Chung ju yung là ai

Nhắc đến những tập đoàn nổi tiếng nhất của Hàn Quốc, người ta không thể nào bỏ qua Hyundai – đế chế đã góp một phần không nhỏ vào việc đưa nền kinh tế Hàn Quốc lên đứng thứ 4 toàn Châu Á [theo GDP]. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nhà sáng lập, cố chủ tịch của Hyundai – ông Chung Ju-Yung xuất thân từ một gia đình làm nông và đã khởi nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng.

Trong bài viết này, hãy cùng Fast Auto tìm hiểu về Chung Ju-Yung – người đứng sau thành công rực rỡ của Hyundai nhé!

Đôi nét về Chung Ju-Yung

Chung Ju-Yung sinh ngày 25/10/1915, mất ngày 21/03/2001.

Ông là một nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân, nhà từ thiện nổi tiếng của Hàn Quốc. Đồng thời, ông cũng chính là nhà sáng lập và cố chủ tịch của tập đoàn Hyundai – tập đoàn đa ngành lớn thứ 2 tại “xứ sở kim chi”. Với thành tựu của mình, ông trở thành một trong những nhà công nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất Hàn Quốc.

Với xuất thân khiêm tốn từ một gia đình nghèo có truyền thống làm nông tại tỉnh Tongchon, Triều Tiên, ông có tới 7 người em khác. Dưới áp lực của hoàn cảnh gia đình, ông đã buộc phải nghỉ học từ bậc Tiểu học. Tuy nhiên, những khó khăn ấy không những không làm nản lòng Chung Ju-Yung, mà còn thúc đẩy ông trên con đường trở thành một trong những doanh nhân thành công nhất của Hàn Quốc.

Những cột mốc cuộc đời

Sống trong cảnh nghèo khó, mơ ước đầu đời của Chung Ju-Yung là trở thành một người nhà giáo, nhưng ông biết, hoàn cảnh nghèo khó bấy giờ của gia đình không cho phép ông thực hiện điều đó. Để phụ giúp cha mẹ lo cho một gia đình 10 miệng ăn, từ nhỏ ông đã phải vượt qua những con đường dài đến thành phố, bán củi kiếm tiền.

Chính sự tiếp xúc với đô thị xa hoa này, đã khiến Chung Ju-Yung nuôi lớn ý chí làm giàu của mình. Ông bắt đầu những cuộc bỏ trốn khỏi nhà để tìm cơ hội thoát khỏi cái nghèo.

1.   Bốn lần bỏ nhà ra đi

Lần đầu tiên Chung Ju-Yung  bỏ nhà ra đi ông mới 16 tuổi. Ông và những người bạn của mình đã phải đi bộ 15 dặm để đến được thành phố Kowon. Họ tìm được việc trong một công xưởng, nhưng mức lương quá thấp đã không giúp Chung Ju-Yung làm chủ được tài chính như ông mong muốn. Chuyến đi kết thúc 2 tháng sau đó, khi bố ông tìm ra và đưa ông trở về nhà. Tuy ngắn ngủi, nhưng ông đã tìm thấy đam mê của mình trong ngành xây dựng kỹ thuật dân dụng [các công trình về cầu đường, đê đập,...].

Sau đó 2 năm, vào tháng 4 năm 1933, Chung Ju-Yung đã cùng 2 người bạn tẩu thoát khỏi nhà mình lần thứ 2 với nung nấu giải quyết được cái nghèo, đói, và sự thiếu thốn của gia đình. Không may, chuyến đi này của ông lại gặp sóng gió nhiều hơn cả chuyến đi trước: một người bạn đồng hành của ông bị gia đình bắt gặp và phải trở về nhà; ông và người bạn còn lại bị lừa sạch tiền ngay khi đặt chân đến Seoul. Một lần nữa, ông bị bắt gặp và đưa trở về nhà bởi những người họ hàng của gia đình tại Seoul.

