Chính sách nông nghiệp nổi bật của nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX là

- Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi [Gia Long]. Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân [Huế].

* Tổ chức bộ máy nhà nước.

- Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.

- Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh [Trung Bộ] do Triều đình trực tiếp cai quản.

- Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc, Tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

Chân dung vua Gia Long

Chân dung vua Minh Mạng

Hành chính Việt Nam thời Nguyễn [từ 1832]

- Tuyển chọn quan lại: thời gian đầu tuyển chọn những người trước đây từng theo Nguyễn Ánh, về sau thông qua giáo dục, khoa cử.

- Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc.

- Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.

Binh lính người Việt thời Nguyễn

Ngọ Môn Hoàng Thành Huế

* Ngoại giao.

- Thần phục nhà Thanh [Trung Quốc].

- Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.

- Với phương Tây "đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ".

 II. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn

 * Nông nghiệp:

+ Năm 1804, nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít [20% tổng diện tích đất], đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.

- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.

- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.

=> Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.

+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.

Kim Sơn Ninh Bình - Một trong những nơi được khai hoang mạnh mẽ

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp: Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói [nghề cũ].

+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.

- Trong nhân dân: Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.

Trang sức thời Nguyễn

 * Thương nghiệp

+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.

+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng: Hoa, Xiêm, Malai.

+ Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

+ Đô thị tàn lụi dần.

III. Tình hình văn hóa - giáo dục

- Giáo dục: giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.

- Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo.

- Văn học: văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.

- Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam thực lục...

- Kiến trúc: Kinh đô Huế, Lăng tẩm, Thành Lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội.

- Các ngành nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.

Địa bạ - Di sản to lớn về ruộng đất

              BÀI 25:

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VĂN HÓA DƯỚI

TRIỀU NGUYỄN [Nửa đầu thế kỷ XIX]

1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước ,chính sách ngoại giao:

a. Bối cảnh :

 -  Sau khi đánh bại Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi ,lấy niên hiệu là Gia Long, thành lập nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân [Huế]

-    Năm 1804, đổi tên nước là Việt Nam rồi Đại Nam.

b. Tổ chức bộ máy nhà nước:

Ờ TW :Tổ chức theo mô hình thời Lê.

- Ở địa phương: Chia đất nước làm 3 vùng : Bắc thành, Gia Định Thành và các Trực Doanh [Trung Bộ] do triều đình trực tiếp quản lý.

-Năm 1832 Vua Minh Mạng cải cách hành chính :

,chia nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên , đứng đầu là Tổng đốc Tuần Phủ do triều Đình điều hành.

-Giao Dục:  Quan lại được tuyển chọn qua khoa cử.

-Luật Pháp: Ban hành Hoàng Triều Luật Lệ có 400 điều.

-Quân đội:  được tổ chức qui củ,nhưng trang bị lạc hậu.

c. Ngoại giao:

 -Thuần phục nhà Thanh , Lào và CPC thuần phục.

-Với phương Tây thì “đóng cửa”…

2.Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn:

a. Nông nghiệp:

  - Thực hiện chính sách quân điền, nhưng hiệu quả  không cao.

-Khuyến khích khai hoang  và xây dựng đê bao, bằng nhiều hình thức.

-Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông vẫn được duy trì. Làm bớt cảnh đói nghèo.

=> Những chính sách của nhà  Nguyễn không còn phù hợp Việt Nam XIX vẫn là nước PK nông nghiệp lạc hậu.

b.Thủ công nghiệp:

*Thủ Công Nghiệp Nhà Nước:

- Được nhà nước quan tâm, tổ chức với qui mô lớn: các xưởng vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói ,…

- Thợ Quan xưởng  đóng tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước.

* Thủ Công Nghiệp Nhân Dân:

-Các nghề thủ công truyền thống được duy trì.

-Xuất hiện nghề mới: in tranh dân gian.

c.Thương nghiệp

- Nội thương: Phát triển chậm chạp.

-Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương.dè chừng với Phương Tây, vì vây đô thị lụi tàn dần.

