Chứng chỉ co và cq là gì

Trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh vật liệu nói riêng và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung. Việc yêu cầu hàng hóa phải có đầy đủ giấy tờ CO, CQ kèm theo là một điều tất yếu. Vậy CO CQ là gì? Cùng Inoxnhapkhau.com tìm hiểu trong bài viết này nhé.

CO là một chứng từ nằm trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. CO hay C/O là viết tắt của từ Certificate of Origin dịch ra tiếng Việt là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất ra hàng hóa.

Đối với CO do nhà sản xuất cung cấp là dạng không chính thống nên không được hưởng các chế độ ưu đãi thuế quan của các nước nhập khẩu hàng hóa đó.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phát CO tại Việt Nam.

Bộ công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp CO tại Việt Nam. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định. Ví dụ

Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI: Cấp C/O form A, B…

Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …

Các Ban quản lý KCX – KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…

Ngoài việc xác nhận xuất xứ của hàng hóa theo hợp đồng mua bán. CO còn có các mục đích sau

Ưu đãi thuế quan: Việc xác định được xuất xứ của hàng hóa giúp cho hải quan phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi theo thỏa thuận thương mại đã ký kết giữa các quốc gia.

Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Việc xác định được xuất xứ khiến cho việc chống phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ giúp cho việc thống kê thương mại đối với một nước trở nên dễ dàng hơn trên cơ sở đó cơ quan thương mại sẽ duy trì hệ thống hạn ngạch.

>>> tìm hiểu: Thép không gỉ là gì?

Nội dung cơ bản của CO thông thường sẽ bao gồm:

Loại mẫu CO

Tên, địa chỉ công ty xuất khẩu, nhập khẩu

Tiêu chí về vận tải

Tiêu chí về hàng hóa

Tiêu chí về xuất xứ hàng hóa

Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu

CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi

CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT

CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc [ASEAN + 1]

CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào

CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc [ASEAN + 2]

CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản [ASEAN + 3]

CO form VJ :Việt nam – Nhật Bản

CO form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu [GSTP] cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP

CO form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới [ICO]

CO form T: Cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU

CO form Mexico: [thường gọi là anexo III] cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico

CO form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela

CO form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru

CO form AANZ: ASEAN – Australia – New Zealand

CO form VC: Việt Nam – Chile

CO form AI :ASEAN – Ấn Độ

CQ hay C/Q là viết tắt của Certificate of quality dịch ra là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế. Mục đích của CQ là để chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó.

Hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm [hoặc các chứng nhận sản phẩm] đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO / IEC Guide 65: 1996

Chứng từ này không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan trừ một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký.

Chứng chỉ chất lượng CQ rất quan trọng cho cả nhà sản xuất và khách hàng của họ. Các báo cáo này xác nhận rằng vật liệu hoặc sản phẩm đã nhận được đáp ứng thông số kỹ thuật.

Nếu bạn làm việc trong các ngành liên quan tới vật liệu thép không gỉ, bạn thường thấy cụm từ Mill test report & Mill Inspection certificate trong chứng chỉ chất lượng của các sản phẩm thép không gỉ. Vậy nó là gì?

Mill test report là gì?

Mill test report [Viết tắt là MTR] là một báo cáo thử nghiệm của nhà máy được chứng nhận. Báo cáo thử nghiệm Mill [MTR] ghi lại các đặc tính vật lý và hóa học của vật liệu.

Các chứng nhận đảm bảo chất lượng này thể hiện sự tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế của sản phẩm kim loại. ANSI và ASME là hai trong số các tiêu chuẩn quan trọng và phổ biến nhất yêu cầu thông tin MTR. Các tên gọi khác cho báo cáo thử nghiệm của nhà máy bao gồm:

Certified Mill Test Report

Certified Material Test Report

Mill Certification

Mill Inspection Certificate

Các thông tin trong Mill test report

Số lượng vật liệu

Lớp vật liệu, Ví dụ 304/304L

Thông số Kỹ thuật

Quy cách sản phẩm

Tính chất cơ học

Phân tích hóa học

Xử lý nhiệt [nếu có]

Chữ ký thanh tra được chứng nhận.