Cảm thấy có lỗi với bố mình, ông đã ở lại trang trại làm một người nông dân suốt một năm sau đó, nhưng ngọn lửa nhiệt huyết trong lòng ông chưa bao giờ lụi tàn. Vì vậy, ông quyết định bán một con bò của bố và lấy 70 won đó mua một vé tàu đến Seoul.

Lần này, ông vào một trường học kế toán của địa phương. Trải qua 2 tháng suôn sẻ, bố ông lần nữa xuất hiện trước mặt ông và bảo ông rằng:

“Con phải nhớ con là một đứa nhà quê học hết cấp 1, ở Seoul người ta học hết trường cao đẳng còn thất nghiệp đầy cả đống. Cha già rồi, con là con trưởng thì phải giúp cha, con mà bỏ mặc thì cả nhà sẽ thành đám ăn mày”

Không thể bỏ mặc gia đình, lần ra đi thứ 3 của ông chính thức thất bại.

Trái với thành ngữ “quá tam ba bận”, Chung Ju-Yung không từ bỏ, ông đến với Seoul một lần nữa, và đây chính là bước ngoặt định mệnh của cuộc đời ông.

Sau một thời gian làm khuân vác, vận chuyển từ các công trường đến xưởng gạo, thái độ làm việc của ông đã giúp ông trở thành kế toán và rồi kế thừa xưởng gạo đó. Sau 2 năm hoạt động, xưởng gạo của ông buộc phải đóng cửa do tình hình chiến sự giữa Triều Tiên và Nhật Bản.

2.   Đế chế Hyundai

Với số vốn có được, lần này ông đã chủ động về quê, mua ruộng đất cho cha mẹ, và quay lại Seoul mua một xưởng ô tô cũ, dấn thân vào ngành công nghiệp triệu đô. Tuy nhiên, xưởng sửa xe này của ông đã đóng cửa khi chưa đưa ông đến được thành công vang dội.

Sau khi chiến tranh kết thúc, kinh tế Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng, buộc chính phủ phải chiêu mộ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước để khôi phục lại nền kinh tế. Nắm bắt cơ hội này, năm 1947, Chung Ju-Yung thành lập tập đoàn Hyundai. Không phụ lòng mong mỏi của ông, Hyundai đã giành được hợp đồng xây dựng cơ sở vật chất hải cảng, đường bộ và doanh trại quân đội với chính phủ. Vươn lên thành một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc. Thậm chí, Hyundai là một trong số ít những tập đoàn không chịu ảnh hưởng lớn do chiến tranh Triều Tiên gây ra vào đầu những năm 1950.

Hyundai cho ra mắt chiếc xe đầu tiên mang tên Pony vào năm 1976, và những chiếc xe của tập đoàn đã thành công thâm nhập thị trường Hoa Kỳ vào 10 năm sau đó.

Là tập đoàn đa ngành, ngoài xây dựng, sản xuất ô tô, Hyundai còn góp mặt trong cả ngành đóng tàu, Chung Ju-Yung đã thuyết phục được ngân hàng Barclays ở London về tiềm năng của công nghiệm đóng tàu của Hàn Quốc. Họ đã cho ông vay 50 triệu USD chỉ với tờ 500 won có hình con tàu mà người Triều Tiên từng đóng vào thế kỉ XVI mà ông mang đến.

Những năm 80 của thế kỷ XX, Huyndai chính thức trở thành chaebol [tập đoàn gia đình] lớn nhất Hàn Quốc với các ngành: xây dựng, sản xuất ô tô, đóng tàu và cả sản xuất chip vi tính.

Thành tựu của cố chủ tịch Chung Ju-Yung

·         Với cống hiến cả đời của mình, ông đã nhận được Huy chương từ Nữ hoàng Anh Elizabeth II, Chính phủ Trung Quốc cũng như Chính phủ Zaire.

·         Chung Ju-Yung là người đầu tiên không phải người Mỹ nhận bằng Tiến sỹ danh dự về kinh thương của Đại học George Washington.

·         Ông giữ nhiều chức vụ trong chính phủ cũng như góp phần giúp Hàn Quốc giành được quyền đăng cai Thế vận hội năm 1988.

