Chiến thắng trong chiến dịch Đường 14 đã mở ra khả năng

Bước vào mùa khô 1974-1975, quân ta đẩy mạnh hoạt động tạo thế, tạo lực trên các chiến trường của toàn miền Nam. Trước tình hình đó, Quân ủy và Bộ tư lệnh Miền quyết định sử dụng Quân đoàn 4 để mở Chiến dịch Đường 14-Phước Long, làm bàn đạp tạo thế đe dọa, tiến công hệ thống phòng thủ của quân đội Sài Gòn, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng, mở rộng tuyến hành lang vận chuyển nối thông với Tây Nguyên.

Khu vực Phước Long địch bố trí gồm các Chi khu quân sự Đồng Xoài, Bố Đức, Đức Phong, quận lỵ Phước Bình, thị xã Phước Long, căn cứ Bà Rá vốn được xem là tuyến phòng thủ quan trọng bảo vệ Sài Gòn từ xa. Bởi địch xác định, từ các tỉnh này, quân Giải phóng có thể từ Tây Nguyên tràn xuống hoặc từ Lộc Ninh đánh vào Bình Dương, đe dọa Sài Gòn. Giữ được Phước Long tức là địch sẽ tạo ra “lá chắn” ngăn chặn hành lang vận tải của ta qua Lào và Campuchia vào Đông Nam Bộ; đồng thời giữ vị trí chia cắt thế liên hoàn các vùng do ta chiếm lĩnh, cô lập Lộc Ninh với nam Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông khác.

Hành quân về giải phóng Phước Long. Ảnh tư liệu.

Ngày 13-12-1974, ta nổ súng đánh chiếm đồn bảo an ở km19 trên Đường 14, mở màn chiến dịch. Sau 5 ngày chiến đấu liên tục, ta đã tiêu diệt Chi khu Bù Đăng, Yếu khu Bù Na, diệt hơn 60 đồn bốt địch, giải phóng khu vực dài hơn 100km dọc Đường 14 từ Bù Đăng đến Đồng Xoài với 14.000 dân.

Từ ngày 23-12 đến 28-12-1974, Trung đoàn 165 [Sư đoàn 7], tiến công tiêu diệt Chi khu Bù Đốp và một số đồn bốt địch trên Đường 311; Trung đoàn 141 và Trung đoàn 290 [Sư đoàn 7] tiến công chi khu Đồng Xoài, giải phóng Đường 14, đưa lực lượng áp sát, cô lập hoàn toàn thị xã Phước Long.

Rạng sáng 31-12-1974, ta nổ súng tiến công Chi khu quân sự Phước Bình, cùng lúc bộ đội địa phương tiến công Phước Lộc. Sáng 1-1-1975, Tiểu đoàn 79 đặc công chiếm núi Bà Rá. Ngày 2-1-1975, ta tiến công và ngày 6-1-1975, ta hoàn toàn làm chủ thị xã Phước Long.

Sau 25 ngày chiến đấu, Chiến dịch Đường 14-Phước Long kết thúc thắng lợi. Ta đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân; tạo bàn đạp chiến lược quan trọng uy hiếp hệ thống phòng thủ bắc Sài Gòn của địch. Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta đã giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở gần Sài Gòn. Chiến dịch Đường 14-Phước Long là đòn đánh thăm dò phản ứng của Mỹ, góp phần củng cố vững chắc thêm quyết tâm chiến lược của Đảng ta là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trong 2 năm 1975-1976.

Bên cạnh ý nghĩa chiến lược này, Chiến dịch này Đường 14-Phước Long còn để lại giá trị lớn về nghệ thuật chiến dịch, đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Truy kích địch trong thị xã Phước Long ngày 5-1-1975. Ảnh tư liệu.

Lần đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ trường kỳ chúng ta sử dụng cách đánh lướt từ ngoài vào trong, vừa đánh vừa thăm dò động thái của địch. Tại chiến dịch, quân ta được điều động lực lượng tăng dần từng bước đã khiến cho địch không phán đoán được hành động mà chủ động tìm phương cách đối phó. Bị các lực lượng chủ lực của ta tấn công liên tục qua các giai đoạn mà hầu như không có thời gian đệm nên địch càng bị động và nhanh chóng sụp đổ.