MTC được xác thực bởi nhà cung cấp

MTC 2.1 Xác nhận được ban hành dưới dạng văn bản không có kết quả kiểm tra, xác nhận rằng giao hàng tương ứng với thỏa thuận

MTC 2.2 Xác nhận dựa trên kết quả được đưa ra cho các sản phẩm được làm từ cùng một nguyên liệu tương tự, xác nhận rằng việc giao hàng tương ứng với thỏa thuận.

MTC xác thực bởi cơ quan độc lập với nhà cung cấp

MTC 3.1 Được xác nhận bởi đại diện của nhà sản xuất, độc lập với bộ phận sản xuất. Thông thường đây là báo cáo kết quả thử nghiệm trên các vật liệu được  thực hiện bởi phòng thí nghiệm độc lập với bộ phận sản xuất . Đây là chứng nhận kiểm định phổ biến nhất trong ngành thép.

MTC 3.2 Được xác nhận bởi đại diện kiểm tra được ủy quyền của nhà sản xuất, độc lập với bộ phận sản xuất và đại diện được ủy quyền của người mua hoặc thanh tra được chỉ định theo các quy định chính thức xác nhận rằng sản phẩm được cung cấp tuân thủ theo yêu cầu của đơn hàng hoặc tiêu chuẩn theo quy định.

>>> Xem thêm: nhiệt độn nóng chảy của inox?

Thông thường CO và CQ là đủ để chứng minh xuất xứ và chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên trong các dự án tại Việt Nam, chủ đầu tư vẫn yêu cầu đem mẫu vật liệu đi thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý, chỉ tiêu hóa học tại các trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng xem sản phẩm có phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của dự án hay không.

Thông qua bài viết này chắc bạn đã hiểu được một số khái niệm như CO là gì? hay certificate of origin là gì? CQ hay Certificate of quality là gì? Mill test certificate là gì? … Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết của chúng tôi.

Inox Nhập Khẩu đơn vị chuyên cung cấp, mua bán inox 304, inox 316, inox 201 tại TpHCM và các tỉnh thành khắp cả nước. Với sự đa dạng về chủng loại như inox cuộn, hộp, tròn, láp, cuộn, inox ống đúc 304… chúng tôi mang đến sản phẩm/ dịch vụ uy tín chuyên nghiệp.

Chứng chỉ CO là gì CQ là gì? Chứng chỉ CC là gì?

Đây là những giấy tờ cực kỳ cần thiết để xác nhận nguồn gốc xuất xứ cũng như là chất lượng của sản phẩm khi ta cần nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài hoặc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đi nước ngoài.

Tuy nhiên, bạn có biết là CO là gì và CQ là gì không? Còn chứng chỉ CC là gì? Điểm khác nhau mấu chốt giữa CQ và CC?

Hãy cùng mình tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau:

CO là gì CQ là gì?

Chứng chỉ CO và CQ là 2 loại chứng chỉ quan trọng nhất khi xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Trong đó CO là chứng chỉ xuất xứ và CQ là chứng chỉ chất lượng.

Sau đây ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về 2 loại chứng chỉ này.

CO là gì trong xuất nhập khẩu? Tác dụng của CO?

Là chữ viết tắt của “Certificate of Original” hay còn được gọi là chứng chỉ xuất xứ hoặc giấy chứng nhận xuất xứ của 1 sản phẩm cụ thể. Chứng chỉ này được cấp bởi nước xuất khẩu hàng hóa nhằm mục đích xác định nguồn gốc; xuất xứ của sản phẩm.

Tác dụng của chứng chỉ CO chính là để xác định xuất xứ. Ngoài ra CO còn được dùng để xác định thuế suất ưu đãi đối với 1 số quốc gia có thỏa thuận thương mại.

Một bản chứng nhận xuất xứ C/O [hình minh họa]

Hoặc đơn giản, bạn có thể hiểu rằng C/O chính là giấy chứng nhận sản phẩm mà bạn đang dùng là có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng chứ không phải là hàng giả, hàng trôi nổi trên thị trường.

Giấy chứng nhận chất lượng C/Q là gì?

C/Q là chữ viết tắt của “Certificate of Quality”. Đây là chứng chỉ xác nhận chất lượng của sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Ví dụ như sản phẩm của bạn được cấu thành từ nhiều linh kiện thì khi đó bạn phải có 1 chứng chỉ để chứng minh rằng dây chuyền sản xuất nên sản phẩm đó là đúng chuẩn [ thông thường sẽ có các chuẩn ISO 9001, ISO 14000,…, cái này tùy vào nhà sản xuất].

