Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành là gì

Chức danh nghề nghiệp viên chức là gì? Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được quy định ra sao? Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết, các bạn cũng theo dõi nhé!

Chức danh nghề nghiệp viên chức là gì?

Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo yêu cầu vị trí việc làm, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Chức danh lại là một vị trí của một cá nhân được tổ chức và xã hội thừa nhận như: Phó giáo sư, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ…

Còn chức danh nghề nghiệp lại là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong lĩnh vực nghề nghiệp, được sử dụng làm căn cứ để thể hiện công tác tuyển dụng, quản lý…Khái niệm này cũng được xuất phát từ thông tư 112/ 2021/ TT- BNV.

Như vậy, thông qua đó chúng ta cũng giải thích được chức danh nghề viên chức là thể hiện được thông tin về năng lực, chức vị trong xã hội của người viên chức trong một tổ chức xã hội nhất định.

Thông qua chức danh nghề nghiệp viên chức hành chính chúng ta cũng thấy được năng lực quản lý cũng như cách thức tuyển dụng được vào vị trí mà người viên chức đang nắm giữ hiện tại.

Phân loại chức danh nghề nghiệp viên chức

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

Việc thăng hạng chức danh viên chức được quy định theo luật Viên chức 2010, sửa đổi bổ sung năm 2019 và Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Viên chức được đăng ký thi thăng hạng chức danh nghề viên chức hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật sau đây:

  • Được xếp hạng viên chức theo chức danh nghề nghiệp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề.
  • Có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, không trong thời gian xử lý kỷ luật quy định tại Điều 56 luật Viên chức.
  • Phải là người có năng lực, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề viên chức.
  • Đáp ứng yêu cầu về văn bản, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn về chức danh viên chức.
  • Đáp ứng đủ thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề viên chức hành chính năm liền kề.

Hồ sơ đăng ký thi, xét thăng hạng chức danh nghề viên chức

Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:

  • 01 quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức.
  • 01 bản sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định.
  • 01 bản đánh giá của người đứng đầu cơ quan sự nghiệp sử dụng viên chức.
  • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc thăng hạng.

Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì được miễn chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học.

Hạng chức danh nghề viên chức là gì

Các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức

Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP về quy định tuyển dụng sử dụng viên chức. Nó là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Theo Nghị định này quy định một số nội dung cơ bản khác như sau:

  • Thăng hạng chức danh nghề viên chức: Đây là việc bổ nhiệm giữ chức danh ở hạng cao hơn trong lĩnh vực. Viên chức được thăng hạng phải có nhiệm vụ thực hiện mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp.
  • Thi hoặc xét thăng hạng căn cứ vào vị trí, tiêu chuẩn phù hợp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp cao có thẩm quyền phê duyệt.
  • Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật Việt Nam.

Luật viên chức 2010 quy định hạng chức danh nghề nghiệp gồm 4 hạng. Nghị định 115/2020 bổ sung thêm hạng 5. Theo đó hạng chức danh nghề viên chức được sắp xếp từ thấp đến cao bao gồm:

  • Chức danh nghề nghiệp hạng I.
  • Chức danh nghề nghiệp hạng II.
  • Chức danh nghề nghiệp hạng III.
  • Chức danh nghề nghiệp hạng IV.
  • Chức danh nghề nghiệp hạng V.

Xem thêm:

Thi thăng hạng chức danh viên chức

Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức 

Hiện nay,viên chức được chia làm 3 loại: Viên chức loại A, B, C. Mã số chức danh nghề viên chức mỗi loại, mỗi lĩnh vực sẽ khác nhau. Tất cả mã số, tiêu chuẩn được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP: 

Bảng 1: Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp [Xếp lương viên chức loại A3]

TT Ngạch Mã số  Chi tiết chuyên ngành
1 Giảng viên cao cấp [hạng I] V.07.01.01 Giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học.
2 Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp [hạng I] V.07.08.20 giảng dạy trong trường CĐSP.
3 Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp [hạng I] V.09.02.01 Ngành giáo dục nghề nghiệp.
4 Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I V.09.02.05
5 Bác sĩ cao cấp [hạng I] V.08.01.01 Ngành Y tế.
6 Bác sĩ y học dự phòng cao cấp [hạng I] V.08.02.04
7 Dược sĩ cao cấp [hạng I] V.08.08.20
8 Y tế công cộng cao cấp [hạng I] V.08.04.08
9 Đạo diễn nghệ thuật hạng I V.10.03.08 Ngành nghệ thuật.
10 Diễn viên hạng I V.10.04.12
11 Huấn luyện viên cao cấp [Hạng I] V.10.01.01 Ngành TDTT.
12 Nghiên cứu viên cao cấp [Hạng I] V.05.01.01 Ngành KH&CN.
13 Kỹ sư cao cấp [Hạng I] V.05.02.05
14 Âm thanh viên hạng I V11.09.23 Ngành Thông tin truyền thông.
15 Phát thanh viên hạng I V11.10.27
16 Kỹ thuật dựng phim hạng I V11.11.31
17 Quay phim hạng I V11.12.35
18 Biên tập viên hạng I V.11.01.01
19 Phóng viên hạng I V.11.02.04
20 Biên dịch viên hạng I V.11.03.07
21 Đạo diễn truyền hình hạng I V.11.04.10
22 Kiến trúc sư Hạng I V.04.01.01 Ngành xây dựng.
23 Thẩm kế viên hạng I V.04.02.04
24 Họa sĩ hạng I V.10.08.25 Ngành Mỹ thuật.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, các bạn hiểu rõ hơn về chức danh nghề nghiệp viên chức. Các quy định và điều kiện dự thi thăng hạng viên chức. Chúc các bạn thành công trong việc thi thăng hạng, nâng hạng…

Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm hạng I, II, III, IV. Mỗi một hạng sẽ có những tiêu chuẩn riêng. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định như thế nào? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về các vấn đề này nhé.