Cụ thể, ở Bù Đăng ta diệt diệt 2 căn cứ chính thì toàn bộ chốt dân vệ và cả chốt bảo an trên Đường 14 đều tan rã. Ở Đồng Xoài ta tiêu diệt chi khu xong dùng đó làm bàn đạp phát triển chiến đấu các mục tiêu xung quang trong vòng nửa ngày. Ở cụm thị xã Phước Long ta hình thành 2 bước: Bước 1, ta tiêu diệt chi khu Phước Bình và Bà Rá, bởi vì chi khu Phước Bình có sân bay ta có thể khống chế diệt máy bay địch, khống chế trên không, không cho máy bay địch đổ quân xuống thị xã Phước Bình và núi Bà Rá. Bước 2, ta đánh vào thị xã. Đây chính là cách đánh sáng tạo trong chiến dịch để đưa đến sự thành công trong chiến dịch.

Đáng kể, trong bước 2 của chiến dịch, đây là lần đầu tiên chủ lực của ta vận dụng cách đánh hợp đồng binh chủng tiến công thị xã có cấu trúc phòng thủ tương đối kiên cố. Theo đó, ta sử dụng 1 tiểu đoàn xe tăng, 6 khẩu 130 ly, pháo 122 ly, 105 ly, tạo ra hỏa lực lấn ướt và thời cơ thuận lợi để bộ binh làm chủ các trận đánh, tiến tới chia cắt, bao vây và xử lý gọn các mục tiêu.

Trong cuốn “Lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước” do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 1980 đã thông tin sau sự kiện ta xuyên thủng “lá chắn” Đường 14-Phước Long: Mỹ - Thiệu làm rùm beng “sự kiện Phước Long”. Sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ ở Okinawa đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp; một bộ phận hạm đội 7 được điều đến bờ biển Nam Việt Nam; quân chủ lực ngụy ồ ạt phản công “tái chiếm Phước Long”. Nhưng bị thất bại thảm hại, cuối cùng cả Mỹ lẫn ngụy phớt lờ đi “sự kiện Phước Long”.

Sự kiện “lá chắn” Đường 14-Phước Long bị xuyên thủng đã báo hiệu suy yếu nghiêm trọng của quân ngụy, không đủ sức phản kích chiếm lại những vùng đã mất và Mỹ khó có khả năng can thiệp bằng lực lượng quân sự trở lại vào miền Nam. Thời cơ giải phóng Tây Nguyên đã điểm bằng chiến thắng vang dội như thế.

MẠNH THẮNG [khai thác và phân tích theo Nghệ thuật quân sự trong chiến đấu, tập 3, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, xuất bản: 2007]

[Bqp.vn] - Mùa khô 1974 - 1975, trên chiến trường B2, quân và dân ta đã mở chiến dịch Đường số 14 - Phước Long và giành thắng lợi to lớn. Đây là chiến thắng quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược, lần đầu tiên giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với nhiều nét nghệ thuật đặc sắc.

Bộ đội chủ lực tiến công giải phóng cứ điểm Bộ Chỉ huy cảnh sát Ngụy ở Phước Long. [ảnh tư liệu]

Thực hiện bước 1 của Kế hoạch chiến lược năm 1975 của Bộ Chính trị, cuối năm 1974, Quân ủy Trung ương quyết định mở “đợt tiến công có mức độ, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ”, nhằm tiếp tục phát triển thế, lực chiến lược có lợi cho ta trên chiến trường miền Nam; đồng thời, có thêm cơ sở để Bộ Chính trị chính thức hạ quyết tâm chiến lược. Triển khai chủ trương trên, Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ cho Quân đoàn 4 mở chiến dịch Đường số 14 - Phước Long. Đây là Chiến dịch rất quan trọng, không chỉ tiêu diệt một bộ phận chủ lực địch, mở rộng vùng giải phóng, tạo thêm bàn đạp tiến công vùng ven Sài Gòn, mà còn nhằm từng bước thăm dò phản ứng của địch. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 đã vượt qua mọi khó khăn, tập trung nghiên cứu, đánh giá tình hình, xây dựng quyết tâm, xác định cách đánh linh hoạt, sáng tạo và giành thắng lợi to lớn. Sau 25 ngày đêm chiến đấu liên tục [từ ngày 13/12/1974 đến ngày 6/1/1975], ta đã tiêu diệt, bắt và làm tan rã toàn bộ quân địch ở Phước Long, thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh, giải phóng 50 vạn dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến dịch. Đặc biệt, với chiến thắng Đường số 14 - Phước Long, lần đầu tiên ta đã giải phóng hoàn toàn một tỉnh miền Đông Nam Bộ, đánh dấu bước phát triển mới về nghệ thuật tổ chức và thực hành tác chiến chiến dịch, với nhiều nét nghệ thuật đặc sắc, được thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

