Có bao nhiêu bước trong quy trình triển khai quản lý hiệu quả

Xây dựng quy trình làm việc hiệu quả trong doanh nghiệp là nhiệm vụ không hề dễ dàng của các nhà quản lý.

Xây dựng quy trình làm việc hiệu quả là điều cần thiết để các bộ phận cũng như toàn bộ doanh nghiệp có thể vận hành một cách trơn tru và tối ưu nhất. Tuy nhiên, để xây dựng được kế hoạch làm việc tốt là điều không hề dễ dàng. Thêm vào đó, sự thay đổi linh hoạt của thị trường cũng gây ảnh hưởng phần nào đến doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có quy trình hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết này của Acabiz nhé.

Xác định nhu cầu

Trước khi tiến hành xây dựng quy trình, nhà quản lý cần xác định nhu cầu của nhiệm vụ này. Nhu cầu này có thể xuất hiện từ phía nhà quản lý hoặc nhân viên:

Các bước xây dựng quy trình làm việc trong doanh nghiệp

-          Áp dụng các tiêu chuẩn mới

-          Tài liệu căn bản để nhân viên thực hiện theo

-          Nâng cấp hệ thống

-          Yêu cầu từ quản lý

Xác định mục đích

-          Mục đích của việc xây dựng quy trình làm việc này là gì?

-          Quy trình cần tuân thủ các mục tiêu, chính sách nào của tổ chức?

-          Toàn bộ các bước thực hiện công việc, phương pháp thực hiện, tần suất, thời hạn đều được xây dựng trên cơ sở đạt được mục tiêu đã đề ra.

Xác định phạm vi

Ai là người sẽ có thể áp dụng các quy trình này? Tất cả các nhân viên hay chỉ một số phòng ban cụ thể? Quy trình làm việc cũng có thể được áp dụng theo thời gian, không gian hay các lĩnh vực khác nhau.

Xác định các nội dung chính của quy trình

Hay nói cách khác là xây dựng quy trình làm việc này gồm bao nhiêu bước? Các bước cụ thể như thế nào? Một quy trình làm việc thông thường từ 8 – 12 bước. Quy trình gồm quá nhiều bước dễ gây sự rối loạn, khó kiểm soát trong khi quy trình quá ít bước đôi khi lại mô tả chưa rõ ràng.

>> Số hóa tài liệu cho đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp

Quy trình làm việc trong doanh nghiệp

Để phân tích các bước trong một quy trình, cần dựa vào các yếu tố sau:

-          Input: đầu vào của quy trình gồm những yếu tố nào?

-          Output: đầu ra của quy trình gồm cấu thành của các yếu tố nào? GTGT là gì?

-          Tiếp theo dùng phương pháp 5W+1H và 5M để làm rõ vấn đề.

·         Phương pháp 5W+1H:

-          What? Là gì?

-          Why? Tại sao?

-          Who? Ai thực hiện…

-          When? Khi nào?

-          Where? Ở đâu

-          How? Làm thế nào thực hiện.

·         Phương pháp 5M [xác định các nguồn lực]:

-          Man: con người.

-          Money: Tài chính.

-          Machine: Máy móc.

-          Material: Nguyên vật liệu.

-          Method: Phương pháp làm việc.

Xác định các điểm kiểm soát mấu chốt

Việc xác định các điểm kiểm soát chính là thực hiện chức năng kiểm tra của nhà quản trị.

Về nguyên tắc có bao nhiêu bước công việc, sẽ có bấy nhiêu điểm kiểm soát, nhưng do các nguồn lực không đủ, do vậy tổ chức chỉ thiết lập các điểm kiểm soát trọng yếu.

Xác định người thực hiện

Mỗi bước công việc, cần phải xác định bước đó do bộ phận/cá nhân nào thực hiện.

Có nhiều quy trình, cần xác định chặt chẽ hơn qua: người thực hiện chính, người thực hiện phụ, người hỗ trợ.

Xác định các phương pháp kiểm soát công việc

Bảng kiểm soát quá trình là một tài liệu riêng, phục vụ cho việc diễn giải quá trình.

Nhiều tổ chức đưa bảng kiểm soát quá trình là một tài liệu của hệ thống, nhưng nhiều tổ chức chỉ coi nó là công cụ hỗ trợ cho việc setup quá trình.

