Có bao nhiêu phương pháp thủy canh

Bạn có đang có ý định tạo xây dựng một mô hình, trang trại trồng rau thủy canh nhưng thông tin mà bạn có về kỹ thuật này lại quá ít?

Vậy hãy đọc bài viết mà Hachi đã tổng hợp 

1. Thủy canh là gì?

Thủy canh là phương pháp trồng cây không được trồng và hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ đất mà sử dụng các nguồn dinh dưỡng nhân tạo. Cây sẽ được trồng vào các loại giá thể như xơ dừa, mút xốp,… 

2. Ưu nhược điểm của hệ thống thủy canh

So với mô hình trồng rau truyền thống phương pháp thủy canh có một só uu nhược điểm sau

Ưu điểm: 

  • Cho năng suất cao hơn, chất lượng rau đồng đều hơn: Nhờ viecj kiểm oats được dinh dưỡng mà cây hấp thụ rau tròng trong hệ thống thủy canh cho năng suất cao hơn từ 3 – 10 lần mô hình truyền thống. 
  • Hạn chế được sâu bệnh: Nguồn sâu bệnh từ đất là vấn đề lớn trong các hệ thống trồng rau truyền thống. NHờ việc không sử dụng đất trồng, thủy canh giúp hạn chế từ 60 – 80% khả năng sâu bệnh
  • Tiết kiệm công chăm sóc: Dinh dưỡng và nguồn nước để hòa trộn vào nhau để cung cấp cho cây trồng. Bạn sẽ không cần mất công tưới và bón phân cho cây. Ngoài ra, Nhờ việc hạn chế được sau bệnh, mô hình này còn giúp người trồng tiết kiệm được công xử lý sâu bệnh
  • Kiểm soát chất lượng rau trồng:
  • Trồng được nhiều loại cây trái vụ

Nhược điểm :

  • Chi phí lắp đặt cao: Đây cũng là nhược điểm lớn nhất khiến nhiều người ngần ngại khi đầu tư. Chi phí lắp đặt hệ thống thủy canh có thể cao hơn từ  3 – 5 lần so với hệ thống trồng truyền thống. 
  • Chi phí bảo trì sửa chữa: Đi cùng với chi phí lắp đặt trang thiết bị là chi phí bảo trì các trang thiết bị này
  • Hạn chế loại cây trồng: Các mô hình thủy canh hiện nay thường phù hợp với các loại rau ăn lá, rau ăn quả và củ. Còn đối với các loại trái cây lâu năm mô hình trồng truyền thống vẫn là sự lựa chọn tốt nhất

2. Phân loại hệ thống thủy canh

Hệ thống thủy canh đươc lắp ráp rất đa dạng với các mẫu mã kihcs thước khác nhau nhưng trung bình ta có thể chia hệ thống thành các loại:

2.1. Hệ thống thủy canh tĩnh

Là hệ thống thủy canh trong đó dung dịch trồng cây không có chuyển động mà giữ nguyên vị trí.  Đây là hệ thống được thiết kế khá đơn giản bao gồm: 

  • Thùng chứa dinh dưỡng
  • Bè nổi được làm bằng các chất nhẹ có thể  nổi trên mặt nước như xốp. Bè nổi được đặt ngay trên mặt dung dịch dinh dưỡng
  •  Giá thể trồng cây
  • Máy xục khí: Do dòng dung dịch trong hệ thống thủy canh tĩnh không chuyển động có thể dẫn đến rễ cây bí khí. Vì vậy hệ thống thường được lắp thêm 1 máy sục khí
Hệ thống thủy canh tĩnh là hệ thống thủy canh xuất hiện đầu tiên

So với các hệ thống thủy canh khác. Hệ thống thủy canh tĩnh có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, lắp đặt đơn giản. Tuy nhiên, cây trồng trong hệ thống này dễ bị úng. Việc xử lý nhiệt độ và trong hệ thống cũng khó hơn. Do dinh dưỡng được chứa trong thời gian dài nên các vấn  đề về rêu và nấm bệnh cũng có khả năng xuất hiện cao hơn.