·         Năm 1977, ông thành lập "Quỹ Asan" với 4 lĩnh vực chính: hỗ trợ y khoa, an sinh xã hội, nghiên cứu phát triển và quỹ học bổng.

Bên trên là những thông tin cơ bản về cố chủ tịch và nhà sáng lập của tập đoàn Hyundai, một trong những doanh nhân ảnh hưởng lớn đến xứ sở kim chi – ông Chung Ju-Yung. Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về cuộc đời cũng như con đường khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng của ông, quý bạn đọc cũng có thể tìm mua cuốn “Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách” – tự truyện nổi tiếng do chính Chung Ju-Yung viết.

Xem thêm: Subaru của nước nào?

Với ý chí tự lập dám đương đầu với mọi thử thách, trở ngại trong cuộc đời, dám nghĩ dám làm, dám ước mơ, đồng thời dám vượt qua những khó khăn để thực hiện những ước mơ và dự định tưởng chừng không thể của mình. Đây là một minh chứng sống về ý chí và năng lực không giới hạn của con người khi đã có lòng nhiệt huyết, say mê.

Sức mạnh của Chung Ju Yung chính là ở chỗ ông luôn xem các thất bại – cho dù là thất bại cay đắng nhất – không phải là thất bại, mà chỉ là những thử thách của cuộc sống để trui rèn bản lĩnh của chính mình.

Từ những thất bại cay đắng nhất thời trai trẻ, vượt lên những khó khăn, đương đầu với thử thách, biến điều không thể thành hiện thực, Chung Ju-Yung – người sáng lập tập đoàn Huyndai – đã góp phần đưa một Hàn Quốc chiến tranh triền miên, khí hậu khắc nghiệt trở thành một nền kinh tế vững mạnh đáng khâm phục. Cuộc đời ông có rất nhiều câu chuyện thú vị, khiến người biết đến không khỏi khâm phục.

Bốn lần trốn nhà và bài học từ con ếch xanh

Sinh ngày 25-11-1915 tại Asan thuộc Tongchon [CHDCND Triều Tiên], Chung Ju-Yung là con cả trong gia đình nông dân nghèo 8 người con. Trình độ học vấn chính thức của Chung Ju-Yung chỉ kết thúc ở bậc tiểu học, khi cha cho Ju-Yung nghỉ học để giúp gia đình và mong con mình sẽ trở thành một người nông dân giỏi.

Trong cuốn hồi ký của mình, Chung Ju-Yung chia sẻ: “Ngay từ nhỏ, ngày nào cũng vậy, cứ đúng 4 giờ sáng là cha đánh thức tôi dậy và dẫn ra đồng. Ðến nơi thì mặt trời cũng vừa ló dạng. Thế là tôi bắt đầu ngày làm ruộng vất vả ngoài đồng mà chẳng lúc nào ngơi nghỉ. Tuy chỉ là cảm nhận của một đứa trẻ nhưng tôi cũng hiểu được nghề nông chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích so với công sức cực nhọc bỏ ra. Tôi thở dài và tự hỏi, chẳng lẽ cả đời mình sẽ sống cuộc sống thế này sao ?”.

Không chịu đựng được cuộc sống cam chịu, Ju-Yung trốn nhà và đi xuống miền Nam để tìm hướng đi cho tương lai. Lần đầu tiên cùng một người bạn trốn nhà, đường lên thành phố khá xa nên ông phải đi xin cơm. Vận may đến với ông và người bạn khi họ được nhận làm công nhân xây dựng đường xe lửa Bình Nhưỡng – Gowon. Ý đồ gom góp tiền đi Seoul chưa thành thì cha ông tìm thấy và đưa về. Trở về nhà nhưng ông vẫn bực tức trong lòng: “Những đồng tiền quý giá mà mình làm được chẳng là bao nhưng đó là công sức của chính mình. Nếu có thể cho mình tiếp tục công việc thì mình có đủ tự tin để khám phá cái thế giới mới mẻ và rộng lớn bao la này”.