Một là, lựa chọn địa bàn tác chiến chiến dịch đúng đắn, phù hợp và có giá trị về chiến lược. Thời điểm cuối năm 1974, trong hệ thống phòng thủ của Quân đoàn 3 Ngụy, địa bàn Phước Long - Đường số 14 là một khâu tương đối sơ hở, mỏng yếu. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu tổng thể mới thấy hết vai trò đặc biệt quan trọng của địa bàn Phước Long - Đường số 14 về chiến lược. Trước hết, Phước Long là một tỉnh có vị trí quan trọng trong thế trận phòng thủ từ xa bảo vệ Sài Gòn, nhưng lại là nơi tương đối xung yếu, thuận tiện cho chủ lực của ta cơ động, triển khai tiến công. Nếu chiếm được Phước Long ta sẽ mở ra thế trận uy hiếp Sài Gòn từ hướng Tây Bắc; đồng thời, tạo thế cơ động, triển khai lực lượng rộng rãi từ hướng Tây và Tây Bắc vào Sài Gòn - sào huyệt cuối cùng của chế độ Việt Nam cộng hòa. Địa thế Phước Long có giá trị án ngữ, khống chế các trục giao thông quan trọng, như: Đường 14 nối với Nam Tây Nguyên, Đường số 2 từ Đồng xoài đi Phước Bình, trục lộ 311 nối với Đường số 13…; đồng thời nối thông với hành lang tuyến đường 559 chiến lược của ta. Không những thế, địa hình nơi đây bao gồm cả rừng núi, trung du, đồng bằng và đô thị, lại nằm gần Căn cứ không quân lớn Biên Hòa và Sở chỉ huy Quân đoàn 3 Ngụy. Vì thế, khi ta tiến công Đường 14 - Phước Long sẽ buộc địch phải tập trung đối phó; từ đó chúng sẽ bộc lộ rõ thực lực, khả năng và ý đồ tác chiến, còn ta sẽ có cơ sở để hoạch định các kế hoạch xa hơn, lớn hơn. Mặt khác, với khả năng thực tế của chủ lực Miền lúc đó thì chọn địa bàn tác chiến Phước Long là mục tiêu vừa sức để bảo đảm giành thắng lợi.

Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình các mặt, Bộ Tư lệnh Miền quyết định chọn Phước Long - Đường số 14 là địa bàn tác chiến chủ yếu của bước 1 năm 1975. Đây là quyết định đúng đắn, sáng tạo và là nét nghệ thuật đặc sắc. Với việc chọn địa bàn tác chiến chiến dịch này, chúng ta đã nhận thức đúng và biết đặt Phước Long - Đường số 14 vào những ý định chiến lược lớn, xa hơn mà trong thời điểm đó địch chưa đánh giá được. Thực tiễn diễn biến Chiến dịch đã chứng minh, khi ta tiêu diệt các mục tiêu: Bù Đăng, Bù Na và uy hiếp Đồng Xoài, địch vẫn chủ quan cho rằng đó chỉ là hoạt động phối hợp chiến trường của các đơn vị nhỏ và địa phương. Và, đến khi ta mở đợt tiến công tiêu diệt Đồng Xoài, đánh chiếm thị xã Phước Long và giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long thì địch hoàn toàn bất ngờ và phản ứng yếu ớt. Mặc dù đích thân Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu chủ trì cuộc họp về giải cứu Phước Long… nhưng tất cả đều lúng túng, bất lực, bởi những nhận định, đánh giá sai lầm cùng những yếu kém của Ngụy quân, Ngụy quyền Sài Gòn; để rồi phó mặc cho Quân khu 3 Ngụy tự xoay sở trước thế trận chiến lược được triển khai chặt chẽ, hiểm hóc của ta. Đặc biệt, đồng minh Mỹ cũng chỉ phản ứng bằng một vài tuyên bố mang tính tượng trưng và tỏ thái độ vô vọng nhìn Phước Long thất thủ. Như vậy, với việc chọn địa bàn tác chiến đúng đắn, phù hợp, Chiến dịch không chỉ tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng đất đai, mà còn là cơ sở để Bộ Chính trị đánh giá thực lực của chủ lực Ngụy và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ, tiến tới hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975.

