Quốc gia tự trị là gì

"Khu tự trị" được hiểu như sau:

Khu vực địa giới nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của một quốc gia, chịu sự lãnh đạo thống nhất của Nhà nước trung ương và được Nhà nước trung ương giao cho một số quyền hạn phù hợp với đặc điểm của vùng dân tộc.

Khu tự trị thường được thành lập ở các vùng có đông đồng bào dân tộc ít người và hoạt động với mục đích phát huy bản sắc và sức mạnh của các dân tộc trong cộng đồng quốc gia gồm nhiều dân tộc. Phạm vi các quyền tự trị rộng hẹp khác nhau tùy theo điều kiện đặc thù và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Thông thường, khu tự trị thường có các quyền như quyền lập ra các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, quyền được lập ngân sách riêng, quyền lập quy, quyền được dùng tiếng mẹ đẻ và chữ viết của dân tộc trong trường học, công sở.

Khu tự trị không được quyền lập quân đội riêng và cơ quan ngoại giao độc lập với quốc gia. Nhà nước trung ương không cần thiết duy trì khu tự trị khi trình độ mọi mặt của các dân tộc trong khu tự trị đã phát triển tương xứng so với các dân tộc đa số.

Ở Việt Nam, khu tự trị được lập và duy trì trong một thời gian tương đối dài. Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, khu tự trị là một đơn vị hành chính tương đương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nước ta thời điểm đó được chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương [Điều 78]. Hội đồng nhân dân khu tự trị - cơ quan quyền lực nhà nước của khu tự trị, với nhiệm kỳ là ba năm. Hội đồng nhân dân khu tự trị có nhiệm vụ và quyền hạn: hảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc; tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc; căn cứ vào đặc điểm của Nhà nước và đặc điểm tình hình trong khu tự trị, quyết định phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế trong khu tự trị; xét duyệt dự trù và quyết toán chi tiêu của cấp khu; căn cứ vào đặc điểm của Nhà nước và chiếu theo những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc ở địa phương, đặt ra điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt để thi hành ở các địa phương sau khi đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Ủy ban hành chính các cấp trong khu tự trị có trách nhiệm lãnh đạo các tỉnh trong khu tự trị thực hiện chính sách dân tộc, phát huy khả năng của các dân tộc nhằm làm cho khu tự trị phát triển về mọi mặt; quản lý công tác văn hóa dân tộc; đào tạo cán bộ các dân tộc; chấp hành điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt của khu tự trị...

Là một cấp trong hệ thống hành chính quốc gia, khu tự trị đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Trước bối cảnh và yêu cầu lịch sử mới, ngày 27 tháng 12 năm 1975,

Quốc hội đã ra nghị quyết về việc cải tiến hệ thống các đơn vị hành chính. Theo đó, Quốc hội quyết định bãi bỏ cấp khu tự trị trong hệ thống các đơn vị hành chính của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

tự trị

- t. Nói một nước, một khu hay một tổ chức tự mình quản lý lấy công việc nội bộ của mình : Khu tự trị Việt Bắc cũ. Nước tự trị. Nước bị đế quốc xâm chiếm và vì phong trào đấu tranh cao, được đế quốc thừa nhận cho quyền quản lý lấy công việc nội bộ, còn công việc ngoại giao do đế quốc nắm giữ.

quyền tự quản lí công việc nội bộ. Thường dùng để chỉ hình thức tự quản một phần lãnh thổ của quốc gia thống nhất. TT được áp dụng ở 2 cấp độ khác nhau: 1] Đơn vị hành chính TT độc lập trong việc quyết định các vấn đề địa phương trong phạm vi mà chính quyền trung ương cho phép; 2] Quốc gia TT: sự thực hiện độc lập quyền lực nhà nước bằng các hình thức nhà nước TT nằm trong cơ cấu nhà nước chung. Hình thức TT thường được áp dụng bằng cách tự nguyện; sự phân quyền giữa trung ương và địa phương, vùng lãnh thổ [theo hình thức này, quy chế TT gắn liền với việc giải quyết các vấn đề dân tộc], hoặc bằng cách dùng vũ lực sáp nhập lãnh thổ [mang nặng tính bất bình đẳng dân tộc]. Ở Việt Nam trước đây, đã lập ra khu TT Việt Bắc và khu TT Thái - Mèo.

hdg. Chỉ một nước, một vùng tự mình cai trị lấy mình. Khu tự trị. Chế độ tự trị. Quyền tự trị.

Theo nghĩa chung là quyền tự quyết định vận mệnh của mình, đồng thời là quyền năng tự xây dựng pháp luật cho bản thân mình. Theo nghĩa rộng tự trị là chế độ quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở một khu vực, ở một nước thuộc nhà nước liên bang hoặc nhà nước đơn nhất mà tại đó chính quyền ở cấp trung ương cho phép khu vực đó, nước đó được quyền quyết định lập pháp, tư pháp, định đoạt về một số lĩnh vực mà không cần đến sự phê chuẩn, sự thông qua của chính quyền trung ương như tự thành lập lấy bộ máy chính quyền lập pháp, tư pháp của địa phương, có ngân sách riêng, vv. nhưng không có quyền có quân đội riêng, có quan hệ ngoại giao như một quốc gia độc lập. Chính quyền nhà nước cấp trung ương có quyền sửa đổi các thể chế do chính quyền khu tự trị hay nước tự trị ban hành vượt quá khuôn khổ tự trị hoặc mâu thuẫn với thể chế chung của quốc gia. Khu tự trị hoặc nước cộng hòa tự trị thường được thành lập ở các nơi mà đa số cư dân là công dân thuộc các dân tộc thiểu số.

Nguồn: Từ điển Luật học trang 553

Chủ Đề