Các nội dung trong bảng kiểm soát: Công đoạn, điểm kiểm soát, thiết bị sử dụng, tần suất, tài liệu hướng dẫn, người thực hiện, hồ sơ…

>> Các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc

Quy trình làm việc hiệu quả

Mô tả các bước công việc

Để nhân viên có thể áp dụng dễ dàng quy trình làm việc vào thực tế, bạn cần có văn bản mô tả các bước thực hiện theo quy trình.

-          Mô tả cụ thể các bước trong quy trình làm việc.

-          Cách thức thực hiện các bước công việc?

-        Trường hợp việc diễn giải cách thức thực hiện quá phức tạp, dài…thì cần một tài liệu riêng để hướng dẫn thực hiện.

Hoàn thiện các định nghĩa, tài liệu kèm theo

Quy trình làm việc trong doanh nghiệp sau khi hoàn thành cần được kèm theo bản giải thích các định nghĩa, thuật ngữ trong quy trình, diễn giải các từ ngữ viết tắt.

Nếu quy trình có các biểu mẫu kèm theo thì cần quy định rõ các biểu mẫu, các thông tin, quy định biểu mẫu nằm trong nội dung nào.

Xây dựng quy trình làm việc trong doanh nghiệp càng cụ thể, rõ ràng thì các công việc sẽ được tiến hành dễ dàng và đạt được hiệu quả cao nhất.

>> Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp

Để tổ chức có thể vận hành nhanh chóng và hiệu quả thì những nhà lãnh đạo, nhà quản lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu. Bởi vì họ chính là người giúp xác định các hướng đi đúng đắn ngay từ đầu cho tổ chức của mình. Và để làm được điều đó, họ cần phải xác định và đưa ra được một quy trình làm việc thật sự chính xác và hiệu quả, giúp hướng những người khác đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp mình.

Quy trình trong doanh nghiệp được hiểu như thế nào?

Quy trình là gì?

Quy trình trong doanh nghiệp là tập hợp các công việc, nhiệm vụ được thực hiện theo một thứ tự cố định, nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào thành các kết quả đầu ra. 

Dựa vào chức năng, các quy trình trong doanh nghiệp có thể được chia thành 4 nhóm: 

  • Quy trình quản lý vận hành; 
  • Quy trình quản lý khách hàng; 
  • Quy trình đổi mới; 
  • Quy trình xã hội/ điều tiết cơ quan quản lý nhà nước. 

Việc xây dựng 1 quy trình vận hành là một công việc tốn thời gian và công sức, do là đòi hỏi nhiều công sức và kỹ năng để thực hiện. 

Tuy nhiên, theo thời gian, khi mà quy mô của doanh nghiệp tăng lên cùng với sự phát triển của bộ máy nhân sự và khối lượng công việc, việc không có 1 quy trình “chuẩn-chỉnh” sẽ đe dọa đến tiến độ hoàn thành công việc cũng như kết quả mục tiêu của cả tổ chức.

Lợi ích khi doanh nghiệp xây dựng 1 quy trình vận hành hiệu quả 

  • Cải thiện năng suất làm việc 
  • Cắt giảm chi phí nhờ tăng năng suất và tối ưu, cải tiến các hoạt động vận hành
  • Giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành do các đầu công việc/ nhiệm vụ đã được xác định rõ ràng, chuẩn hóa theo thứ tự
  • Nhanh chóng  tạo ra những bước tiến mới và đột phá nhờ các đầu việc cũ đã được tối ưu và giải quyết triệt để

5 bước thiết kế và xây dựng quy trình vận hành dành cho doanh nghiệp

Tuy đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, nhưng việc xây dựng và quản lý quy trình trong doanh nghiệp cũng sẽ trở nên tương đối dễ thở hơn nếu được tuân thủ theo mô hình BPM Life Cycle gồm 5 giai đoạn:

  • 1. Design: Xây dựng quy trình trong doanh nghiệp
  • 2. Modeling: Mô hình hóa quy trình
  • 3. Execution: Dùng công cụ để theo dõi & quản lý, kiểm soát quy trình
  • 4. Monitoring: Theo dõi quá trình làm việc trên quy trình, đánh giá hiệu quả [thời gian xử lý, chất lượng đầu ra, …]
  • 5. Optimization: Điều chỉnh & tối ưu hóa quy trình.  

