Bệnh tiêm lửa là gì

Thứ sáu, 13/04/2018 - 09:19 AM

Theo Chi cục trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh, toàn tỉnh có 2.000ha lúa nhiễm bệnh đốm nâu, tiêm lửa; tập trung ở huyện Lộc Hà [569ha]; Kỳ Anh, Thạch Hà, Nghi Xuân...

Mặc dù đang giai đoạn “nhạy cảm” nhất [làm đòng, trổ bông], quyết định cho sựthành bại của vụ lúa xuân 2018, nhưng dịch bệnh đốm nâu, tiêm lửa phát sinh, khiến nông dân Hà Tĩnh đứng ngồi không yên, lo ngại lặp lại sự cố mất mùa lúa lịch sử như vụ xuân 2017.

Bùng phát thành dịch

Ngày 12/4,chúng tôithực tế dọc các xã Thạch Châu, Tân Lộc, Ích Hậu, Phù Lưu..., huyện Lộc Hà. Khung cảnh chung là màu vàng cháy của lá lúa phủ kín các cánh đồng.


Bệnh đốm nâu, tiêm lửa khiến hàng nghìn ha lúa cháy rụi lá

Anh Lưu Văn Tuần, thôn Thống Nhất có diện tích lúa nhiều nhất nhì xã Ích Hậu, thở dài thườn thượt bảo: “Bây giờ còn gì nữa đâu. Lá lúa cháy khô, rễ không phát triển, còn cái lá cuối cùng ôm đòng cũng bắt đầu lấm chấm nhiễm bệnh cả. Vụ ni mất trắng hơn chục tấn lúa là cái chắc”.Anh Tuần cho biết, hơn 30 năm làm ruộng chưa bao giờ anh chứng kiến bệnh đốm nâu, tiêm lửa bùng phát thành dịch như đợt này.

Lập gia đình, vợ chồng anh được chia 2 sào ruộng. Để có tiền nuôi con cái ăn học, anh chị thuê thêm 8,8 mẫu ruộng [88 sào] để canh tác. Vụ xuân 2017, cả Hà Tĩnh mất mùa nhưng nhờ chủ động phun thuốc nên diện tích nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông không đáng kể, vẫn đạt hơn 2,5 tạ/sào.

Đến vụ xuân 2018, theo khuyến cáo, gia đình anh gieo cấy 5 mẫu giống lúa VT- NA2; 4 mẫu giống Xuân Mai, Khang Dân. Quá trình chăm sóc, anh thường xuyên thăm đồng. Khoảng giữa tháng 1/2018 [âm lịch], anh phát hiện lúa có biểu hiện bị bệnh nên mua thuốc về phun phòng đạo ôn lá, một tuần sau anh phun lại đợt 2 thì lúa bắt đầu cháy lá đồng loạt.

Xác định lúa không phải bị đạo ôn lá, anh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn ra các đại lý mua thuốc phòng trừ bệnh đốm nâu, tiêm lửa về phun tiếp 2 lần. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều bằng 0. Bệnh đã “di căn” giai đoạn cuối. “Tính đến nay tôi đã bỏ ra hơn 10 triệu bạc mua thuốc về phun 5 lần. Các nhà chuyên môn cũng đã về kiểm tra, lấy mẫu đi xét nghiệm, thậm chí đưa thuốc BVTV về thử các công thức để phun xuống ruộng nhưng đều không đạt hiệu quả. Thực tình tôi chưa thấy bệnh nào khó chữa như bệnh này”, anh Tuần nói.

Hộ anh Tuần đứng trước nguy cơ mất trắng hàng chục tấn lúa

Khi được hỏi về nguy cơ thiệt hại, anh Tuần lắc đầu ngán ngẩm: “Trong 9 mẫu thì có 5 mẫu 90% là mất trắng, 4 mẫu còn lại tỷ lệ nhiễm bệnh cũng đã lên đến 30 – 40% và đang tiếp tục lây lan nên chưa biết thế nào. Nếu vụ này thất thu, tính sơ sơ tiền cày bừa, phân bón, thuốc BVTV và trả tiền thuê ruộng cũng mất gần 100 triệu. Nông dân chỉnhìn vào hạt lúa mà nay lúa như thế thì nghèo đói cầm chắc”.