2.2 Hệ thống thủy canh hồi lưu màng mỏng NFT

Đây là loại mô hình thủy canh rất thường lựa chọn tại các trang trại và hộ gia đình. Và là một trong những  mô hình thủy canh được đánh giá là có rất nhiều ưu điểm. Trong hệ thống này, dung dịch dinh dưỡng sẽ được bơm liên tục qua các máng thủy canh để tạo thành các tầng dinh dưỡng mỏng. Rễ cây hấp thụ dinh dưỡng với việc tiếp xúc với lớp dung dịch này. Các dòng dinh dưỡng sau khi chảy qua các máng sẽ tự động hồi về bể chứa dinh dưỡng. 

Cấu tạo của hệ thống này gồm:

  • Bể chứa dinh dưỡng
  • Hệ thống đường cấp thoát nước bằng LDPE, hoặc PVC
  • Máng thủy canh và phụ kiện máng
  • Máy bơm
  • Rọ thủy canh, giá thể trồng cây
Hệ thống thủy canh màng mỏng NFT có nhiều ưu điểm nổi bật

So với các hệ thống thủy canh khác, chi phí lắp đặt hệ thống NFT khá cao. Đồng thời, do kích thước máng trồng nên hệ thống này thường chỉ phù hợp với các loại rau ăn lá và các cây ngắn ngày. Bù lại ưu điểm của hệ thống là kiểm soát tốt hơn chất lượng cây trồng. Hạn chế được vấn đề nấm bệnh và úng rễ. Hệ thống cũng giúp kiểm soát tốt hơn nhiệt độ dinh dưỡng.

2.3. Hệ thống khí canh 

Khí canh là hệ thống thủy canh dạng kỹ thuật cao nhất. Cơ chế hoạt động của hệ thống là dung dịch dinh dưỡng sẽ được phun qua các vòi không khí vào rễ cây dưới dạng sương. Đều này giúp rễ cây dược phơi trong không khí nhiều và đạt độ thông thoáng tốt. Cũng giống như hệ thống NFT, dinh dưỡng chưa được hấp thụ sẽ hồi lại về bể dinh dưỡng để tạo thành một vòng tuần hoàn.

Hệ thống có cấu tạo gồm:

  • Bể chứa dinh dưỡng
  • Trụ trồng 
  • Hệ thống cấp nước
  • Máy bơm nước
  • Giá thể rọ thủy canh
Mô hình khí canh thích hợp trồng các loại rau ăn lá và củ

Ưu điểm lớn của khí canh với 2 mô hình trên là có thể trồng được các loại củ. Đây cũng là mô hình có thể kiểm soát rất tốt nhiệt độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, giống như mô hình NFT, khí canh có chi phí lắp đặt hệ thống khá cao. Mô hình khí canh được áp dụng chủ yếu tại Việt Nam là mô hình trụ đứng. Tuy nhiên, với trụ khí canh tỉ lệ nhận được ánh sáng của cây sẽ không đồng đều như 2 hệ thống trên.

2.4. Hệ thống tưới nhỏ giọt trên nền giá thể

Hệ thống tưới nhỏ giọt trên nền đất không được coi là thủy canh do cây trồng vẫn hấp thu dinh dưỡng từ đất. Nhưng hệ thống tưới nhỏ giọt trên nền giá thể lại chính là 1 dạng của thủy canh – thủy canh. Có 2 dạng hệ thống tưới nhỏ giọt trên nền giá thể là dạng hồi lưu và không hồi lưu. 

Đây là hệ thống thường được áp dụng để trồng các loại rau ăn quả như cà chua, dưa leo, dưa lưới. Hệ thống này có cấu tạo gồm:

  • Bể chứa dinh dưỡng
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt
  • Bơm dinh dưỡng
  • Các bầu giá thể
Hệ thống tưới nhỏ giọt trên nền giá thể

Chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tuần hoàn khá cao. Trong khi chi phí lắp đặt hệ thống không tuần hoàn thấp hơn các hệ thống trên nhưng tốn dinh dưỡng nhiều hơn. Tuy nhiên, trong hệ thống tưới nhỏ giọt chúng ta cần chú ý đến việc bảo trì các đầu tưới.

