở nên phổ biến với người dân Việt Nam. Hàng loạt các thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới như Lotteria, KFC, Pizza Hut,… xâm nhập thị trường Việt. Cái tên McDonald, một thương hiệu đồ ăn nhanh dẫn đầu thế giới nhiều năm nay đã mở rộng thị trường sang Việt Nam và đạt được nhiều thành công. Với nguồn vốn dồi dào cùng chiến lược thương hiệu phù hợp và sự kết hợp khéo léo giữa tiêu chuẩn hóa quốc tế với văn hóa địa phương, trong vòng 1 năm McDonald đã có những thành tựu đáng kể. Cùng tìm hiểu chiến lược marketing của McDonald’s và những bài học khi xây dựng chiến lược thương hiệu trong thị trường đồ ăn nhanh cạnh tranh khốc liệt tại Việt Nam trong bài viết sau.

Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn McDonald’s

Mặc dù đã sử dụng qua các sản phẩm của McDonald’s rồi nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn chưa biết McDonald là gì và nguồn gốc bắt nguồn của cái tên thương hiệu này. McDonald được sáng lập bởi hai anh em Richard và Maurice [“Mick & Mack”] vào năm 1940. Ray Kroc khi ấy là người chuyên cung cấp sữa lắc cho cửa hàng này đã mua lại và phát triển thành một trong những dự án kinh doanh thức ăn nhanh thành công nhất thế giới. Năm 1955, Kroc thành lập nên tập đoàn McDonald và đăng ký độc quyền thương hiệu McDonald’s vào 5 năm sau đó. Đến năm 1958, thương hiệu này được đánh dấu mốc khi có 100 triệu chiếc hamburger được bán ra.

Tập đoàn McDonald’s kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với hơn 36.000 nhà hàng tại 119 quốc gia khác nhau phục vụ 43 triệu lượt khách mỗi ngày. Không chỉ nổi tiếng ở Mỹ mà McDonald còn thành công trên những thị trường quốc tế như Đức, Canada, Úc, Nhật Bản,… với hơn 1.5 triệu nhân viên làm việc trên toàn thế giới. Nói không ngoa khi McDonald được coi là một hiên tượng của Mỹ và là trở thành thương hiệu quốc tế đích thực.

Sơ lược tổng quan về McDonald's:

– Thành lập: 15 tháng 4 năm 1955.

– Trụ sở chính: Chicago, Illinois, Hoa Kỳ

– Nhà sáng lập: Richard McDonald, Maurice McDonald

– Giám đốc điều hành: Chris Kempczinski [4 tháng 11 năm 2019]

– Doanh thu: 21,08 tỷ USD [năm 2019]

– Công ty con: McCafé, McDonald’s Canada,

– Sản phẩm: Thức ăn nhanh [hamburger, gà, khoai tây chiên, đồ uống không cồn, cà phê, sữa lắc, salad, món tráng miệng, đồ ăn sáng]

– Loại hình dịch vụ: Đồ ăn nhanh

– Tổng đài dịch vụ: Hotline – 1900 9001

– Trang web: //www.mcdonalds.com/ – Quốc tế, //mcdonalds.vn/ – Việt Nam

Giới thiệu về McDonald’s – Chiến lược toàn cầu của McDonald’s [Ảnh: Internet]

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của FKC

Chiến lược marketing của McDonald’s

Các tiêu chuẩn kinh doanh và marketing luôn được McDonald áp dụng cho tất cả cửa hàng trên thế giới của mình. Ngoài ra, ở từng quốc qua, chiến lược marketing mix của McDonald đã cho thay đổi linh động các cách tiếp thị để có thể kết hợp hài hòa với văn hóa địa phương mà hãng đặt chân tới sẽ được giải mã theo mô hình 4P dưới đây.