Nông dân hoang mang

Ngồi cạnh anh Tuần, hộ anh Lê Văn Ngọc cùng thôn cấy 3 mẫu lúa thì có đến 2,5 mẫu nhiễm bệnh. Mặc dù đã phun đi phun lại đến 7 lần thuốc BVTV nhưng bệnh vẫn lây lan, có nguy cơ mất trắng. Ông Đặng Quang Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Ích Hậu thông tin, toàn xã có 200/491ha lúa xuân nhiễm bệnh đốm nâu, tiêm lửa. Đáng ngại là huyện, xã cũng như cơ quan chuyên môn sau nhiều lần chỉ đạo các giải pháp phòng trừ cũng đành...bó tay, nhìn dịch bệnh lây lan.

“Trong số 200ha nhiễm bệnh đợt này có đến 70ha nguy cơ mất trắng. Hiện bà con hết sức hoang mang, chúng tôi thì lo ngại bệnh sẽ lưu hành, ảnh hưởng vụ hè thu tới”, ông Bắc nhấn mạnh. Còn Phó trưởng phòng NN- PTNT huyện Lộc Hà,ôngPhan Văn Thanh cho rằng: “Dịch bệnh đốm nâu, tiêm lửa ảnh hưởng năng suất là chắc chắn”. Tuy nhiên, lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh lại bảo: “Lá ôm đòng chưa ảnh hưởng nên đang tiếp tục theo dõi”.

Lúa cháy lá sau đó còi cọc, lụi dần

Với diễn biến bệnh như hiện nay, nông dân Hà Tĩnh đang hết sức lo lắng. Họ lo lặp lại kịch bản mất mùa như vụ xuân 2017 dẫn đến thiếu gạo ăn trong mùa giáp hạt, phần nữa lo không có giống sản xuất vụ hè thu 2018.Vì vậy, lãnh đạo huyện Lộc Hà, xã Ích Hậu và người dân kiến nghị các cơ quan chuyên môn Trung ương, tỉnh kịp thời về kiểm tra, tìm ra một loại thuốc đặc trị để phòng trừ bệnh đốm nâu, tiêm lửa, bởi các loại thuốc BVTV khuyến cáo đều đã phun nhưng không hiệu quả. Ngoài ra, mong muốn tỉnh hỗ trợ giống lúa cho bà con vụ hè thu 2018.

Theo Chi cục trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh, toàn tỉnh có 2.000ha lúa nhiễm bệnh đốm nâu, tiêm lửa; tập trung ở huyện Lộc Hà [569ha]; Kỳ Anh, Thạch Hà, Nghi Xuân...; diện tích nhiễm bệnh thường nằm ở các xã ven biển.Nguyên nhân do quá trình thâm canh của người dân chưa tốt, nên nấm bán ngoại sinh ký sinh gây hại. Ngoài ra, hơn 1.100ha lúa cũng đang bị vàng khô chóp đầu lá. Đây là biểu hiện sinh lý do chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm đột ngột.

Bài Viết Chọn Lọc

Posted On March 10, 2019 at 6:35 am by lovetadmin / Comments Off on CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TIÊM LỬA GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA

Bệnh tiêm hạch lúa hay còn gọi là bệnh thối thân, là một trong những bệnh hại lúa tương đối nguy hiểm ở nước ta, cũng như ở nhiều nước trồng lúa trên thế giới. Ở Ấn Độ, bệnh xuất hiện cao điểm làm chết khoảng 70 – 80% diện tích mạ cấy. Đối với khu vực Nam Bộ, bệnh thường phá hoại nghiêm trọng ở các tỉnh Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng. Miền Bắc nước ta, những năm gần đây bệnh cũng gây hại khá phổ biến, gây ra nhiều tổn thất đối với khu vực canh tác lúa. Nắm được nhu cầu thực tế ngoài đồng ruộng, bộ phân kỹ thuật của “Công ty cổ phần phân bón Sông Mã” đã tiến hàng kiểm tra trực tiếp những khu vực xuất hiện bệnh nhiều, tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra những phương hướng giải quyết hiệu quả nhất. Qua kết quả đã tìm hiểu và quan sát được, chúng tôi xin chia sẻ với bà con một số kinh nghiệm xác định triệu chứng bệnh tiêm hạch xuất hiện trên đồng ruồng, từ đó có “Biện pháp phòng trừ bệnh tiêm hạch” kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho bà con nông dân.

1. Triệu chứng bệnh tiêm hạch lúa

Triệu chứng bệnh tiêm hạch trên cây lúa thay đổi tùy theo điều kiện ngoại cảnh. Vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá dưới thấp rồi lan dần ra.

Hình ảnh: Triệu chứng bệnh tiêm hạch lúa

- Vết bệnh đầu tiên là những chấm nâu, dần chuyển thành nâu đậm, rồi sau đen hẳn. Vết bệnh mới hình tròn, sau thành hình bầu dục màu nâu đen, phát triển dài ra, ăn sâu vào trong phá hại nhu mô bẹ và ống rạ làm cho bộ phận bị bệnh thối nhũn. Hậu quả là cây dễ bị chết.