Hai là, tạo lập thế trận chiến dịch vững chắc, chuyển hóa linh hoạt, luôn đánh địch ở thế chủ động giành thắng lợi. Để giữ bí mật ý định hành động của ta trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch cũng như Kế hoạch chiến lược trong năm 1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương đẩy mạnh hoạt động nghi binh của Sư đoàn 9 và một bộ phận của Sư đoàn 7 trên Đường số 7 và Đường số 16 [đi Tân Uyên], nhằm thu hút sự chú ý của Quân đoàn 3 Ngụy. Tận dụng sơ hở của địch, các lực lượng Chiến dịch bí mật triển khai hình thành thế trận hiểm hóc, vững chắc trên các hướng. Vì địa bàn rộng, các mục tiêu địch cách xa nhau, lại phải quán triệt, thực hiện chỉ đạo của chiến lược là tiết kiệm lực lượng và không để địch phát hiện ý định lớn, nên việc triển khai thế trận chiến dịch phải bảo đảm bí mật, toàn diện, chắc thắng và xử lý được các tình huống nảy sinh. Do đó, Chiến dịch đã tích cực, chủ động triển khai thế trận trên các hướng: hướng chủ yếu [Bù Đăng - Vĩnh Thiện], hướng thứ yếu [Bù Na - cầu 11 đi Đồng Xoài], hướng phối hợp [Bù Đốp lưu vong] và hướng sẵn sàng đánh địch ứng cứu giải tỏa [trên Đường số 13, Đường số 7]… Với cách bố trí đó, ta đã hình thành thế trận bao vây, chia nhỏ, cô lập từng mục tiêu địch trên Đường số 14 và địch ở Đồng Xoài, tạo thế chủ động và đưa địch vào thế bị động để tiêu diệt. Chỉ sau 5 ngày tiến công của đợt 1, ta đã tiêu diệt nhiều đồn bốt địch, giải phóng và làm chủ hơn 80 km Đường số 14 [đoạn từ Bù Đăng đến sát Đồng Xoài], mở ra thế trận bao vây, uy hiếp Đồng Xoài và thị xã Phước Long.

Cùng với đó, việc chuyển hóa, phát triển thế trận chiến dịch nhanh cũng là nét nghệ thuật đặc sắc. Ngay từ khi chưa kết thúc đợt 1, khi thấy thời cơ mở ra, ta đã mạnh dạn đưa Trung đoàn 12, 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 429 cùng một bộ phận hỏa lực triển khai ở Nam Bù Đốp - Phước Tín; đồng thời, đưa lực lượng vào bao vây, bức rút các căn cứ: Phước Lộc, Phước Quả… để tạo thế cho đợt 2. Trong khi địch bị thu hút về hướng Bù Đốp và tập trung lo phòng giữ Tây Ninh, với thế trận được triển khai từ trước, ta nhanh chóng bao vây, tiến công chi khu quân sự Đồng Xoài. Mặc dù địch phòng thủ kiên cố, có quân đông, hỏa lực mạnh, nhưng trong thế bị bao vây, cô lập, tinh thần binh lính sa sút, nên chỉ sau 5 giờ chiến đấu ta đã tiêu diệt, làm chủ hoàn toàn căn cứ Đồng Xoài. Phát huy kết quả và lợi thế chiến đấu, đến gần cuối đợt 2, ta lại đưa Trung đoàn 12 áp sát Nam Phước Bình, làm cơ sở hình thành thế tiến công trên hướng chủ yếu của đợt 3. Trong đợt 3, cùng với nổ súng bước 1, ta đã triển khai lực lượng hình thành thế bao vây cho bước 2 - bước quyết định để làm chủ hoàn toàn thị xã Phước Long. Do cách hình thành, chuyển hóa thế trận linh hoạt, sáng tạo đó, ta vừa rút ngắn được thời gian chuyển tiếp giữa các đợt, vừa chủ động tiến công các mục tiêu mới khi địch chưa kịp triển khai kế hoạch đối phó, làm cho thị xã Phước Long vốn đã bị cô lập lại càng bị chia cắt triệt để hơn, khiến địch nhanh chóng suy sụp và bị tiêu diệt.

