Chủ tịch ủy ban cạnh tranh quốc gia là ai

01/01/2019

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, tổ chức, cá nhân không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a] Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;

b] Tên, địa chỉ của bên làm đơn khiếu nại;

c] Số, ngày, tháng, năm của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại;

d] Lý do của việc khiếu nại và yêu cầu của bên làm đơn khiếu nại;

đ] Chữ ký, con dấu [nếu có] của bên làm đơn khiếu nại.

2. Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung [nếu có] chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thụ lý giải quyết, thông báo bằng văn bản cho bên khiếu nại và các bên liên quan đến nội dung đơn khiếu nại; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại vẫn tiếp tục được thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định đó. Quyết định tạm đình chỉ của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hết hiệu lực kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.

Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Việc giải quyết khiếu nại đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh được quy định như sau:

a] Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bao gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và tất cả các thành viên khác của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trừ các thành viên đã tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

b] Việc ra quyết định giải quyết khiếu nại phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại tham gia. Quyết định giải quyết khiếu nại được thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng giải quyết khiếu nại;

c] Thời hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại.

2. Việc giải quyết khiếu nại đối với vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh được quy định như sau:

a] Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền;

b] Thời hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.

3. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.

Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

2. Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

3. Hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết lại trong các trường hợp sau đây:

a] Thành phần Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không đúng quy định của Luật này;

b] Có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng cạnh tranh;

c] Có tình tiết mới dẫn đến khả năng thay đổi cơ bản quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh không thể biết được.

4. Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị hủy theo quy định tại khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia giao lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vi phạm trong trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này không được tiếp tục tham gia điều tra, xử lý vụ việc này.

Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại

1. Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được gửi đến tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành.

Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại

1. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, tổ chức, cá

nhân có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

2. Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này,

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Tòa án trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.

Hiện nay, với xu thế hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; nền kinh tế thị trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tình trạng này đã làm xuất hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường… Bởi vậy, cơ quan nhằm quản lý, kiểm soát các hoạt động cạnh tranh của doang nghiệp đã ra đời. Đó chính là Ủy ban cạnh tranh Quốc gia. Vậy ” Nhiệm vụ quyền hạn của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia” là gì?. Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này; mời bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 ngay nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, hiện nay tôi có nhu cầu muốn tìm hiểu về; nhiệm vụ quyền hạn của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; mong luật sư có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, để trả lời cho câu hỏi này; mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Cạnh tranh 2018

Theo Luật cạnh tranh năm 2018 thì ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương; được thành lập để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương; thực hiện chức năng quản lí nhà nước về cạnh tranh cũng như tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; và giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh; theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ máy giúp việc của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định pháp luật; sẽ là cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh; và các đơn vị chức năng khác do pháp luật quy định cụ thể.

Số lượng thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa là mười năm người; bao gồm Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương; các bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học; do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương; với nhiệm kì là năm năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Theo khoản 2 Điều 46 Luật cạnh tranh năm 2018, ủy ban. Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

– Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lí nhà nước về cạnh tranh;

– Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác; theo quy định của Luật cạnh tranh và quy định của luật khác có liên quan.

Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác; là bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

+ Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh;

+ Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định.

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động; hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể; của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; căn cứ vào mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động; hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể; của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào rào cản gia nhập, mở rộng thị trường.

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động; hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; căn cứ vào sự hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ; hoặc hạn chế năng lực công nghệ.

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động; hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể; của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào yếu tố giảm khả năng tiếp cận; nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu.

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động; hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể; của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào yếu tố tăng chi phí, thời gian của khách hàng; trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận; hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác.

+ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động; hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; căn cứ vào yếu tố gây cản trở cạnh tranh trên thị trường; thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực; liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.

– Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ tham gia; Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại; quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo trình tự; thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật Cạnh tranh

– Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa là 15 người; gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương; các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.

– Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm; miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

– Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là 05 năm; và có thể được bổ nhiệm lại.

– Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.

– Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.

– Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm; trong một hoặc một số lĩnh vực về chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Nhiệm vụ quyền hạn của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ thì phải làm thế nào; tạm dừng công ty; đơn xác nhận độc thân; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư 247. Hãy liên hệ hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gồm bao nhiêu thành viên?

Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa là 15 người, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.

Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do ai bổ nhiệm?

Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh là gì?

Theo điều 59 Luật Cạnh tranh 2018 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh gồm:– Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và chỉ định thư ký phiên điều trần trong số công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.– Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.– Thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng.– Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh không lành mạnh.– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.– Quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.– Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

– Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.


Video liên quan

Chủ Đề