XEM THÊM: 15 loại rau trồng phù hợp với thủy canh

3. Các vấn đề thường gặp khi trồng rau thủy canh

3.1. Các vấn đề về dinh dưỡng

Vấn đề về dinh dưỡng là vấn đề thường gặp nhất khi trồng thủy canh. Có thể chia các vấn đề về dinh dưỡng thành các nhóm sau:

  • Nhóm vấn đề về tỉ lệ chất dinh dưỡng: Dung dịch thủy canh chứa các chất mà cây trồng cần theo tỉ lệ phù hợp. Chỉ cần thiếu hoặc thừa một trong các chất này cây sẽ thể hiện ngay các biểu hiện như vàng lá, thối rễ, lá móng, hương vị ảnh hưởng,…
  • Nhóm vấn đề về nồng độ dinh dưỡng: Nồng độ dinh dưỡng ppm là nồng độ các chất dinh dưỡng có trong dung dịch dinh dưỡng. Nồng độ dinh dưỡng cho cây thủy canh cần điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn trồng và từng loại cây trồng. Nồng độ dinh dưỡng cao có thể khiến cây bị ngộ độc hoặc ảnh hưởng đến chỉ số an toàn của rau trồng Trong khi nồng độ dinh dưỡng thấp sẽ khiến cây bị còi cọc thiếu chất
  • Nhóm vấn đề về chỉ số pH: Chỉ số pH cũng là một chỉ số quan trọng của dinh dưỡng thủy canh. pH thấp, tính axit quá cao sẽ khiến cây chết nhanh chóng. pH quá cao cũng khiến cây còi cọc, chậm phát triển

3.2. Vấn đề về nhiệt độ

Nhiệt độ trong các hệ thống thủy canh cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Nhiệt độ cần kiểm soát khi trồng thủy canh bao gồm: nhiệt độ dinh dưỡng và nhiệt độ môi trường. Ở Việt Nam, hệ thống thủy canh thường gặp vấn đề khi nhiệt độ quá cao. Để xử lý vấn đề này, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp như xây bể ngầm, lắp đặt hệ thống làm mát không khí như quạt thông gió, coolingpad.

4. Mô hình trang trại trồng rau thủy canh

Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên đáng báo động. Và các mô hình trang trại trồng rau thủy canh cũng đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Với các ưu điểm vợt trội, trang trại thủy canh giải quyết được bài toán về đảm bảo chất lượng rau trồng mà không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật. 

Mô hình trồng rau thủy canh thường được thiết kế với hệ thống thủy canh NFT. Một trang trại trồng rau thủy canh NFT sẽ bao gồm các hệ thống:

  • Hệ thống nhà màng
  • Hệ thống điều hòa nhiệt độ: Quạt thông gió, phun sương, lưới cắt nắng
  • Hệ thống giàn trồng gồm máng thủy canh và giàn đỡ
  • Hệ thống cấp thoát nước
  • Khu ươm
  • Khu sơ chế

Một trong những khó khăn khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn là vấn đề chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống trang trại thủy canh. Tuy nhiên so với năng suất và hiệu quả mà mô hình thủy canh mang lại, đây là một phương án đầu tư đáng quan tâm

Để nhận thêm thông tin chi tiết về:

Kỹ thuật trồng rau thủy canh, Bản dự toán chi phí, lợi nhuận đầu tư trang trại thủy canh và các thông tin liên quan vui lòng liên hệ với Hachi:

Hotline: 090 123 6086 – 096 240 6086 

Email:

Fanpage: Hachi – Nông nghiệp thông minh

XEM THÊM: 

15 loại rau trồng phù hợp với thủy canh

3 Nguyên lý quan trọng trong trồng rau thủy canh

Top 4 giàn rau thủy canh tiết kiệm hiệu quả 2021

Video liên quan

Chủ Đề