Trong 5 giai đoạn này thì giai đoạn theo dõi và đánh giá [giai đoạn 4] và giai đoạn 5 – tối ưu hóa quy trình thường bị bỏ qua do và được tiến hành khi có các vấn đề lớn gây ảnh hưởng đến quy trình. Nhưng thực ra thì đây là một quy trình linh hoạt và đi kèm với sự thay đổi của doanh nghiệp. 

Giai đoạn 1: DESIGN – Xây dựng quy trình

Việc xây dựng các quy trình trong doanh nghiệp cần được tuân thủ theo 5 nội dung chủ đạo, bao gồm:

Ví dụ như: Quy trình thiết kế banner cho chiến dịch quảng cáo Facebook

  • Bước 1: Marketing đưa brief qua cho bên Designer
  • Bước 2: Designer thiết kế banner và đưa lại cho bên Marketing duyệt nội dung 
  • Bước 3: Marketing duyệt nội dung và đưa ra yêu cầu chỉnh sửa cho Design
  • Bước 4: Quy trình lặp lại cho đến khi đạt được yêu cầu của bên content
  • Bước 5: Marketing sử dụng banner đó để chạy các chiến dịch quảng cáo Facebook
  • Bước 6: Đội Marketing thu lượng leads để lại thông tin từ chiến dịch quảng cáo
  • Bước 7: Đội Sales chuyển đổi những leads này trở thành khách mua hàng

#1 Xác định nhu cầu, mục đích, phạm vi

Nhu cầu: Đưa ra một quy trình thiết kế banner dành chiến dịch Marketing

Phạm vi: Quy trình dành cho đội Marketing và đội Design để thiết kế banner; Quy trình phân phối nội dung và thu thập leads của đội Marketing; Quy trình chuyển giao thông tin leads giữa đội Marketing và đội Sales. 

Những thành viên tham gia vào quy trình này không cần biết quy trình giữa các đội với nhau. Ví dụ như: designer không cần biết quy trình thu thập và chuyển giao thông tin giữa đội Marketing và đội Sales.

Mục đích: Đưa ra một banner chất lượng nhất, giúp thu thập được càng nhiều leads để lại thông tin càng tốt. Các thông tin này sẽ giúp đội sales có thể chuyển đổi các khách này trở thành khách hàng.

#2 Chuẩn hóa quy trình dưới dạng các bản mô tả

Các bản mô tả này nên được thực hiện theo công thức 5W – H – 5M

Công thức 5W bao gồm:

  • Why: Xác định mục tiêu và yêu cầu công việc

Đây là các câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi bắt đầu vào việc xây dựng các quy trình

  • Tại sao bạn phải xây dựng quy trình này?
  • Nó có ý nghĩa như thế nào với tổ chức, bộ phận của bạn?
  • Nếu không làm thì sao?

Nói cách khác, đây chính là nội dung truyền tải mục tiêu của quy trình, giúp bạn có thể kiểm soát và đánh giá được hiệu quả cuối cùng.

  • What – Xác định nội dung công việc

Sau khi vạch rõ mục tiêu, yêu cầu công việc; bạn đã có thể xác định được nội dung công việc bạn cần làm là gì. Cụ thể các bước thực hiện được phần công việc đó là như thế nào?

  • Where: công việc được thực hiện ở đâu? Bộ phận nào kiểm tra? Giao hàng tại địa điểm nào?
  • When: Công việc được thực hiện khi nào, khi nào thì bàn giao, khi nào kết thúc…
  • Who: Ai chịu trách nhiệm chính cho công việc? Ai là người kiểm tra? Ai là người hỗ trợ?…

Tùy thuộc vào đặc thù của mỗi quy trình, nhà quản lý lại có những câu trả lời khác nhau cho những nội dung này:

  • How – Xác định phương pháp thực hiện công việc

Ở bước này, bản mô tả quy trình cần vạch rõ các thức thực hiện công việc, các loại tài liệu liên quan, tiêu chuẩn cho công việc, cách thức vận hành máy móc…

5M: Xác định nguồn lực

Nhiều quy trình thường chỉ chú trọng đến các bước thực hiện, đầu công việc mà lại không chú trọng đến các nguồn lực. Trong khi thực tế, việc quản lý và phần phối nguồn lực tốt luôn là yếu tố hàng đầu để đảm bảo cho quy trình được diễn ra hiệu quả.