Chiến lược sản phẩm của McDonald

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, tổ hợp sản phẩm của McDonald chủ yếu là đồ ăn và đồ uống chế biến sẵn. Yếu tố sản phẩm trong chiến lược marketing 4P của McDonald là yếu tố quyết định hình ảnh của doanh nghiệp và thương hiệu. Các dòng sản phẩm chính của McDonald đa dạng giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn:

  • Bánh Burger, bánh sanwich, bánh mỳ kẹp thịt
  • Món ăn chung: Gà, cá, khoai tây chiên.
  • Nước uống, đồ ăn nhẹ
  • Tráng miệng, món lắc
  • Bữa sáng
  • McCafe

Việt Nam với đặc thù là đất nước tiêu thụ thịt heo cực kỳ nhiều, nắm được đặc điểm đó, sản phẩm của McDonald Việt Nam đã có những thay đổi đa dạng hơn. Ngoài những loại burger có hương vị quen thuộc, món ăn chung và đồ uống đồng nhất với các cửa hàng trên thế giới, hãng đã cho điều chỉnh một số kích thước của bánh và cho ra thêm vị mới của bánh là Burger thịt heo McPork, McPork Deluxe và Double McPork Deluxe phù hợp với thị trường Việt Nam. Ngoài ra, hãng còn bổ sung thêm rau xanh vào các loại bánh do đặc điểm thích ăn kèm rau trong mỗi bữa ăn của người Việt.

Tuy có những thay đổi để phù hợp với đặc tính vùng miền nhưng những sản phẩm của McDonal đều có tính đồng nhất trong chất lượng sản phẩm. Đây cũng là một tính chất vô cùng đặc trưng trong suốt chiến lược sản phẩm của McDonal. Nguồn cung cấp nguyên liệu rau xanh, cà chua được McDonal sử dụng nguồn cung cấp ở Đà Lạt đều đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng của nguyên vật liệu và hợp vệ sinh.

Có thể thấy, nhờ việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm của mình, chiến lược marketing của McDonald’s với yếu tố sản phẩm đã đáp ứng được nhiều nhu cầu của thị trường, nhờ đó tăng doanh thu cho mình. McDonald đã thành công trong việc thu hút được thêm nhiều khách hàng mới mà vẫn giữ chân được những khách hàng sử dụng dịch vụ quen thuộc.

Sản phẩm của McDonald – Chiến lược kinh doanh của McDonald tại Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm [Ảnh: Internet]

Chiến lược phân phối của McDonald

McDonald mở rộng nhiều địa điểm khác nhau để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm của họ. Chiến lược marketing của McDonald’s có các kênh phân phối sau:

  • Hệ thống nhà hàng
  • Ki-ốt bán hàng
  • Ứng dụng McDonald trên di động
  • Website, ứng dụng của Postmate và các ứng dụng khác.

Trong đó, nhà hàng McDonald là nơi tạo ra doanh thu bán hàng lớn nhất cho thương hiệu này. Một số nhà hàng vận hành các ki-ốt bán một số sản phẩm có giới hạn số lượng như các món tráng miệng, kem. Những ki-ốt tạm thời được mở bán trong các sự kiện theo mùa khác nhau hay các cuộc thi đấu thể thao chuyên nghiệp.

Yếu tố phân phối trong chiến lược marketing 4P của McDonald sử dụng tối đa mảng ứng dụng di động. Khách hàng còn có thể lựa chọn đặt hàng qua ứng dụng di động hoặc trang web Postmates. Trong đó, khi khách hàng sử dụng mobile app của McDonald thông qua hệ điều hành iOS hay Android đặt hàng và thanh toán sẽ có được những ưu đãi riêng và có thể chọn mua tại những cửa hàng có địa điểm gần nhất.

Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của McDonald bằng phương thức nhượng quyền thương mại [Ảnh: Internet]

Chiến lược giá của McDonald

Yếu tố giá trong chiến lược marketing của McDonald’s theo mô hình 4P kết hợp hài hòa giữa 2 chiến lược giá là: Chiến lược giá gói và chiến lược định giá tâm lý.

Với mục tiêu tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận và doanh số bán hàng, chiến lược định giá gói của McDonald cung cấp các combo đồ ăn khác nhau với mức giá chiết khấu hơn so với việc mua từng món ăn riêng lẻ.

Trong chiến lược định giá tâm lý, McDonald sử dụng các mức giá phải chăng như 99.000 đồng thay vì làm tròn số tiền đó. Nhờ chiến lược giá vô cùng thông minh này đã giúp McDonald khuyến khích được người tiêu dùng mua các sản phẩm của họ.

Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của McDonald tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng có thu nhập tầm trung nên chiến lược giá cao được hãng sử dụng ở đây. Điển hình là cửa hàng đầu tiên của McDonald được mở tại thành phố Hồ Chí Minh sôi động nơi mà hãng nhận định là thị trường mục tiêu với những khách hàng thu nhập cao, lối sống hiện đại.

Chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonald’s tại Việt Nam áp dụng chiến lược giá cao [Ảnh: Internet]

Chiến lược truyền thông của McDonald

Chiến lược marketing của McDonald’s xúc tiến truyền thông thu hút lượng khách hàng mua sản phẩm của mình bằng những hoạt động quảng cáo truyền hình, truyền thanh, in ấn và các phương tiện truyền thông trực tuyến. Mục tiêu cuối vẫn là độ phủ thương hiệu với người tiêu dùng và tăng lợi nhuận cho công ty.

Những phương tiện quảng cáo ngoài trời như hộp đèn, bảng hiệu hay những phương tiện in ấn như ly, áo, mũ in hình logo của hãng được tặng cho khách hàng. Điều này đã biến chính các khách hàng của họ trở thành những người quảng cáo miễn phí cho hình ảnh McDonald trở nên rộng rãi hơn.

McDonald đã có chiến lược truyền thông với nhiều quảng cáo vô cùng độc đáo. Hoạt động quảng cáo trên các trang mạng xã hội điển hình như Facebook, Youtube, Twitter, Instagram,… cùng rất nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng. Các phiếu giảm giá, voucher tặng những sản phẩm nhất định thu hút được lượng lớn khách hàng sử dụng. Ngoài ra phải kể đến các hoạt động Pr khi tổ chức tự thiện McDonald’s Global Best of Green hay Ronald McDonald House, quỹ từ thiện Operation Smile Việt Nam đã gây được ấn tượng tốt với khách hàng với những hành động đẹp.

Trong chiến lược kinh doanh của McDonald, hãng xác định nhóm khách trẻ em là một phần khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, các hoạt động tặng bóng, tặng mũ Pikachu cho bé hay giao lưu với Pikachu, chương trình hóa trang ngày 1/6,… đã thu hút một lượng lớn khách hàng là các bậc phu huynh vào những ngày lễ, dịp sinh nhật hay cuối tuần.

Một chiêu thức khuyến mãi qua những sự kiện lớn được nhiều người quan tâm tại Việt Nam và toàn thế giới được McDonald áp dụng cực kỳ khéo léo. McDonald đã trở thành nhà tài trợ chính thức của FIFA World Cup 2014 hay kết hợp với nhãn hàng Adidas tổ chức cuộc thi “Sút bóng hay, nhận giày đỉnh” với hàng loạt quà tặng hấp dẫn đã thu hút lượng lớn các bạn trẻ tham gia.

Chiến lược quảng cáo của McDonald tại Việt Nam thành công trong việc thu hút khách hàng [Ảnh: Internet]

Có thể thấy, bằng chiến lược quảng cáo thông minh của mình McDonald đã thu hút được một lượng lớn khách hàng. Chiến lược marketing của McDonald’s được kết hợp một cách khéo léo và độc đáo đã giúp hãng vô cùng thành công về cả doanh thu cũng như hình ảnh.

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Lotteria

Kết luận

Chiến lược marketing 4P chưa bao giờ là lỗi thời đối với bất kỳ thương hiệu lớn nhỏ nào. Có thể nói, chiến lươc marketing của McDonald’s ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã thành công lớn trong việc xây dựng hình ảnh và gặt hái được nhiều thành công. Với sự kết hợp thông minh cùng sự linh động trong các chiến lược kinh doanh của mình đã giúp hãng trở thành một trong những cái tên máu mặt trong thị trường đồ ăn nhanh ở Việt Nam. Hy vọng thông tin trong bài viết trên đây hữu ích cho những bạn trẻ đam mê học hỏi hay phát triển thương hiệu của riêng mình.

Jasmine Vu – duavang.net

Tags: Chiến lược thương hiệu

Video liên quan

Chủ Đề