3.Tình hình văn hoá giáo dục:

*Giáo dục: Nho học được củng cố.

*Tôn giáo: Độc tôn Nho giáo ,hạn chế đạo Thiên Chúa.

Tín ngưỡng dân gian phát triển.

*Văn học:  Chữ nôm phát triển, các tác giả tiêu biểu như:  Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương ,Bà Huyện Thanh Quan…

* Sử học:  Thành lập Quốc sử Quán ,soạn được nhiều bộ sử lớn,như Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí…

*Kiến trúc : -Xây dựng kinh đô  và các lăng tẩm ..

-Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triễn.

CÂU HỎI

I. TRẮC NGHIỆM:

1. Cấp độ biết:

Câu 1: Nhà Nguyễn được thành lập sau khi

A. đánh bại quân Xiêm.

B. đánh bại quân Thanh.

C. đánh bại vương triều Tây Sơn.

D. vương triều Tây Sơn khủng hoảng.

Câu 2: Dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX, chính quyền Trung ương được tổ chức theo mô hình

A. thời Lê.

B. nhà Mạc.

C. vương triều Tây Sơn.

D. nhà Thanh [Trung Quốc].

Câu 3: Dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX, nơi nào được chọn làm kinh đô nước ta?

A. Gia Định.

B. Phú Xuân.

C. Quy Nhơn.

D. Thăng Long.

Câu 4: Nguồn tuyển chọn quan lại chính dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX là

A. đề cử.

B. tiến cử.

C. khoa cử.

D. theo dòng tộc.

Câu 5: Một bộ luật mới được ban hành dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX là

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Hoàng triều luật lệ.

D. Quốc triều hình luật.

Câu 6: Về quan hệ với các nước bên ngoài, nhà Nguyễn thi hành chủ trương

A. “mở cửa”.

B. “đóng cửa”.

C. quan hệ với nhà Thanh.

D. quan hệ với Lào và Chân Lạp.

Câu 7: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX là

A. lạc hậu.

B. ổn định.

C. phát triển.

D. khủng hỏang.

Câu 8: Dưới thời nhà Nguyễn [nửa đầu thế kỉ XIX], bộ Hoàng Việt Luật lệ còn đựơc gọi là gì?

A. Luật Hồng Đức.

B. Luật Gia Long.

C. Luật Hoàng Triều.

D. Luật Minh Mạng.

Câu 9: Nửa đầu thế kỉ XIX, về tôn giáo, nhà Nguyễn chủ trương hạn chế hoạt đông của

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 10: Đầu thế kỉ XIX, thái độ của nhà Nguyễn về ngoại thương là

A. nắm độc quyền.                 

B. không quan tâm.

C. ưu tiên phát triển.

D. kìm hãm sự phát triển.

2. Cấp độ thông hiểu:

Câu 11: Ngay sau khi thành lập [1802], công việc đầu tiên mà nhà Nguyễn tập trung giải quyết là gì?

A. trả thù phong trào Tây Sơn.

B. xây dựng quân đội hùng mạnh.

C. xây dựng cung đình nguy nga, tráng lệ.

D. thiết lập một hệ thống cai trị từ Trung ương tới các địa phương.

Câu 12: Chính sách về ruộng đất của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX đã làm cho nền kinh tế nước ta

A. trì trệ, bế tắc.

B. phát triển mạnh mẽ.

C. ngày càng phát triển.

D. khủng hoảng trầm trọng.

Câu 13: Hạn chế lớn nhất về chính sách ngoại giao nước ta dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX là

A. Xã hội rối ren, nhân dân lầm than khổ cực.

B. Đất nước phát triển không phải lo các thế lực bên ngoài.

C. Đất nước ngày càng ổn định, tránh sự nhòm ngó từ bên ngoài.

D. Đất nước lạc hậu, nguy cơ bị các nước Phương tây xâm lược.

Câu 14: Dưới triều Nguyễn đầu thế kỉ XIX, dòng văn học nào chiếm ưu thế?

