Chúa chổm nghĩa là gì

Nợ như chúa chổm” dùng để chỉ những người nợ rất nhiều, nợ người này chưa kịp trả họ đã đi vay người khác và cứ như thế số nặng ngày một tăng cao.

Nợ như chúa chổm là gì? Chúa chổm là ai? 

Giai thoại dân gian kể rằng Lê Duy Ninh ngày bé tên là Chổm, mẹ ông từng tình cờ được gặp vua Lê Chiêu Tông một lần khi vua đang bị Mạc Đăng Dung giam lỏng ở phường Đông Hà; sau đó có mang và sinh ra Chổm.

Chổm lớn lên nhà nghèo, phải đi vay mọi người để sống qua ngày và hứa sẽ trả đủ nợ. Bỗng gặp lúc Nguyễn Kim khởi binh chống nhà Mạc, tìm được Chổm là dòng dõi nhà Lê nên lập làm vua.

Công cuộc diệt Mạc thắng lợi, vua Chổm trở lại kinh thành Thăng Long. Khi đi qua làng cũ chỗ mẹ con Duy Ninh lánh nạn, một số người bán chịu cho Ninh ngày xưa đổ lại đòi tiền. Họ không biết Duy Ninh làm chức gì nhưng thấy được đi xe giá, quân lính hộ vệ thì chắc là Ninh đã thành đạt, nên họ nhắc lại lời hứa của Ninh. Có nhiều người không phải là chủ nợ nhưng cũng đổ xô lại yêu cầu, đòi hỏi. Người người tấp nập đầy đường, chỉ vào vua mà đòi nợ.

Nhà vua không biết ai và cũng không biết làm sao mà trả cho hết nên truyền miễn thuế một năm cho dân cả làng để trừ. Mặt khác, triều đình ra lệnh cấm những người đòi nợ được chỉ tay xúc phạm vua. Do đó con đường nhỏ có tên là Cấm Chỉ - ngõ có tên tồn tại đến ngày nay ở Hà Nội.

Ngày nay người đời có câu ca dao:

Vua Ngô ba mươi sáu tán vàng

Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì

Chúa Chổm mắc nợ tì tì

Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô.

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mức sống của chúng ta cũng tăng lên rất nhiều. Đây chính là lý do khiến nhiều bạn trẻ không thể quản lý tài chính của mình thế nên dẫn đến cảnh “Nợ như chúa Chổm” vậy làm thế nào để thoái khỏi cảnh nợ nần như chúa Chổm đây? Đừng quá lo lắng bạn nhé, Reader sẽ mách bạn những cách dưới đây:

1. Không tiêu tiền phung phí

Một trong những nguyên nhân nợ nần nhiều chính là bạn tiêu tiền một cách rất phung phí, ngày nay khi sàn thương mại điện tử trở nên phổ biến dẫn đến rất nhiều bạn nghiện mua sắm online và cũng từ đây mà những món nợ ngày càng tăng cao. Cách để cai nghiện mua sắm online chính là bạn hãy đi ngủ thật sự và không lướt Shopee, Tiki, Lazada,... quá nhiều. Khi nào cần phải mua sắm online thì mới bắt đầu tìm món bạn cần mua. Những món đồ không cần thiết đừng nên mua, đặc biệt là quần áo, bạn nên mua ở mức độ vừa phải, đủ dùng.

2. Thống kê tiền tiêu mỗi ngày

Bạn nên có một cuốn sổ nhỏ để thống kê ra số tiền tiêu mỗi ngày để nắm được một ngày bạn tiêu những khoản tiền gì? Có chính đáng hay không? Và nên để ra một khoản tiền nhỏ để chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ cần phải sử dụng tiền gấp.

3. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

Để có được một kế hoạch chi tiêu bạn cần phải viết ra những khoản bạn sẽ tiêu trong tháng, trong ngày và xếp chúng theo thứ tự quan trọng. Những món đồ không cần thiết bạn không cần phải chi tiền ra để mua chúng nữa. Tập trung vào những món đồ và khoản chi quan trọng mà bạn bắt buộc phải chi tiêu.

4. Dừng vay nợ

Hãy dừng ngay những khoản nợ mới để dành tiền chi trả cho những món nợ cũ, khi bạn có ý định mượn tiền ai đó hãy chắc chắn rằng bạn có khả năng trả họ trong một khoảng thời gian nào đó. Đừng mượn tiền một cách vô tội vạ để rồi không có khả năng chi trả.

5. Bỏ thói quen tiêu dùng đắt tiền

Khi bạn đang gồng gánh một khoản nợ trong người thì cách tốt nhất hãy sống thật tiết kiệm để dành tiền trả nợ. Mua sắm những món đồ xa xỉ thì hãy để sau khi bạn trả hết nợ hãy mua và đảm bảo rằng món đồ đó cần thiết cho cuộc sống của bạn.

6. Tìm kiếm thêm công việc phụ

Nếu công việc chính vẫn không giúp bạn chi trả các khoản tiền mua sắm, sinh sống thì hãy tìm thêm một công việc phụ như CTV viết content online, CTV bán hàng,... những công việc này bạn hoàn toàn có thể làm sau giờ làm chính và làm một cách chủ động. Nếu sau mỗi ca làm mỗi ngày bạn đều chăm chỉ làm thêm công việc phụ này thì nó sẽ giúp bạn có một khoản thu nhập đáng kể.

7. Nâng cấp bản thân

Hãy cố gắng học tập, làm việc thật nhiều để trau dồi thêm kiến thức thì bản thân bạn mới có thể thăng tiến trong công việc, có thêm nhiều cơ hội mới để kiếm tiền. Đừng bao giờ đặt ra giới hạn cho bản thân, chúng ta hãy cố gắng mỗi ngày thay vì than vãn không đủ tiền để chi trả cho cuộc sống.

Lời kết

Trên đây là bài viết phân tích câu nói Nợ như chúa Chổm” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Hướng dẫn

Hễ ai mắc nợ nhiều, nợ người này chưa kịp trả đã phải đi vay người khác, cứ thế chồng chất, nợ đìa ra… thì được gọi là “nợ như chúa Chổm”. Vậy chúa Chổm là ai?

Tục truyền, chúa Chổm là nhân vật có thật trong lịch sử nước nhà. Thuở hàn vi, chúa Chổm mắc nợ nhiều. Khi được lên ngôi vua và rước về kinh thành Thăng Long thì bị đòi nợ suốt dọc đường. Chủ nợ thật cũng nhiều mà chủ nợ “hôi” cũng lắm, chúa Chổm làm sao mà nhớ được! Lúc đầu, vẫn cái tính “vung tay quá trán” nên cứ ai hỏi là trả, nhưng, khi thấy “chủ nợ” mỗi lúc một đông, chúa Chổm bèn ra lệnh chỉ trả cho đến khi về tới ngã tư Cấm Chỉ [ở cạnh Hàng Bông gần Cửa Nam xưa có ngõ Cấm Chỉ].

Rượu chè, cờ bạc là “bác thằng bần”, chúa Chổm – hay ai bây giờ mắc nợ nhiều như chúa Chổm, cũng chỉ vì hoặc cả hoặc chỉ cần mắc một trong những thứ nghiện trên. Ca dao còn ghi lại:

Vua Ngô băm sáu tán vàng

Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì

Chúa Chổm uống rượu tì tì

Chết xuống âm phủ kém gì vua Ngô.

Theo wikisecret.com

Người Việt có câu “nợ như Chúa Chổm” để nói về ai đó mắc nợ quá nhiều, câu chuyện về Chúa Chổm cũng chỉ được truyền miệng trong dân gian, nhưng sự thật về câu chuyện này thì không phải ai cũng biết.

Chúa Chổm là vua Lê Trang Tông – đây là vị Vua đầu tiên thời Lê Trung Hưng, ở ngôi từ năm 1533 đến 1548. Vì sao lại gọi Chúa Chổm thì quá nhiều quan điểm khác nhau, có người cho rằng Chổm là tên riêng, còn Chúa là ngôi vị; hoặc vì ông có chỏm tóc trái đào nên ông có tên là “Chỏm”, rồi đọc lệch thành “Chổm”; cũng có quan điểm cho rằng người ta khi nhìn thấy ông trong chợ, gối đầu trên đòn gánh nhìn rất giống chữ “Chẩm”, bèn gọi ông là “Chúa Chẩm”, rồi bị chệch thành “Chúa Chổm”.

Dân gian miêu tả rằng khi trong cảnh nghèo khó, “Chúa Chổm” phải vay mượn và ăn chịu, hứa sau này sẽ trả nợ. Đến khi làm Vua thì người đến đòi nợ rất đông, Vua quyết định miễn thuế cho cả làng một năm để trừ nợ. Từ đó mà trong dân gian lưu truyền câu “nợ như Chúa Chổm”.

Bối cảnh lịch sử

Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc, nhiều trung thần của nhà Lê không theo nhà Mạc, chạy đến các nơi chờ dịp phục hưng nhà Lê, trong đó có Hữu Vệ Điện Tiền Tướng quân An Thanh Hầu Nguyễn Kim.

Nguyễn Kim chạy sang Ai Lao [ngày nay thuộc Lào, giáp với các tỉnh miền Trung của Việt Nam] được vua Xạ Đẩu giúp đỡ, cho mượn đất Sầm Châu để dựng bản doanh, chiêu mộ quân sỹ. Rồi đi tìm hậu duệ nhà Lê để phò tá lên ngôi Vua.

Triều đình thời Lê Trung Hưng. [Tranh: Samuel Baron, Wikipedia, Public Domain]

Nguyễn Kim đã tìm được hậu duệ nhà Lê là Lê Duy Ninh [tức vua Lê Trang Tông sau này]. “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú chép: “Nguyễn Kim tìm thấy Lê Duy Ninh ở vùng thượng du Thanh Hóa, đón sang Ai Lao lập làm vua”.

Tìm lại thân thế của Chúa Chổm

Tại Thanh Hóa, các cuốn sách cổ xưa của người Thái được lưu truyền lại từ ông quan bản Dộc là Hà Văn Yên tại Mường Khoòng xưa [xã Lũng Cao, Bá Thước hiện nay] có ghi chép về thân thế vua Lê Trang Tông – người mà dân gian gọi là Chúa Chổm.

Theo cuốn sách cổ ghi chép lại thì tại bản Dộc thuộc vùng đất Mường Khoòng, nơi giao thoa văn hóa giữa người Thái và người Mường Bi [Mường ngoài]. Nơi đây hẻo lánh, có núi bốn bề bao bọc, đất đai phì nhiêu, cuộc sống bản làng êm ấm. Ông Hà Văn Yên là người có uy tín với dân bản nên được tôn là quan bản Dộc, ông hiền lành lại chịu khó và hào phóng nên được nhiều người yêu quý.

Một hôm quan Dộc đang cày ruộng thì thấy một người phụ nữ bụng chửa từ phương xa đến vì bị kẻ gian hãm hại và đang bị truy sát. Dù chưa biết rõ chuyện thực hư ra sao nhưng quan Dộc vẫn vui vẻ giúp đỡ. Ông đưa người phụ nữ này đến một hang lớn kín đáo để dấu tung tích, đồng thời cũng sai người đến chăm sóc chờ ngày sinh nở.

Một hôm nghe tin có ông Quốc Công là quan lớn ở miền xuôi đang mộ binh trong vùng, ông liền tìm đến hỏi chuyện, vị Quốc Công nọ nói rằng:

“Kinh thành vừa có loạn lớn, gian thần lộng quyền, lòng người không thuận. Gần đây, ta xem thiên văn, thấy sao Thái vương chiếu sáng vùng Mường Khoòng, lẽ nào là điềm lành rằng nơi này sắp có thiên tử?”

Ông bèn thuật lại chyện có người phụ nữ phương xa tới đang sắp đến ngày sinh nở, vị Quốc Công liền nói rằng:

“Ngươi nên chăm sóc người đó cẩn thận, nếu linh ứng thì đúng là hồng phúc của nước nhà. Người thường thì chửa thường, còn trứng rồng thì phải đủ 12 tháng mới nở. Lúc sinh thì vào ban ngày, trời quang mây tạnh”.

Quả nhiên người phụ nữ phải 12 tháng mới trở dạ, suốt từ sáng đến chiều tối vẫn chưa sinh được. Quan Dộc phải làm lễ cúng trời đất thì trời bỗng sáng lại, đứa trẻ được sinh ra.

Quan Dộc tiếp tục nuôi dấu hai mẹ con thêm nhiều năm nữa, người làng biết chuyện thì hay gọi cậu bé là “Chù Chốm” nghĩa là “dấu trộm”, ý nói là cả hai mẹ con được trộm dấu đi nuôi nấng, sang tiếng người kinh đọc trệch thành “Chúa Chổm”.

Đến năm 1533 thì cậu bé đã lớn hơn, lúc này quan Tày Ngự [chỉ Nguyễn Kim] đến đón để phò làm Vua, lúc đó người dân mới biết về thân thế của “Chù Chốm”.

Có vua Lê Trang Tông là hậu duệ chính thống nhà Lê, lực lượng phù Lê diệt Mạc của Nguyễn Kim được “danh chính ngôn thuận” nên được nhiều người ủng hộ, trở nên ngày càng mạnh.

Sau này triều đình tổ chức ban thưởng cho những ai có công lao, công đầu thuộc về Mường Khoòng vì đã nuôi dấu nhà Vua, giúp đỡ quân lương rất nhiều trong buổi đầu triều đình còn trứng nước.

Đền thờ các vua Lê. [Ảnh qua vtc.vn]

Mường Khoòng sau này được gọi là xã Quốc Thành, lấy ý từ lời vua Lê Trang Tông rằng “thành quốc, thành nước là từ mảnh đất này”.

Nhà Vua phong cho Nguyễn Kim tước Thượng phụ Thái sư Hưng Quốc công, thay vua xử lý mọi công việc lớn nhỏ của triều đình.

Quan bản Dộc là Hà Văn Yên được Vua gọi là bố nuôi, rất mực kính trọng. Tuy nhiên quan bản Dộc vốn đã quen sống cảnh thanh đạm, ông để lại hết mọi của cải và tước vị để trở về bản Dộc tiếp tục cuộc sống như xưa kia của mình.

“Nợ như Chúa Chổm” liệu có tồn tại?

Những cuốn sách cổ của người Thái lấy từ nhà của ông quan bản Dộc là Hà Văn Yên không hề nhắc đến chi tiết như trong dân gian miêu tả là Chúa Chổm nợ tiền người dân quá nhiều. Mẹ con của “Chúa Chổm” được quan Bản Dộc cưu mang, sau này vua Lê Trang Tông rất mang ơn ông, gọi ông là bố nuôi, thì khó có cả năng “Chúa Chổm” phải vay mượn hay ăn chịu như trong dân gian truyền miệng lại. Vậy phải chăng câu chuyện “nợ như Chúa Chổm” thật sự không hề tồn tại?

Trần Hưng

Xem thêm:

  • Câu chuyện các đời Chúa Bầu lập riêng một bờ cõi [P1]

Mời xem video:

Video liên quan

Chủ Đề