Ba là, vận dụng cách đánh chiến dịch sáng tạo. Đây là nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu suất chiến đấu của Chiến dịch và cũng là nét nghệ thuật nổi bật trong tác chiến chiến dịch Đường số 14 - Phước Long. Khi bước vào Chiến dịch, trên địa bàn tỉnh Phước Long có ba mục tiêu lớn, quan trọng của địch là: các chi khu Bù Đăng, Đồng Xoài và thị xã Phước Long. Để tiến công tiêu diệt ba mục tiêu trên, Chiến dịch sử dụng cách đánh: lần lượt tiến công đột phá từng mục tiêu kết hợp sử dụng lực lượng, phương tiện tăng dần từng bước. Đây là cách đánh không mới, thậm chí xét về lý luận, ở quy mô chiến dịch thông thường thì cách đánh lần lượt trên có thể dẫn đến những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của chiến dịch Đường số 14 - Phước Long, cách đánh trên lại là nét sáng tạo và mang lại hiệu quả to lớn. Vận dụng cách đánh đột phá lần lượt từ ngoài vào trung tâm là sự lựa chọn đúng đắn trong điều kiện địch tại địa bàn tương đối mỏng yếu, các khu vực địch bị cô lập và căng kéo trên toàn chiến trường; lực lượng ta tương đối ít, vũ khí trang bị hạn chế. Hơn nữa, mục tiêu của Chiến dịch không chỉ tiêu diệt địch, giải phóng đất đai, mà cao hơn phải từng bước thăm dò chính xác khả năng đối phó của địch ở từng cấp độ khác nhau để phục vụ cho ý đồ chiến lược thì sử dụng cách đánh trên là rất cần thiết. Mặt khác, ta còn chủ động và khéo kết hợp chặt chẽ giữa tiến công đột phá với bao vây, chia cắt và nghi binh rộng rãi trên các hướng, làm cho địch không phát hiện ra hướng chủ yếu và lực lượng nào là chủ công của Chiến dịch, nên cách đánh trên càng phát huy hiệu quả, diệt địch nhanh, gọn. Ngoài ra, quá trình tác chiến, ta đã vận dụng linh hoạt các hình thức tập kích, cường tập, vận động tiến công, truy kích, tiến công bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, cùng với các thủ đoạn bao vây, chia cắt, vu hồi, thọc sâu, tập kích hỏa lực… trong từng trận và các đợt chiến dịch đã tạo được hiệu suất chiến đấu cao, hạn chế được thương vong tổn thất. Chính vì thế, các mục tiêu địch từ Bù Đăng, Bù Na, Bù Đốp, Đồng Xoài… và cuối cùng là thị xã Phước Long lần lượt bị ta tiêu diệt trong một thời gian tương đối ngắn cũng là nét đặc sắc về nghệ thuật tác chiến của Chiến dịch.

Thắng lợi của chiến dịch Đường số 14 - Phước Long không chỉ ở phạm vi chiến dịch mà còn có ý nghĩa chiến lược, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề, giúp Bộ Chính trị khẳng định kết luận đặc biệt quan trọng: trên chiến trường miền Nam, ta đang phát triển thế chủ động chiến lược, đẩy địch vào thế bị động phòng ngự. Sức chiến đấu của ta đã hơn hẳn chủ lực cơ động của Ngụy. Mỹ không thể đưa quân trở lại, nếu có cũng khó lòng cứu Ngụy khỏi sụp đổ. Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, có đủ điều kiện mọi mặt thực hiện quyết tâm chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đại tá Nguyễn Đồng Thụy, Viện Chiến lược Quốc phòng nguồn: Tạp chí QPTD

Page 2

[Bqp.vn] - Mùa khô 1974 - 1975, trên chiến trường B2, quân và dân ta đã mở chiến dịch Đường số 14 - Phước Long và giành thắng lợi to lớn. Đây là chiến thắng quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược, lần đầu tiên giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với nhiều nét nghệ thuật đặc sắc.