Một mẫu giấy chứng nhận chất lượng C/Q [hình minh họa]

Chứng chỉ chất lượng C/Q thông thường là do nhà máy tự xây dựng và sẽ nhờ 1 bên giám định có năng lực và uy tín để cấp giấy chứng nhận.

Tại sao hàng hóa yêu cầu phải có C/O và C/Q?

Lý do là hiện nay có rất nhiều loại hàng hóa trên thị trường với nguồn gốc; chất lượng không được đảm bảo. Vì vậy đối với những yêu cầu sử dụng thông thường, nhà thầu có thể không yêu cầu có CO/CQ.

Tuy nhiên, đối với những dự án lớn hoặc các dự án cung cấp vào nhà nước; C/O và C/Q là 2 loại giấy tờ không thể thiếu.

Chứng chỉ CoC là gì? CoC khác CQ ở đâu?

Bên cạnh C/O và C/Q thì còn có 1 chứng nhận khác cũng quan trọng không kém; đó chính là chứng chỉ CoC.

Vậy thì:

Chứng chỉ CoC là gì?

CoC là viết tắt của “Certificate of Conformity” hay còn được gọi là giấy chứng nhận hợp quy hoặc giấy chứng nhận hợp chuẩn. Đây là giấy chứng nhận 1 sản phẩm cụ thể đáp ứng được tiêu chuẩn đặt ra.

Giấy chứng nhận hợp chuẩn của hãng Seneca-Italy

Chứng chỉ CoC khác CQ ra sao?

Điểm khác biệt duy nhất của 2 loại giấy chứng nhận này nằm ở bản chất của nó. Ta có thể lấy ví dụ là 1 cái đồng hồ áp suất để hiểu như sau:

Đối với chứng chỉ C/Q thì nó sẽ chứng nhận toàn bộ những bộ phận lắp ráp; kể cả dây chuyền sản xuất nên cái đồng hồ đó là hợp chuẩn.

Còn nếu là chứng chỉ CoC; thì nó sẽ chỉ xác nhận duy nhất cái đồng hồ đó là đạt chuẩn.

Có thể nói là giấy chứng nhận C/Q sẽ rộng hơn rất nhiều so với CoC.

Và một điều đặc biệt nữa, chứng nhận CoC thì nhà máy có thể tự cấp được. Còn chứng nhận C/Q thì phải do 1 đơn vị thứ 3 có uy tín, năng lực cấp.

Chứng chỉ CoC có thay thế được cho CQ?

Câu trả lời là: còn tùy.

Việc chứng chỉ CoC hoặc CQ được cung cấp là tùy thuộc vào sự thỏa thận giữa đơn vị cung cấp và nhà thầu.

Nếu trong hồ sơ yêu cầu phải có C/O và C/Q thì không thể dùng CoC để thay thế cho C/Q.

Lời kết:

Trên đây là những thông tin chia sẻ của mình về chứng chỉ CO la gi CQ la gi. Dĩ nhiên là tùy theo dự án mà sẽ có yêu cầu về giấy chứng nhận khác nhau.

Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của sản phẩm thì khi mua hàng, bạn nên yêu cầu phía bên bán cung cấp thêm chứng từ CO/CQ.

Có bao nhiêu loại CO/CQ?

Thực chất về CO và CQ, người ta sẽ có 2 loại khác nhau:

  • Loại CO/CQ nhà máy: do nhà máy sản xuất ra sản phẩm đó cấp.
  • Loại CO/CQ thương mại: do phòng thương mại của nước đó cấp.

Vì thế, khi mua hàng, ta cần hỏi rõ CO/CQ mà người bán cung cấp được là bản nhà máy hay bản thương mại? Bởi vì bản thương mại thông thường sẽ được tính phí, còn bản nhà máy thì không.

Tại Công ty Hưng Phát chúng tôi, tất cả các sản phẩm cung cấp như đồng hồ áp suất, cảm biến nhiệt độ, cảm biến đo mức nước,… đều có CO/CQ/CoC chứng mình nguồn gốc, chất lượng rõ ràng.

Video liên quan

Chủ Đề