Hình ảnh: Hạch nấm Sclerotium oryzae  gây bệnh tiêm hạch lúa

- Khi bị bệnh nhẹ cây lúa có thể bị trỗ nhưng hạt lép nhiều. Vào cuối thời kỳ sinh trưởng, hạch nấm thường hình thành ở bên trong ống ra gần mặt nước.

2. Nguyên nhân gây bệnh tiêm hạch lúa

Bệnh tiêm hạch lúa do nấm Sclerotium oryzae gây ra.

2.1. Hình thái nấm Sclerotium oryzae gây bệnh tiêm hạch lúa

- Sợi nấm rất mảnh, không màu, đa bào, nhiều nhánh thường không hình thành vòi hút. Sợi nấm già thường có màu vàng và thắt lại ở các ngăn ngang.

- Nấm Sclerotium oryzae thường hình thành nhiều bào tử hậu hình tròn màu nâu đậm, vỏ dày.

- Hạch nấm hình bầu dục rất nhỏ với đường kính khoảng 0,4mm.

- Hạch non màu trắng, chuyển sang màu vàng nâu và có vỏ hạch màu đen bóng, trơn [có sự phân hóa thành ruột hạch và vỏ hạch].

2.2. Đặc điểm sinh học nấm Sclerotium oryzae gây bệnh tiêm hạch lúa  

- Hạch thường hình thành bên trong thân, ở phần sát mặt nước.

- Hạch nấm mọc rất mạnh trên các môi trường pH 6,5 – 8. Sự hình thành hạch nấm phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ rất rõ rệt, nhiệt độ 25 – 30 độ C hạch hình thành nhiều nhất.

- Khả năng chịu nhiệt độ của hạch rất cao. Hạch chịu đựng trong điều kiện khô dễ dàng và có thể sống từ 2 – 3 năm. Trong điều kiện ngập nước ở nhiệt độ thấp, hạch sống lâu hơn ở nhiệt độ cao, ở 5ºC hạch sống 3 năm, ở 20ºC hạch sống được 2 năm, ở 35ºC hạch sống được 4 tháng.

- Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, hạch chỉ sống được 1 năm.

3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh tiêm hạch lúa

- Vị trí xâm nhiễm của nấm vào cây lúa phụ thuộc vào chế độ nước trong ruộng, nhưng nói chung bao giờ cũng ở trên sát mặt nước. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ngập nước, nước tù và ở ruộng yếm khí. Nếu ruộng lúa được tháo cạn nước sau khi đẻ nhánh bệnh giảm so với nước ngập.

- Bệnh có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn nào của cây lúa. Bệnh thường xâm nhiễm vào lúc có tỷ lệ C/N thấp. Bệnh phá hại mạnh từ giai đoạn lúa có đòng trở đi.

- Khi cây lúa sây sát, sinh trưởng yếu bệnh thường xâm nhập dễ dàng.

- Sự phát sinh phát triển bệnh phụ thuộc vào chế độ bón phân, mật độ trồng. Bón quá nhiều đạm thì cây bị nhiễm bệnh nặng, nếu lúa cấy quá dày không thông khí và ánh sáng thì bệnh cũng nặng.

- Những giống lúa cứng cây, số lá và dảnh vừa phải bệnh thường nhẹ hơn những giống lúa cây mềm, rậm rạp.

4. Biện pháp phòng trừ bệnh tiêm hạch lúa

- Dọn sạch rơm rạ, gốc rạ bị đem đốt, không nên đánh thành đống hoặc dùng để phủ đất các cây trồng khác ngoài đồng ruộng.

- Tranh thủ cày úp gốc rạ để tiêu diệt nguồn bệnh là hạch nấm trên tàn dư và đất.

- Chọn giống lúa chống bệnh. Nhóm giống lúa Japonica có khả năng chống bệnh cao hơn nhóm giống lúa Indica.

- Có kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa hợp lý. Cũng như lựa chọn và sử dụng dòng sản phẩm phân bón cho lúa phù hợp. Để cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu hạn chế sâu bệnh hại tấn công.

- Có thể sử dụng thuốc để diệt ổ bệnh: New Hinosan 30EC [1,2 l/ha], Rovral 50WP [0,1 – 0,2%], Dithan M 45 – 80WP [1,5 – 2kg/ha] kết hợp với thay đổi mực nước trong ruộng và vơ bỏ các lá già khô chết

NVKHNN- Trịnh Thị Khương

Video liên quan

Chủ Đề