Bộ đội chủ lực tiến công giải phóng cứ điểm Bộ Chỉ huy cảnh sát Ngụy ở Phước Long. [ảnh tư liệu]

Thực hiện bước 1 của Kế hoạch chiến lược năm 1975 của Bộ Chính trị, cuối năm 1974, Quân ủy Trung ương quyết định mở “đợt tiến công có mức độ, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ”, nhằm tiếp tục phát triển thế, lực chiến lược có lợi cho ta trên chiến trường miền Nam; đồng thời, có thêm cơ sở để Bộ Chính trị chính thức hạ quyết tâm chiến lược. Triển khai chủ trương trên, Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ cho Quân đoàn 4 mở chiến dịch Đường số 14 - Phước Long. Đây là Chiến dịch rất quan trọng, không chỉ tiêu diệt một bộ phận chủ lực địch, mở rộng vùng giải phóng, tạo thêm bàn đạp tiến công vùng ven Sài Gòn, mà còn nhằm từng bước thăm dò phản ứng của địch. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 đã vượt qua mọi khó khăn, tập trung nghiên cứu, đánh giá tình hình, xây dựng quyết tâm, xác định cách đánh linh hoạt, sáng tạo và giành thắng lợi to lớn. Sau 25 ngày đêm chiến đấu liên tục [từ ngày 13/12/1974 đến ngày 6/1/1975], ta đã tiêu diệt, bắt và làm tan rã toàn bộ quân địch ở Phước Long, thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh, giải phóng 50 vạn dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến dịch. Đặc biệt, với chiến thắng Đường số 14 - Phước Long, lần đầu tiên ta đã giải phóng hoàn toàn một tỉnh miền Đông Nam Bộ, đánh dấu bước phát triển mới về nghệ thuật tổ chức và thực hành tác chiến chiến dịch, với nhiều nét nghệ thuật đặc sắc, được thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

Một là, lựa chọn địa bàn tác chiến chiến dịch đúng đắn, phù hợp và có giá trị về chiến lược. Thời điểm cuối năm 1974, trong hệ thống phòng thủ của Quân đoàn 3 Ngụy, địa bàn Phước Long - Đường số 14 là một khâu tương đối sơ hở, mỏng yếu. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu tổng thể mới thấy hết vai trò đặc biệt quan trọng của địa bàn Phước Long - Đường số 14 về chiến lược. Trước hết, Phước Long là một tỉnh có vị trí quan trọng trong thế trận phòng thủ từ xa bảo vệ Sài Gòn, nhưng lại là nơi tương đối xung yếu, thuận tiện cho chủ lực của ta cơ động, triển khai tiến công. Nếu chiếm được Phước Long ta sẽ mở ra thế trận uy hiếp Sài Gòn từ hướng Tây Bắc; đồng thời, tạo thế cơ động, triển khai lực lượng rộng rãi từ hướng Tây và Tây Bắc vào Sài Gòn - sào huyệt cuối cùng của chế độ Việt Nam cộng hòa. Địa thế Phước Long có giá trị án ngữ, khống chế các trục giao thông quan trọng, như: Đường 14 nối với Nam Tây Nguyên, Đường số 2 từ Đồng xoài đi Phước Bình, trục lộ 311 nối với Đường số 13…; đồng thời nối thông với hành lang tuyến đường 559 chiến lược của ta. Không những thế, địa hình nơi đây bao gồm cả rừng núi, trung du, đồng bằng và đô thị, lại nằm gần Căn cứ không quân lớn Biên Hòa và Sở chỉ huy Quân đoàn 3 Ngụy. Vì thế, khi ta tiến công Đường 14 - Phước Long sẽ buộc địch phải tập trung đối phó; từ đó chúng sẽ bộc lộ rõ thực lực, khả năng và ý đồ tác chiến, còn ta sẽ có cơ sở để hoạch định các kế hoạch xa hơn, lớn hơn. Mặt khác, với khả năng thực tế của chủ lực Miền lúc đó thì chọn địa bàn tác chiến Phước Long là mục tiêu vừa sức để bảo đảm giành thắng lợi.

Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình các mặt, Bộ Tư lệnh Miền quyết định chọn Phước Long - Đường số 14 là địa bàn tác chiến chủ yếu của bước 1 năm 1975. Đây là quyết định đúng đắn, sáng tạo và là nét nghệ thuật đặc sắc. Với việc chọn địa bàn tác chiến chiến dịch này, chúng ta đã nhận thức đúng và biết đặt Phước Long - Đường số 14 vào những ý định chiến lược lớn, xa hơn mà trong thời điểm đó địch chưa đánh giá được. Thực tiễn diễn biến Chiến dịch đã chứng minh, khi ta tiêu diệt các mục tiêu: Bù Đăng, Bù Na và uy hiếp Đồng Xoài, địch vẫn chủ quan cho rằng đó chỉ là hoạt động phối hợp chiến trường của các đơn vị nhỏ và địa phương. Và, đến khi ta mở đợt tiến công tiêu diệt Đồng Xoài, đánh chiếm thị xã Phước Long và giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long thì địch hoàn toàn bất ngờ và phản ứng yếu ớt. Mặc dù đích thân Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu chủ trì cuộc họp về giải cứu Phước Long… nhưng tất cả đều lúng túng, bất lực, bởi những nhận định, đánh giá sai lầm cùng những yếu kém của Ngụy quân, Ngụy quyền Sài Gòn; để rồi phó mặc cho Quân khu 3 Ngụy tự xoay sở trước thế trận chiến lược được triển khai chặt chẽ, hiểm hóc của ta. Đặc biệt, đồng minh Mỹ cũng chỉ phản ứng bằng một vài tuyên bố mang tính tượng trưng và tỏ thái độ vô vọng nhìn Phước Long thất thủ. Như vậy, với việc chọn địa bàn tác chiến đúng đắn, phù hợp, Chiến dịch không chỉ tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng đất đai, mà còn là cơ sở để Bộ Chính trị đánh giá thực lực của chủ lực Ngụy và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ, tiến tới hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975.

Hai là, tạo lập thế trận chiến dịch vững chắc, chuyển hóa linh hoạt, luôn đánh địch ở thế chủ động giành thắng lợi. Để giữ bí mật ý định hành động của ta trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch cũng như Kế hoạch chiến lược trong năm 1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương đẩy mạnh hoạt động nghi binh của Sư đoàn 9 và một bộ phận của Sư đoàn 7 trên Đường số 7 và Đường số 16 [đi Tân Uyên], nhằm thu hút sự chú ý của Quân đoàn 3 Ngụy. Tận dụng sơ hở của địch, các lực lượng Chiến dịch bí mật triển khai hình thành thế trận hiểm hóc, vững chắc trên các hướng. Vì địa bàn rộng, các mục tiêu địch cách xa nhau, lại phải quán triệt, thực hiện chỉ đạo của chiến lược là tiết kiệm lực lượng và không để địch phát hiện ý định lớn, nên việc triển khai thế trận chiến dịch phải bảo đảm bí mật, toàn diện, chắc thắng và xử lý được các tình huống nảy sinh. Do đó, Chiến dịch đã tích cực, chủ động triển khai thế trận trên các hướng: hướng chủ yếu [Bù Đăng - Vĩnh Thiện], hướng thứ yếu [Bù Na - cầu 11 đi Đồng Xoài], hướng phối hợp [Bù Đốp lưu vong] và hướng sẵn sàng đánh địch ứng cứu giải tỏa [trên Đường số 13, Đường số 7]… Với cách bố trí đó, ta đã hình thành thế trận bao vây, chia nhỏ, cô lập từng mục tiêu địch trên Đường số 14 và địch ở Đồng Xoài, tạo thế chủ động và đưa địch vào thế bị động để tiêu diệt. Chỉ sau 5 ngày tiến công của đợt 1, ta đã tiêu diệt nhiều đồn bốt địch, giải phóng và làm chủ hơn 80 km Đường số 14 [đoạn từ Bù Đăng đến sát Đồng Xoài], mở ra thế trận bao vây, uy hiếp Đồng Xoài và thị xã Phước Long.

Cùng với đó, việc chuyển hóa, phát triển thế trận chiến dịch nhanh cũng là nét nghệ thuật đặc sắc. Ngay từ khi chưa kết thúc đợt 1, khi thấy thời cơ mở ra, ta đã mạnh dạn đưa Trung đoàn 12, 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 429 cùng một bộ phận hỏa lực triển khai ở Nam Bù Đốp - Phước Tín; đồng thời, đưa lực lượng vào bao vây, bức rút các căn cứ: Phước Lộc, Phước Quả… để tạo thế cho đợt 2. Trong khi địch bị thu hút về hướng Bù Đốp và tập trung lo phòng giữ Tây Ninh, với thế trận được triển khai từ trước, ta nhanh chóng bao vây, tiến công chi khu quân sự Đồng Xoài. Mặc dù địch phòng thủ kiên cố, có quân đông, hỏa lực mạnh, nhưng trong thế bị bao vây, cô lập, tinh thần binh lính sa sút, nên chỉ sau 5 giờ chiến đấu ta đã tiêu diệt, làm chủ hoàn toàn căn cứ Đồng Xoài. Phát huy kết quả và lợi thế chiến đấu, đến gần cuối đợt 2, ta lại đưa Trung đoàn 12 áp sát Nam Phước Bình, làm cơ sở hình thành thế tiến công trên hướng chủ yếu của đợt 3. Trong đợt 3, cùng với nổ súng bước 1, ta đã triển khai lực lượng hình thành thế bao vây cho bước 2 - bước quyết định để làm chủ hoàn toàn thị xã Phước Long. Do cách hình thành, chuyển hóa thế trận linh hoạt, sáng tạo đó, ta vừa rút ngắn được thời gian chuyển tiếp giữa các đợt, vừa chủ động tiến công các mục tiêu mới khi địch chưa kịp triển khai kế hoạch đối phó, làm cho thị xã Phước Long vốn đã bị cô lập lại càng bị chia cắt triệt để hơn, khiến địch nhanh chóng suy sụp và bị tiêu diệt.

