Chung minh EU thành công trong việc tạo ra 1 thị trường chung

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 7 Tiết 3: Thực hành : Tìm hiểu về Liên minh châu Âu

Bài tập 1. Tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất

Câu 1. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

Quảng cáo

A. Tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.

B. Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa và dịch vụ.

C. Tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

D. Tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/51 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

A. Gia tăng sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khối.

B. Tăng thêm nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các nước.

C. Tăng thêm diện tích và số dân của toàn khối.

D. Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.

Quảng cáo

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là tăng thêm tiềm lực kinh tế và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối với các khối kinh, các quốc cường quốc kinh tế [Nhật, Hoa Kì,…] trên thế giới.

Câu 3. Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là

A. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

B. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

C. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.

D. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Việc sử dụng chung đồng tiền chung Ơ-rô có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển tiền tệ, đơn giản hóa công tác kế toán,… nhưng cùng gây nên tình trạng giá các sản phẩm hàng tiêu dùng tăng cao, dần dần dẫn tới lạm phát

Bài tập 2. Tìm hiểu vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới

Cho bảng số liệu:

Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014

[Đơn vị: %]

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Câu 1. Để thể hiện được tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới, biểu đồ thích hợp là

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đồ kết hợp [cột và đường].

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014.

Quảng cáo

Câu 2. Khi vẽ hai biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 thì bán kính hình tròn

A. Thể hiện cơ cấu GDP lớn hơn.

B. Hai biểu đồ bằng nhau.

C. Thể hiện cơ cấu dân số lớn hơn.

D. Tùy ý người vẽ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Khi vẽ hai biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 thì bán kính hình tròn bằng nhau do chỉ có một mốc năm [năm 2014] và hai đối tượng không liên quan đến nhau [dân số và GDP].

Câu 3. Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?

A. EU là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu thế giới, vượt HOA KÌ, Nhật Bản.

B. Tỉ trọng GDP của EU so với các nước ngày càng tăng.

C. Tỉ trọng số dân của EU so với các nước ngày càng tăng.

D. So với các nước, tỉ trọng GDP của EU lớn là do có số dân đông.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Qua bảng số liệu trên, rút ra những nhận xét sau:

- EU có GDP lớn nhất [23,7%], tiếp đến là Hoa Kì [22,2%], Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… suy ra EU là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu thế giới, vượt cả Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc,…

- EU có dân số tương đối ít [7%], ít hơn cả Trung Quốc [18,8%] và Ấn Độ [17,8%].

Câu 4. EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là do

A. Có nhiều quốc gia thành viên.

B. Diện tích lớn, dân số đông hơn so với các khu vực khác.

C. Có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới.

D. Tạo ra thị trường chung và sử dụng một đồng tiền chung.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : EU đã thành công trong việc tạo ra một thị trường chung có khả năng đảm bảo cho hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên và sử dụng một đồng tiền chung [ơ-rô]. Nhờ những thành công này, EU đã trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Những luận điểm nào chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

Chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới được đề cập trong chương trình Địa lý lớp 11. Nếu bạn chưa hiểu rõ thì hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

EU là gì?

Định nghĩa EU

Liên minh châu Âu [EU], một tổ chức quốc tế gồm 27 quốc gia châu Âu, là cơ quan quản lý chung về chính sách kinh tế, xã hội và an ninh.

Ban đầu chỉ giới hạn ở Tây Âu, EU đã mở rộng sang Trung và Đông Âu vào đầu những năm 2000.

Liên minh châu Âu được thành lập theo Hiệp ước Maastricht, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 11 năm 1993.

Hiệp ước nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề nhập cư, tị nạn và tư pháp bằng cách thiết lập một đơn vị tiền tệ duy nhất [đồng Euro], một chính sách đối ngoại thống nhất và an ninh cũng như các quyền công dân chung.

Liên minh châu Âu đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2012 cho những nỗ lực của tổ chức nhằm thúc đẩy hòa bình và dân chủ ở châu Âu.

Vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới

Liên minh châu Âu vẫn là một tổ chức sẽ tiếp tục phát triển nhảy vọt.

Các chính sách của nó đã ảnh hưởng đến các quốc gia châu Âu và làm gương cho các quốc gia và khu vực khác mong muốn hài hòa hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị của họ.

EU được biết đến như một khối thương mại lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sản xuất lớn nhất.

Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Tổ chức này cũng đang làm việc để cung cấp viện trợ cho các nạn nhân thiên tai. Họ là những nhà tài trợ chính cho viện trợ nhân đạo.

Trên mặt trận ngoại giao, EU cũng đóng một vai trò quan trọng. Nó thúc đẩy an ninh và thịnh vượng, ổn định, các quyền tự do cơ bản và dân chủ ở cấp độ quốc tế.

Ý nghĩa của việc hình thành EU

Ý nghĩa của việc hình thành EU có thể khái quát trên hai phương diện.