Nguồn lực bao gồm các yếu tố:

  • Man = nguồn nhân lực: người thực hiện công việc có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất không?…
  • Money = Tiền bạc: Ngân sách thực hiện những công việc này là bao nhiêu? Sẽ được giải ngân mấy lần?…
  • Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng: tiêu chuẩn để trở thành nhà cung ứng là gì? Tiêu chuẩn nguyên vật liệu ra sao?…
  • Machine = máy móc/công nghệ: Tiêu chuẩn của máy móc là gì? Áp dụng những công nghệ nào để thực hiện công việc?…
  • Method = phương pháp làm việc: làm việc theo cách nào

#3 Xác định những đối tượng tham gia vào quy trình 

Để quy trình diễn ra được chặt chẽ, nguồn lực con người – các đối tượng tham gia trực tiếp tiến hành phải được phân chia vai trò phù hợp và hiệu quả. Trong đó, các đối tượng tham gia vào quy trình sẽ được chia thành 3 nhóm cụ thể, bao gồm

  • Người thực hiện: Là những cá nhân thực tiếp đảm nhận việc hoàn thành các bước/ đầu công việc trong quy trình
  • Người giám sát: Là người chịu trách nhiệm về kết quả thực thi các đầu công việc của người thực hiện. Các cá nhân này có vai trò đóng góp ý kiến và phản hồi để người thực hiện có định hướng xử lý quy trình hiệu quả hơn.
  • Người hỗ trợ: Là các cá nhân không trực tiếp thực hiện quy trình, nhưng gián tiếp hỗ trợ người thực hiện hoàn thành nó qua những góp ý, truyền tải kiến thức/ kinh nghiệm thực tiến mang tính chuyên môn.

#4 Kiểm soát – Kiểm tra quy trình

Sau khi xây dựng được quy trình vận hành cho doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải xác định được cách để theo dõi và đánh giá liệu quy trình đã hoạt động hiệu quả như mong muốn hay chưa, cần phải tối ưu ở những bước nào và cải thiện như thế nào.

Phương pháp theo dõi

  • Đơn vị đo lường công việc
  • Công cụ đo lường
  • Cần phải theo dõi và kiểm soát ở những điểm nào

Phương pháp đánh giá:

  • Kiểm tra ở những bước nào?
  • Tần suất kiểm tra là bao lâu
  • Ai là người thực hiện kiểm tra
  • Bước kiểm tra nào là quan trọng nhất?

#5 Tổng hợp tất cả lại thành dạng văn bản 

Tất cả thông tin nêu trên cần được tổng hợp và ghi chú lại dưới dạng văn bản để những nhân viên, phòng ban liên quan có thể theo dõi và triển khai hiệu quả.

Ngoài ra, văn bản này cần có thêm các thông tin chú thích như:

  • Phương pháp thực hiện
  • Các công cụ, tài liệu cần thiết
  • Các bộ phận phòng ban liên quan
  • Các cảnh báo về rủi ro có thể xảy ra

Giai đoạn 2: MODELLING – MÔ HÌNH HÓA QUY TRÌNH

Ở giai đoạn này, các nội dung mang tính lý thuyết ở giai đoạn 1 sẽ được minh họa dưới dạng hình ảnh, bao gồm các bước cùng với công việc và người tham gia. 

Mục đích của giai đoạn này là để:

  • Nhìn vào quy trình để đánh giá sản phẩm đầu ra
  • Biết đâu là giai đoạn cần tối ưu, cải tiến
  • Giúp nhân viên nắm được quy trình vận hành và hoạt động theo hiệu quả

Có rất nhiều các để mô hình hóa quy trình, nhưng phổ biến nhất có thể kể đến là Flowchart. Flowchart [hay thường được gọi là lưu đồ – sơ đồ quy trình], là một phương tiện đồ họa trực quan hóa các bước trong quy trình thành những hình ảnh đơn giản, bao gồm các bước/ công việc, các điều kiện thay đổi kết quả,…

Dưới đây là một ví dụ về một Flowchart cơ bản, mô tả quy trình sản xuất nội dung để phân phối thu thập thông tin khách hàng của bộ phận Marketing: 

Trong ví dụ trên, ở mỗi công việc đều có đích danh chủ thể được phân công nhận trách nhiệm, cũng như có các điều kiện tiên quyết để xác định một nhiệm vụ khi nào là hoàn thành hay chưa. 

Giai đoạn 3: EXECUTION – TRIỂN KHAI QUY TRÌNH

Sau khi hoàn tất giai đoạn xây dựng và mô hình hóa, các bộ phận có thể bắt đầu áp dụng các quy trình này vào việc triển khai các giai đoạn theo như quy trình đề ra.