Chức danh nghề nghiệp hạng 1

Hạng chức danh nghề nghiệp là thể hiện cấp bậc, trình độ của năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực hoạt động. Cách xác định hạng của chức danh nghề nghiệp là dựa theo các quy định của pháp luật Việt Nam, căn cứ vào các tiêu chuẩn nhiệm vụ, trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ. 

Chức danh nghề nghiệp hạng I là hạng cao nhất. Chức danh nghề nghiệp hạng I đòi hỏi người giữ hạng phải có những tiêu chuẩn nhất định, nổi bật hơn các hạng còn lại.

Trong đó, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I viên chức bao gồm các nội dung nêu tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 115/2020 như:Tên của chức danh nghề nghiệp;

  • Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
  • Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
  • Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
  • Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức có thời gian thực hiện tối thiểu là 06 tuần và tối đa là 08 tuần.

Ví dụ: Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I được xét thăng hạng từ hạng II trở lên. Hệ số lương của viên chức hạng 1: Từ 4.4 đến hệ số lương 6.78.

Tiêu chuẩn chung của chức danh nghề nghiệp hạng I giáo viên: Phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp, có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiệp vụ hạng I.

Chức danh nghề nghiệp hạng I

Xem thêm:

Chức danh nghề nghiệp hạng 2 

Chức danh nghề nghiệp nghiệp hạng II được xét thăng hạng từ hạng 3 lên. Điều kiện thăng hạng 3 lên hạng 2 sẽ là:

  • Đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức.
  • Có năng lực chuyên môn theo quy định trong từng lĩnh vực.
  • Có bằng cấp chuyên ngành phù hợp.
  • Có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ theo thông tư mới nhất.
  • chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II thuộc lĩnh vực hoạt động.

Ngoài ra điều kiện để thăng hạng 2 là các bạn phải tham gia đầy đủ khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Được cấp chứng chỉ hạng 2.

Chức danh nghề nghiệp hạng 3 

Chức danh nghề nghiệp hạng III được xét thăng hạng từ hạng II lên. Việc xét thăng hạng 4 lên hạng 3 phải thực hiện trong cùng một lĩnh vực.

Ví dụ: Xét hạng 4 giảng viên lên hạng 3 giảng viên. Hoặc xét thăng hạng từ giáo viên THCS hạng 4 lên giáo viên THCS hạng 3.

Điều kiện thăng hạng 4 lên hạng 3:

Viên chức được xét thăng hạng 4 lên hạng 3 phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng 3 theo quy định. Đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyên môn, chứng chỉ bồi dưỡng cụ thể như sau:

  • Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực mình đảm nhận.
  • Có chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng 3.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng 3

Chức danh nghề nghiệp hạng 4

Chức danh nghề nghiệp hạng IV là hạng thấp nhất trong lĩnh vực giáo dục, được quy định cho hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp hạng 4 là:

  • Đáp ứng các tiêu chuẩn chung về phẩm chất đạo đức lĩnh vực mình hoạt động.
  • Tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam, quy định ngành nghề mình đảm nhận.
  • Có đầy đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao
  • Tốt nghiệp bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp.
  • Có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ theo quy định
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng IV.

Quy chế thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một ngành, lĩnh vực.

Các quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm: Luật Viên chức số 58/2010/QH12; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP; thông tư 12/2012 của Bộ Nội Vụ…

Thăng hạng gv có cần chứng chỉ ngoại ngữ không?

Thăng hạng giáo viên có cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không? Đây là một trong những điều khiến rất nhiều người thắc mắc.

Theo thông tư mới số 01, 02, 03, 04 thì đã chính thức bỏ yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho thầy cô giáo trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo. Thay vào đó đề cập đến yêu cầu này trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp

Hướng dẫn thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, xét thăng hạng đã phê duyệt để ra thông báo cho các đơn vị.

Bước 2: Đơn vị sự nghiệp công lập lập danh sách, hồ sơ viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, điều kiện kèm theo danh mục vị trí làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp.

Bước 3: Dựa vào thời hạn, ban ngành có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ, danh sách gửi Sở nội vụ.

Bước 4: Quyết định thành lập hội đồng thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp; quyết định danh sách. Thông báo lý do cho các trường hợp không đủ điều kiện dự thi.

Bước 5: Thông báo điểm thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Ngay sau khi có kết quả điểm thi của viên chức dự thi thăng hạng, Hội đồng có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân Thành phố.

Trong vòng 10 ngày từ ngày có thông báo điểm, người dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo. Trong vòng 10 ngày từ ngày nhận được đơn phúc khảo Hội đồng có trách nhiệm chấm phúc khảo và thông báo cho học viên.

Bước 6: Chủ tịch Ủy ban nhân Thành phố ra quyết định công nhận kết quả thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp.

Hồ sơ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Hồ sơ thi thăng hạng bao gồm:

  • 01 Đơn đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
  • 04 ảnh 3.4 chụp mới nhất ghi rõ thông tin chi tiết mặt sau ảnh.
  • 01 Bản sơ yếu lý lịch của viên chức có xác nhận của cơ quan sử dụng hoặc quản lý viên chức [theo mẫu].
  • 01 Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức không giữ chức vụ quản lý hoặc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý.
  • 01 Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi.

Như vậy, bài viết này chúng tôi đã mang đến cho các bạn những thông tin cơ bản về các hạng chức danh nghề nghiệp hạng 1, 2, 3, 4. Hy vọng các bạn sẽ đạt được những hạng chức danh nghề nghiệp cao nhất!

Video liên quan

Chủ Đề