Lần thứ hai trốn nhà, Ju-Yung lại bị một người đàn ông đứng tuổi lừa hết tiền vì tin rằng hắn sẽ kiếm cho ông một công việc trong khách sạn ở Seoul. Sau chuyến đi 10 ngày ấy, ông lại bị một người bà con đưa về. Ông chấp nhận trở lại làm nông dân vì cảm thấy có lỗi khi làm cha đau lòng. Nhưng tâm trí ông chỉ hướng về Seoul, ý chí thoát nghèo trong ông vẫn không thay đổi.

Suy nghĩ kỹ lưỡng, lần thứ ba ông trộm 70 won bán bò của bố để lên Seoul học kế toán. Tuy nhiên, mới học được hai tháng, bất ngờ người cha lại xuất hiện trước mặt ông, nhưng không giận cũng không mắng, cha ông chỉ nói vài lời: “Con phải nhớ con là một thằng nhà quê học hết cấp 1, ở Seoul người ta học hết trường cao đẳng còn thất nghiệp đầy cả đống. Cha già rồi, con là con trưởng thì phải giúp cha, con mà bỏ mặc thì cả nhà sẽ thành bầy ăn mày”. Lời cha cứa vào trong lòng ông, hình ảnh người mẹ và các em hiện lên trước mắt, nỗi buồn ngập tràn và ông đã khóc. Và ông lại thất bại trong chuyến đi lần này.

Sau ba lần lên Seoul không thành, Chung Ju-Yung vẫn không từ bỏ giấc mơ thoát khỏi cái nghèo khổ của vùng quê heo hút và khắc nghiệt ấy. Ông nhớ đến câu chuyện về con ếch xanh muốn nhảy lên cành cây liễu, nhưng vì cành cây cao quá nên nó không chạm đến được và thất bại. Nhưng ếch xanh không nản chí, nó tiếp tục nhảy mười lần, hai mươi lần, ba mươi lần… và cuối cùng cũng thành công. Chung Ju Yung tự nhủ: “Lẽ nào mình không bằng một con ếch xanh ?”.

Ông quyết tâm ra đi, thẳng hướng đến Seoul.Dường như may mắn đã mỉm cười với ông trong lần thứ tư trốn nhà, ông xin được một chân khuân vác ở công trình xây dựng trường học Bosung [ÐH Hàn Quốc bây giờ]. Sau đó nhờ sự cần cù, từ một kẻ không xu dính túi, Chung Ju-Yung đã có trong tay một cửa hàng phân phối gạo lớn khi mới 22 tuổi.

Ít ai hình dung được rằng, ông chủ tịch tập đoàn xe hơi Hyundai lớn nhất thế giới lại xuất thân từ một gia đình gốc nông dân và không được học hành đầy đủ. Bởi vì, người ta thường tin rằng thành công là do may mắn, còn ngược lại là do hoàn cảnh. Nhưng đối với Chung Ju-Yung thì: “Một người không tin là có vận xấu, người đó sẽ không có vận xấu. Mọi thứ đều quân bình, vận may rủi đều đến với con người như nhau. Quan trọng nhất là phải nỗ lực, nỗ lực không ngừng và biết chớp thời cơ”.

Triết lý con rệp

Khi còn làm lao động ở bến cảng Inchon, Ju-Yung ở trọ trong một căn nhà có rất nhiều rệp, nằm dưới sàn nhà nên ông bị lũ rệp cắn không ngủ được. Ông đã leo lên bàn ăn ngủ để tránh rệp, nhưng chưa được bao lâu thì lũ rệp kéo nhau leo theo chân bàn lên cắn người. Ông lại lấy mấy cái bát nước kê vào bốn chân bàn, để rệp trèo lên sẽ rơi vào bát nước mà chết đuối. Thế nhưng chỉ một hai ngày sau, lũ rệp lại tìm cách leo lên tường, rồi lên trần nhà và tìm chỗ có người để rơi xuống.