Thuận lợi:

  • Tạo điều kiện cho sự luân chuyển tự do của hàng hoá, lao động, vốn và dịch vụ [giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tư vấn,…] trên toàn lãnh thổ.
  • Tăng cường hợp tác và quan hệ kinh tế [máy bay Airbus, chương trình hợp tác sản xuất tên lửa Ariane] để tăng tiềm năng và khả năng cạnh tranh của EU.
  • Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và vốn cho nền kinh tế của các nước thành viên, xóa bỏ dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế của các nước, tiến tới thống nhất EU.
  • Sử dụng đồng tiền chung Euro tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển vốn, hóa đơn cho công việc kế toán và kiểm toán, hạn chế rủi ro khi hoán đổi tiền tệ.
  • Hoạt động vận tải, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.
  • Xóa bỏ các rào cản đối với sự phát triển kinh tế; thúc đẩy các kết nối rộng rãi trong dịch vụ, sản xuất, giáo dục, y tế,…
  • Mở rộng thị trường, tạo nhiều việc làm và thu hút lao động giỏi.
  • Tăng cường sức mạnh và khả năng cạnh tranh của EU và các trung tâm kinh tế khác trên thế giới.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi sang sử dụng đồng tiền chung Euro đã tạo nên những khó khăn:

  • Nhiều nước mất lợi thế so sánh với đồng tiền của các nước đi trước trong khu vực.
  • Dẫn đến tình trạng giá tiêu dùng cao hơn, gây nên lạm phát trong khu vực đồng euro.

Thể chế hoạt động của EU

EU có một hệ thống thể chế chính trị quan trọng để đề ra kế hoạch, điều hành và giám sát. Hệ thống này bao gồm 5 cơ quan chính:

  • Uỷ ban Châu Âu
  • Nghị viện Châu Âu
  • Hội đồng Liên minh châu Âu
  • Hội đồng châu Âu
  • Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Bên cạnh đó, EU còn có một tòa kiểm toán, cũng như các bộ phận hỗ trợ của các cơ quan nói trên như Ủy ban Kinh tế và Xã hội và Ủy ban Khu vực.

Theo đó: Ủy ban châu Âu được coi là cơ quan hành pháp của EU; Hội đồng châu Âu được xem là Thượng viện của Quốc hội; Hội đồng bộ trưởng và Nghị viện châu Âu cùng thực hiện các chức năng của hạ viện Quốc hội; Tòa án châu Âu chính là đại diện của cơ quan tư pháp.

Chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới

Nguyên nhân chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:

  • GDP của EU đứng đầu thế giới [năm 2004, mức GDP của EU đã vượt qua Hoa Kỳ và Nhật Bản]. EU có GDP là 12690,5 tỷ đô la Mỹ, gấp 1,1 lần của Hoa Kỳ và 2,8 lần của Nhật Bản.
  • Tuy dân số chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới và diện tích chiếm 2,2% diện tích thế giới nhưng EU đang dẫn đầu về các hoạt động thương mại. Trong đó, EU chiếm tới 31% trong tổng giá trị kinh tế cả thế giới và tiêu thụ 19% nguồn năng lượng của thế giới.
  • Hơn thế nữa, EU chiếm 37,7% xuất khẩu của thế giới, tỉ trọng xuất khẩu thế giới và xuất khẩu trong GDP của EU đều đứng đầu thế giới, vượt qua Hoa Kì và Nhật Bản.
  • Cụ thể, xuất khẩu chiếm 26,5% GDP, gấp 3,8 lần Hoa Kỳ và 2,2 lần Nhật Bản. Trong xuất khẩu của thế giới, EU có tỷ trọng cao nhất [37,7%], gấp 4,2 lần Hoa Kỳ và 6 lần Nhật Bản.
  • Bên cạnh đó, EU còn chiếm 26% sản lượng sản xuất ôtô và 59% viện trợ phát triển thế giới.

Khả năng hợp tác của Việt Nam với EU

Sau khi tìm được lời giải đáp cho việc chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới thì tiếp theo đây, BachkhoaWiki sẽ mang đến cho các bạn các thông tin về khả năng hợp tác của Việt Nam với EU.

Trước tiên, cùng điểm qua một số cột mốc lớn trong quan hệ Việt Nam – EU:

  • Chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam [Đổi mới].
  • Năm 1990: thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – EU.
  • Năm 1992: hai nước ký Hiệp định Dệt may.
  • Năm 1995: ký kết Hiệp định Khung hợp tác.
  • Năm 2008: khởi động đàm phán PCA.
  • Năm 2012: ký kết PCA, khởi động đàm phán EVFTA.

Một số điểm đáng chú ý trong quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam – EU:

  • EU là nhà tài trợ lớn thứ hai về ODA đối với hình thức song phương.
  • Nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.
  • Tổng vốn ODA cam kết từ năm 2007 đến 2013 là 5,2 tỷ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại chiếm 43%.
  • Năm 2013: Tổng cam kết ODA của EU dành cho Việt Nam cán mốc 965 triệu USD, tương đương 15% tổng viện trợ nước ngoài.
  • Nguồn vốn ODA của EU hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cải cách hành chính.

Dù rằng tiềm năng hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai nước là vô cùng lớn nhưng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức cần khắc phục như:

  • Khoảng cách địa lý cách xa nhau, dẫn đến vấn đề thiếu thông tin cho cả hai bên.
  • Sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa hai nước.
  • Một số quy định và tiêu chuẩn của EU vượt quá khả năng đầu tư của các công ty Việt Nam vào EU.
  • Khi rót vốn đầu tư, hoặc bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì các doanh nghiệp, nhà đầu tư EU cũng đặt ra những yêu cầu cao.

Những kết quả hợp tác giữa Việt Nam và EU đạt được tính đến hiện nay đều xuất phát từ lợi ích và nhu cầu của cả hai bên.

  • Việt Nam đã tìm được một đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, một nguồn đầu tư trực tiếp tiềm năng và một nhà tài trợ đắc lực và có giá trị tại EU.
  • EU coi trọng tiềm năng của Việt Nam và coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong chiến lược châu Á.
  • Mối quan hệ lịch sử và văn hóa của Việt Nam với các nước châu Âu cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của quan hệ hai nước.

Xem thêm:

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn các yếu tố chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki mang đến nhiều bài viết hữu ích nhé!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề