Chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên

Một số chính sách hỗ trợ và giải quyết việc làm của Nhà nước

Một số quy định về việc làm? Quản lý nhà nước về việc làm? Một số chính sách hỗ trợ và giải quyết việc làm của Nhà nước?

Trong các hoạt động của đời sống, lao động là một yếu tố tất yếu của con người. Lao động là việc con người sử dụng sức lao động của mình nhằm tạo ra những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Ngày nay, đất nước ta đang có tỷ lệ dân số khá cao dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp lớn. Thất nghiệp đang dần trở thành một vấn nạn trung tâm của mọi quốc gia bởi vì nó không chỉ tác động về kinh tế mà còn tạo ra những tác động tiêu cực cả về các khía cạnh xã hội. Chính bởi thế, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về một số chính sách hỗ trợ và giải quyết việc làm của Nhà nước.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Một số quy định về việc làm:

1.1. Khái niệm việc làm:

Trên thực tế, hoạt động kiếm sống là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của thế giới loài người. Từ khi sinh ra và có nhận thức, con người đã phải gắn mình với hoạt động này. Chúng ta có thể gọi chung hoạt động kiếm sống là việc làm.

Theo Khoản 1 Điều 9 Bộ Luật lao động 2019 quy định về việc làm có nội dung như sau: Việc làm được quy định là một hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.

Ngoài ra, theo Khoản 2 điều 3 Luật việc làm 2013 quy định về việc làm có nội dung như sau: Việc làm được quy định là hoạt động lao động của người lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.

Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên, ta có thể hiểu việc làm là các hoạt động lao động, nhằm tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập và việc làm là dạng hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội công nhận.

1.2. Các yếu tố cấu thành của việc làm:

Từ định nghĩa nêu trên, việc làm được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản sau đây, cụ thể là:

Thứ nhất, việc làm phải là một hoạt động lao động của con người: Điều này được thể hiện dưới sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất nhằm mục đích để giúp con người tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Yếu tố lao động trong việc làm cần phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp. Chính bởi vì vậy mà người có việc làm thông thường phải là những người thể hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời gian tương đối ổn định.

Thứ hai, việc làm phải giúp con người tạo ra thu nhập: Đây là yếu tố quan trọng đối với con người, việc làm phải giúp tạo ra khoản thu nhập trực tiếp và khả năng tạo ra thu nhập.

Xem thêm: Trách nhiệm của các chủ thể về việc làm? Trách nhiệm giải quyết việc làm của nhà nước?

Thứ ba, một yếu tố cũng rất quan trọng là hoạt động này phải hợp pháp: hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái pháp luật, không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc làm . Tùy theo điều kiện kinh tế  xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước khác nhau mà pháp luật của mỗi nước sẽ có sự quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được coi là việc làm. Đây là dấu hiệu có ỹ nghĩa to lớn thể hiện đặc trưng tính pháp lí của việc làm.

1.3. Vai trò của việc làm:

Việc làm có rất nhiều vai trò trong đời sống xã hội, ta có thể kể ra một số các vai trò cơ bản của việc làm như sau:

Việc làm là hoạt động lao động không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia. Không những thế, nó còn là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, việc làm còn chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.

Đối với từng cá nhân, phải có việc làm thì các chủ thể đó mới có thu nhập để nuôi sống bản thân mình và gia đình. Chính bởi vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân. Cần lưu ý rằng, trong thực tiễn, việc làm của cá nhân gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề.

Đối với nền kinh tế thì lao động, việc làm là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, nghề của đất nước. Bởi vì vậy việc làm đã trở thành một nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hòa giữa việc làm và kinh tế.

Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực.

Khi mọi cá nhân trong xã hội đều có việc làm thì xã hội đó sẽ được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội , không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ.

Cũng cần lưu ý rằng, khi nền kinh tế của các quốc gia mà không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội, tao ra các tệ nạn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người.

Xem thêm: Những quy định mới nhất của pháp luật về dạy nghề và việc làm

2. Quản lý nhà nước về việc làm:

2.1. Nội dung quản lý nhà nước về việc làm:

Theo Điều 6 Luật Việc làm quy định về nội dung quản lý nhà nước về việc làm có nội dung cụ thể như sau:

Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm.

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm.

Luôn quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp.

Thực hiện việc quản lý, tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm.

Nhà nước ta hợp tác quốc tế với các quốc gia trên thế giới về vấn đề việc làm.

Theo những quy định nêu trên, ta nhận thấy, hoạt động quản lý nhà nước về việc làm phải thực hiện theo các quy định cụ thể của pháp luật mà đã được đề ra trước đó, những nội dung quản lý được pháp luật quy định này đã góp phần thúc đẩy vấn đề việc làm phát triển theo hướng tích cực hơn đối với đất nước ta.

Xem thêm: Mẫu đơn xin việc làm mẫu sẵn, mẫu viết tay chuẩn và hay nhất năm 2020

2.2. Những hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện các chính sách về việc làm:

Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các chính sách về việc làm, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

Không được phân biệt đối xử trong tất cả việc làm và nghề nghiệp.

Không được xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Nghiêm cấm việc tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm việc dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Nghiêm cấm các hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.

Nghiêm cấm các hành vi gây cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

3. Một số chính sách hỗ trợ và giải quyết việc làm của Nhà nước:

Một số chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước quy định về việc hỗ trợ việc làm bao gồm các chính sách cụ thể sau đây:

Xem thêm: Những mẫu đơn xin việc làm viết tay chuẩn và hay nhất năm 2020

Thứ nhất, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ các vấn đề sau đây:

+ Nhà nước ta hỗ trợ các đối tượng học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;

+ Nhà nước ta hỗ trợ các đối tượng được tham gia đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;

+ Nhà nước ta hỗ trợ các đối tượng được vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Chính phủ quy định chi tiết chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Điều này.

Thứ hai, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên:

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.

Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây, cụ thể là:

+ Nhà nước thực hiện việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên.

+ Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế  xã hội;

+ Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.

Thứ ba, hỗ trợ phát triển thị trường lao động:

Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động sau đây, cụ thể là:

Thứ nhất, Nhà nước thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động.

Thứ hai: Hiện đại hóa hoạt động dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động.

Thứ ba: Đầu tư nâng cao năng lực trung tâm dịch vụ việc làm.

Thứ tư: Nhà nước ta khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường lao động.

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

  • Những mẫu đơn xin việc làm viết tay chuẩn và hay nhất năm 2020
  • Điều kiện thành lập trung tâm giới thiệu việc làm
  • Hỏi về việc làm lại giấy khai sinh cho con
  • Quy định thay đổi vị trí việc làm đối với viên chức
  • Các trường hợp đơn phương chấm dứt việc làm của viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập

Chủ Đề