Bài học không bỏ cuộc của lũ rệp đã có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của ông. Một lần Chung Ju Yung bắt tay xây dựng một nhà máy nhỏ, thực chất là một căn lều và nhận sửa chữa xe mà không có giấy phép. Công văn bắt dỡ bỏ nhà máy của cảnh sát được gửi tới mỗi ngày. Ðể thuyết phục cảnh sát đồng ý cho tiếp tục công việc duy trì nhà máy, Ju-Yung quyết định, sáng nào cũng đến nhà trưởng phòng bảo an Condo của đồn cảnh sát Dongdeamun và trình bày hoàn cảnh cho đến khi nào giải quyết được vấn đề mới thôi.

Sáng hôm thứ nhất, ông mua một hộp bánh mang đến nhưng vị cảnh sát không hề lay chuyển và từ chối không nhận cả hộp bánh. Ngày thứ hai, Ju-Yung đến tay không và cũng bị từ chối. Suốt một tháng trời, sáng nào Ju-Yung cũng đến nhà ông ta, đúng giờ ấy, đúng một hoàn cảnh ấy lặp đi lặp lại. Và cuối cùng thì ông ta đầu hàng và chấp nhận cho Ju-Yung tiếp tục công việc của mình với điều kiện xây thêm một tấm rào chắn phía trước.

Hay một lần nhà máy đóng tàu Hyundai đang ra sức khắc phục những khó khăn thì một vị phó thủ tướng phụ trách kinh tế Hàn Quốc, đồng thời là một nhà kinh tế học khả kính, đã gọi Ju-Yung tới và khẳng định chắc chắn rằng, đây là việc không có khả năng thực hiện được và nếu ngành đóng tàu của Hyundai thành công thì ông ấy sẽ đốt mười ngón tay và lên thiên đường. Nhưng thực tế, khi Hyundai đã trở thành nhà máy đóng tàu số một thế giới thì ông ấy vẫn sống.

Con người khi rơi vào cảnh khốn cùng thường hay nói những lời tuyệt vọng như: “không còn con đường nào khác” hoặc “không còn cách nào khác”. Nhưng thật ra không phải vậy, Ju-Yung cho rằng, vì không nỗ lực tối đa như những con rệp nên họ không thể tìm thấy phương pháp nào khác.

Trong hồi ký của mình Ju-Yung viết: “Người lười nhác hay đổ lỗi cho số phận, đến khi gặp cơ hội cũng do lười nhác mà để chúng trôi qua và rồi họ phải sống cả một cuộc đời chẳng có chút may mắn nào. Với tôi, mỗi khi gặp việc gì khó khăn tôi lại nhớ đến bài học về sự nỗ lực của con rệp. Nhìn thấy những người mới gặp chút khó khăn mà đã thất vọng và thu hẹp mình lại, chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ “người mà cũng không bằng con rệp”.

Tờ 500 won thay đổi số phận

Hyundai hiện là nhà sản xuất xe hơi hàng đầu Hàn Quốc. Năm 1976, Hyundai tung ra mẫu xe hơi đầu tiên hiệu Pony [Hyundai lần đầu tiên xuất khẩu xe hơi sang Mỹ là năm 1986]. Ðầu thập niên 1970, Hyundai bành trướng mạnh. Cùng vợ [Byun Jung-Suk], Ju-Yung đưa 8 con trai và một con gái vào tập đoàn.

Khi bắt tay xây dựng công nghiệp đóng tàu, Ju-Yung đến hết ngân hàng này đến ngân hàng khác để vay vốn nhưng đều bị từ chối. Không nản, Ju-Yung sang Anh, vào Ngân hàng Barclays tại London, ông rút ra tờ 500 won với hình con tàu mà người Triều Tiên từng đóng vào thế kỷ 16 – 300 năm trước khi người Anh cho ra đời con tàu sắt đầu tiên của họ. Chung Ju-Yung nhấn mạnh rằng công nghiệp đóng tàu Triều Tiên hẳn có thể tiến xa từ lâu nếu không bị triều đại Chosun cản trở. Với tờ 500 won, Chung Ju-Yung đã được vay 50 triệu USD từ Barclays !