Ba là, vận dụng cách đánh chiến dịch sáng tạo. Đây là nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu suất chiến đấu của Chiến dịch và cũng là nét nghệ thuật nổi bật trong tác chiến chiến dịch Đường số 14 - Phước Long. Khi bước vào Chiến dịch, trên địa bàn tỉnh Phước Long có ba mục tiêu lớn, quan trọng của địch là: các chi khu Bù Đăng, Đồng Xoài và thị xã Phước Long. Để tiến công tiêu diệt ba mục tiêu trên, Chiến dịch sử dụng cách đánh: lần lượt tiến công đột phá từng mục tiêu kết hợp sử dụng lực lượng, phương tiện tăng dần từng bước. Đây là cách đánh không mới, thậm chí xét về lý luận, ở quy mô chiến dịch thông thường thì cách đánh lần lượt trên có thể dẫn đến những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của chiến dịch Đường số 14 - Phước Long, cách đánh trên lại là nét sáng tạo và mang lại hiệu quả to lớn. Vận dụng cách đánh đột phá lần lượt từ ngoài vào trung tâm là sự lựa chọn đúng đắn trong điều kiện địch tại địa bàn tương đối mỏng yếu, các khu vực địch bị cô lập và căng kéo trên toàn chiến trường; lực lượng ta tương đối ít, vũ khí trang bị hạn chế. Hơn nữa, mục tiêu của Chiến dịch không chỉ tiêu diệt địch, giải phóng đất đai, mà cao hơn phải từng bước thăm dò chính xác khả năng đối phó của địch ở từng cấp độ khác nhau để phục vụ cho ý đồ chiến lược thì sử dụng cách đánh trên là rất cần thiết. Mặt khác, ta còn chủ động và khéo kết hợp chặt chẽ giữa tiến công đột phá với bao vây, chia cắt và nghi binh rộng rãi trên các hướng, làm cho địch không phát hiện ra hướng chủ yếu và lực lượng nào là chủ công của Chiến dịch, nên cách đánh trên càng phát huy hiệu quả, diệt địch nhanh, gọn. Ngoài ra, quá trình tác chiến, ta đã vận dụng linh hoạt các hình thức tập kích, cường tập, vận động tiến công, truy kích, tiến công bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, cùng với các thủ đoạn bao vây, chia cắt, vu hồi, thọc sâu, tập kích hỏa lực… trong từng trận và các đợt chiến dịch đã tạo được hiệu suất chiến đấu cao, hạn chế được thương vong tổn thất. Chính vì thế, các mục tiêu địch từ Bù Đăng, Bù Na, Bù Đốp, Đồng Xoài… và cuối cùng là thị xã Phước Long lần lượt bị ta tiêu diệt trong một thời gian tương đối ngắn cũng là nét đặc sắc về nghệ thuật tác chiến của Chiến dịch.

Thắng lợi của chiến dịch Đường số 14 - Phước Long không chỉ ở phạm vi chiến dịch mà còn có ý nghĩa chiến lược, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề, giúp Bộ Chính trị khẳng định kết luận đặc biệt quan trọng: trên chiến trường miền Nam, ta đang phát triển thế chủ động chiến lược, đẩy địch vào thế bị động phòng ngự. Sức chiến đấu của ta đã hơn hẳn chủ lực cơ động của Ngụy. Mỹ không thể đưa quân trở lại, nếu có cũng khó lòng cứu Ngụy khỏi sụp đổ. Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, có đủ điều kiện mọi mặt thực hiện quyết tâm chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đại tá Nguyễn Đồng Thụy, Viện Chiến lược Quốc phòng nguồn: Tạp chí QPTD

Video liên quan

Chủ Đề