A. Văn học dân gian.

B. Văn học chữ Hán.

C. Văn học chữ Nôm.

D. Văn học chữ Quốc ngữ.

Câu 15: Sự sa sút của kinh tế công thương nghiệp nước ta dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Nông nghiệp suy yếu.                   

B. Công nhân bị thất nghiệp.

C. Các đô thị ngày càng suy thoái.

D. Thủ công nghiệp kém phát triển.

Câu 16: Vì sao dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX, nội thương nước ta phát triển chậm chạp?

A. nhà nước không quan tâm phát triển.        

B. giao thông vận tải chưa được xây dựng.

C. chế độ thuế khóa phức tạp của nhà Nguyễn.

D. nhà nước chỉ ưu tiên phát triển ngoại thương.

Câu 17: Dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX, nghề thủ công mới xuất hiện, đó là nghề nào?

A. Khai mỏ.

B. Khắc in bản gỗ.

C. Làm đường trắng.  

D. In tranh dân gian.

3. Cấp độ vận dụng:

Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng về chính sách kinh tế dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?

A. Trọng nông, ức thương.                

B. Trọng thương, ức nông.

C. Chú trọng phát triển nội thương.

D. Chú trọng phát triển ngoại thương.

Câu 19: Điểm giống nhau cơ bản nhất về nguyên nhân làm cho thương nghiệp nước ta cuối thế kỉ XVIII và ở nửa đầu thế kỉ XIX dưới triều Nguyễn là

A. nhà nước không quan tâm phát triển.        

B. giao thông vận tải chưa được xây dựng.

C. chế độ thuế khóa phức tạp của nhà Nguyễn.

D. nhà nước chỉ ưu tiên phát triển ngoại thương.

Câu 20: Điểm giống nhau cơ bản về văn học nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII so với nửa đầu thế kỉ XIX là

A. văn học chữ Hán phát triển.

B. văn học chữ Nôm phát triển.       

C. văn học dân gian phát triển mạnh.

D. xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Hán có giá trị.

Câu 21: Cho các sự kiện sau:

1. Nhà Nguyễn ban hành chính sách quân điền.

2. Tổ chức khoa thi Hội đầu tiên dưới triều Nguyễn.

3. Khoa thi Hương được tổ chức đầu tiên dưới triều Nguyễn.

4. Vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc thành và Gia Định thành.

Sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian xuất hiện.                    .

A. 1, 2, 3, 4.   

B. 1, 3, 2, 4.

C. 2, 4, 3, 1.

D. 3, 1, 4, 2.

Câu 22: Nhận định nào sau đây đúng về bộ máy chính quyền dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?

A. Quan liêu, tha hóa.

B. Ngày càng phát triển.

C. Không có gì thay đổi.        

D. không ngừng được hoàn thiện.

Câu 23: Nhận định nào sao đây không phản ánh đúng về tình hình tư tưởng, tôn giáo ở nước ta vào nửa đầu thế kỉ XIX?

A. Độc tôn nho giáo.

B. Phát huy các tín ngưỡng dân gian.

C. Đưa phật giáo trở thành tôn giáo chính.

D. Hạn chế hoạt động của Thiên chúa giáo.

3. Cấp độ vận dụng cao:

Câu 24: Từ chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX, để lại bài học kinh nghiệm gì cho phát triển nền nông nghiệp nước ta hiện nay?

A. Thực hiện chính sách quân điền.

B. Ưu tiên phát triển nền nông nghiệp.

C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.

D. Đề ra chính sách phải phù hợp với thực tiển.

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Chính sách đối ngoại dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX có những tích cực và hạn chế gì?

Câu 2: Phân tích những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?

Câu 3: Nêu các thành tựu tiêu biểu về văn hóa – giáo dục nước ta dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX? Em có nhận xét gì về những thành tựu trên?

Câu 4: Đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?

Câu 5: Vào nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã kế thừa và phát huy những nét đẹp gì trong giáo dục và khoa cử?

Video liên quan

Chủ Đề