Cơn bùng nổ dầu hỏa 1973 là một trong những bệ phóng đưa Hyundai vào danh sách những tập đoàn khổng lồ thế giới. Chung Ju-Yung nhanh chóng nhận ra cơ hội tại vùng Vịnh.

Trước thập niên 1970, Hàn Quốc chưa có con tàu nào lớn hơn 10.000 tấn nhưng lời quảng cáo về Hyundai của Tổng thống Park Chung Hee đã giúp đem lại hợp đồng đầu tiên về hai tàu dầu 240.000 tấn đặt từ Hy Lạp. Tiếp đó là đơn đặt hàng từ Hong Kong và Nhật. Năm 1975, Chính phủ Hàn Quốc ra lệnh tất cả dầu nhập từ Trung Ðông phải được chở bằng tàu dầu Hàn Quốc.

Nhờ vậy, cuối thập niên 1980, Hyundai đã trở thành nhà đóng tàu lớn nhất thế giới. Ðến thập niên 1980, Hyundai là doanh nghiệp gia đình lớn nhất Hàn Quốc. Từ Hyundai Engineering [xây dựng], Hyundai Motors [xe hơi], Hyundai Merchant Marine [đóng tàu], Chung Ju-Yung thành lập thêm Hyundai Electronics – nơi không đầy 10 năm sau trở thành nhà sản xuất chip vi tính thứ nhì thế giới.

Trước thời điểm xảy ra vụ khủng hoảng tài chính châu Á 1997, doanh thu hàng năm Hyundai đã vượt hơn 90 tỉ USD và Chung Ju-Yung – với gia sản 6 tỉ USD – trở thành người giàu nhất Hàn Quốc. Trước khi chuyển ghế chủ tịch tập đoàn cho các con vào năm 1987, nhà doanh nghiệp-nhà thơ-và “ca sĩ karaoke” Chung Ju-Yung đã xây dựng thành công một công ty đóng tàu lớn nhất và một công ty xe hơi hàng đầu Hàn Quốc.

Với thành tích đầy thuyết phục, Chung Ju-Yung được Nữ hoàng Anh Elizabeth II, rồi Chính phủ Trung Quốc cũng như Chính phủ Zaire tặng huy chương; và năm 1982, ông trở thành doanh nhân không thuộc người Mỹ đầu tiên nhận bằng tiến sĩ danh dự về kinh thương từ Ðại học George Washington. Trong nước, Chung Ju-Yung liên tiếp giữ ghế Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc trong gần một thập niên và là một trong những người tham gia đàm phán giúp Seoul giành quyền đăng cai Thế Vận Hội 1988.

Như hầu hết tỉ phú tự lập, Chung Ju-Yung bắt đầu ôm mộng chính khách. Năm 1992, ông tuyên bố tranh cử tổng thống. Ðảng Nhân dân Thống nhất của ông giành 16% phiếu và sự nghiệp chính trị Ju-Yung có lẽ còn đi xa nếu không bị cản trở từ sự quy kết của Chính phủ Kim Young-Sam về việc Ju-Yung dùng quỹ công ty cho chiến dịch vận động tranh cử.

Ước nguyện cuối đời

Trong suốt cuộc đời, giấc mơ trở lại quê cha đất tổ luôn ám ảnh Chung Ju-Yung. Năm 1998, ông là công dân Hàn Quốc đầu tiên bước qua biên giới CHDCND Triều Tiên mà không có quân đội đi kèm. Ông đã dắt một con bò băng ngang Bàn Môn Ðiếm trở lại miền Bắc để “trả lại” món nợ đầy nước mắt năm xưa. Ðó là một trong 1.001 con bò [có tài liệu ghi 500] được Chung Ju-Yung tặng nông dân làng Asan, nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Một trong những dự án chính của Ju-Yung trong chuyến đi trên là thương nghị với Chính phủ Bình Nhưỡng về công trình khu du lịch tại núi Keumgang thuộc địa phận CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, Chung Ju-Yung đã mất trước khi toàn bộ công trình hoàn thành.

Video liên quan

Chủ Đề