Các hoạt động triển khai nên được lưu trữ lại, để không chỉ các nhà quản lý có thể quản lý được tiến độ công việc, mà còn có thể biết được bước nào đang gặp vấn đề và cần phải điều chỉnh và tối ưu.

Bạn có thể sử dụng các công cụ để theo dõi tiến trình công việc, ai đang thực hiện nhiệm vụ nào, quản lý workflow của công việc. 

Ví dụ như: Trello, Airtable, Base Workflow

Giai đoạn 4: MONITORING – THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH

Sau khi triển khai các hoạt động thì đây chính là giai đoạn giúp các nhà quản lý đánh giá không chỉ với một quy trình cụ thể nào, mà còn là toàn bộ hoạt động vận hành của doanh nghiệp.

Có 3 chỉ số mà bạn có thể sử dụng để đánh giá các mục tiêu và kết quả đầu ra của cả quy trình. Các chỉ số này chủ yếu thuộc về 3 nhóm chính, bao gồm:

  • Chất lượng đầu ra [sản phẩm/ dịch vụ]: Tùy vào mục tiêu, cách đo lường ban đầu và người tiếp nhận kết quả đầu ra.
  • Thời gian thực hiện và thời gian đưa kết quả đó đến khách hàng/người tiếp nhận
  • Chi phí:
    • Chi phí chênh lệch giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra 
    • Chi phí làm lại do sai sót, hỏng hóc 
    • Chi phí lợi nhuận từ kết quả đầu ra

Đây là giai đoạn bao gồm theo dõi quá trình xử lý của từng quy trình nghiệp vụ, tập hợp thông tin và số liệu thống kê về hiệu suất làm việc giúp phát hiện ra các điểm tắc nghẽn hoặc bất hợp lý trong quy trình, phát hiện sự khác biệt giữa mô hình và thực hiện thực tế.

Giai đoạn 5: OPTIMIZATION – ĐIỀU CHỈNH, TỐI ƯU QUY TRÌNH

Dựa vào những chỉ số được đánh giá trong giai đoạn 4, bạn sẽ từ đó xác định được những thiếu sót và hạn chế trong những quy trình hiện tại, nhờ vậy có thể thiết kế, điều chỉnh [Quay lại giai đoạn 1] chúng để đạt được những kết quả tốt hơn trong tương lai. 

Đây là giai đoạn phân tích thông tin hiệu suất trong giai đoạn Giám sát, phát hiện các điểm tắc nghẽn, bất hợp lý trong quy trình; các nguy cơ tìm tàng hoặc các cơ hội tiềm năng để giảm chi phí hay cải thiện quy trình. Đây là giai đoạn mang lại hiệu quả và giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp.

Ở vị trí chủ doanh nghiệp hay cấp quản lý, bạn đang gặp vấn đề

+ Tốn quá nhiều thời gian để chờ và xem được báo cáo của từng khu vực, chi nhánh tổng hợp từ nhân viên + Đau đầu với hàng tá bảng biểu, các file báo cáo lẻ tẻ về tình hình vận đơn, kho, vận chuyển khiến việc kiểm soát trở nên bất lực, không có cái nhìn tổng quan đa chiều, thông suốt để ra quyết định + Khó đánh giá được hiệu quả Marketing & Sales so với KPI đặt ra …….Để giải quyết được những vấn đề trên 1 cách toàn diện và triệt để, doanh nghiệp cần 1 hệ thống báo cáo chuyên sâu có thể cập nhập tình hình hoạt động Marketing và bán hàng liên tục, giúp bạn đánh giá được hiệu quả bán hàng của kênh Marketing đó, chiến dịch đó, chương trình khuyến mãi đó. Hơn hết, hệ thống báo cáo do đội ngũ chuyên gia A1 xây dựng sẽ giải đáp những bài toán doanh nghiệp mà bấy lâu nay anh/chị đang thắc mắc như:–❓– Sản phẩm nào đang bán tốt nhất? trong thời điểm nào?–❓– Số đơn hàng đó đến từ đâu? Facebook Ads hay Google Ads, trên Shopee hay Tiki?–❓– Tỷ lệ chuyển đổi trên các kênh Online – Chi phí/đơn hàng ở kênh nào rẻ nhất?

ĐỪNG BỎ LỠ BUỔI TƯ VẤN MIỄN PHÍ NHÉ

Video liên quan

Chủ Đề