Cơ cấu tổ chức bếp là gì

Trong nhà hàng, khách sạn, để các các món ăn mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, mới mẻ cho khách hàng thì bộ phận bếp trong nhà hàng rất quan trọng. Vậy vai trò của bộ phận bếp là gì, nhiệm vụ của nhân viên bếp ra sao cũng như vai trò, chức năng trong nhà hàng. Tất cả sẽ được thể hiện rõ qua bài viết sau đây.
Là bộ phận trong nhà hàng phụ trách trực tiếp chế biến các món ăn theo yêu cầu của khách hàng hoặc như trong menu đã định. Ngoài ra, thường xuyên nghiên cứu, lên ý tưởng sáng tạo món ăn, lên thực đơn. Món ăn tại nhà hàng khách sạn không chỉ đảm bảo yếu tố no bụng, ngon miệng và còn đảm bảo về hình thức như tính thẩm mỹ, mang lại cho khách hàng sự trải nghiệm thú vị.

Bộ phận bếp là gì trong nhà hàng


Vai trò của bộ phận bếp trong nhà hàng

Bộ phận bếp phụ trách việc lên thực đơn, chế biến món ăn theo yêu cầu của quý khách. Trong đó, từng chức danh trong bộ phận bếp sẽ đảm nhiệm những công việc, vai trò, trách nhiệm khác nhau. Phối hợp hoạt động nhuần nhuyễn với nhau để tạo ra những món ăn ngon, hấp dẫn phục vụ nhu cầu của khách hàng. Cùng với đó là hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt công việc của mình. Bộ phận bếp trong nhà hàng giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong nhà hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc mang lại doanh thu cho nhà hàng, khách sạn. Dưới đây là vai trò của từng chức danh trong bộ phận bếp: - Tổng bếp trưởng [Executive Chef/ Head Chef]: Đóng vai trò là người đứng đầu bộ phận bếp với chức danh cao nhất. Tổng bếp trưởng sẽ hướng dẫn quy trình làm việc đối với từng nhân viên bếp. Quản lý chất lượng kết quả món ăn sau khi hoàn thành. Thường xuyên giám sát, chỉ đạo các nhân viên trong bếp, đưa ra tiêu chuẩn chế biến, công thức chuẩn cho từng món ăn bên trong thực đơn. - Bếp phó [Sous Chef]: Là chuyên gia nấu ăn, giữ vai trò trong việc tiếp quản những chỉ đạo của bếp trưởng. Có nhiệm vụ chính là quán sát trực tiếp quá trình chế biến từng món ăn một cách tỉ mỉ, chi tiết để đảm bảo chất lượng nhất khi mang ra cho khách hàng. Ngoài ra, bếp phó cũng tham gia dự các cuộc họp theo thẩm quyền của mình và hỗ trợ bếp trưởng khi cần thiết. - Bếp trưởng bộ phận [Chef de Partie/ Station Chef]: Chịu trách nhiệm các lĩnh vực phụ trách hoặc các bộ phận nhỏ trong bếp. Đồng thời, giám sát, kiểm tra chất lượng món ăn, chịu trách nhiệm khi bếp phó và bếp trưởng kiểm tra.
Vai trò của bộ phận bếp trong nhà hàng
- Phụ bếp: Đây là vị trí dành cho những người mới bắt đầu với ngành nấu ăn. Có vai trò sơ chế, chuẩn bị nguyên vật liệu để chế biến các món ăn trong menu khi khách hàng order. Phụ bếp trong quá trình làm việc đều được hướng dẫn bởi các vị trí khác trong bộ phận bếp. Kết quả làm việc tốt sẽ được cân nhắc đến các vị trí cao hơn.

Nhiệm vụ của nhân viên bếp

Là một vị trí của bộ phận bếp trong khách sạn, khi bắt đầu ca làm việc, nhân viên bếp sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa, thực phẩm, nguyên liệu nhập vào bếp. Kiểm tra thực phẩm còn tồn đọng, đưa ra hướng xử lý phù hợp, không gây lãng phí cho nhà hàng khách sạn. Sau đó, tiến hành sơ chế nguyên vật liệu, chuẩn bị sẵn sàng khi khách hàng order.
Nhiệm vụ của nhân viên bếp

Nhiệm vụ chính của nhân viên bếp đó là chế biến món ăn theo order của khách hàng. Khi bếp trưởng và bếp phó vắng, được giao nhiệm vụ lại, họ sẽ xử lý các vấn đề trong bếp và báo cáo lại với bếp trưởng. Định kỳ phối hợp với nhân viên kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra hoạt động của các thiết bị bên trong bếp. Ngoài ra, còn được giao nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát công việc của phụ bếp, đào tạo nhân viên bếp mới.

Page 2

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành du lịch, kinh doanh ẩm thực đang ngày càng có tiềm năng. Một trong những yếu tố quan trọng mà bất kỳ nhà hàng nào cũng chú trọng đó là công tác nhân sự. Do vậy, việc nắm rõ cơ cấu tổ chức nhà hàng và sơ đồ bộ máy là điều không thể bỏ qua.
 

Cơ cấu tổ chức nhà hàng

Tại sơ đồ tổ chức bộ máy kinh doanh nhà hàng, bạn có thể thấy được cơ cấu của từng phòng ban và vai trò của từng bộ phận. Nhờ đó, mỗi nhân viên có thể quan sát được lộ trình phấn đấu của mình. Không những thế, các nhà quản lý cũng sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình khi nắm rõ cơ cấu tổ chức các bộ phận trong nhà hàng. 

Tùy vào quy mô của nhà hàng mà cơ cấu tổ chức sẽ có sự khác nhau. Bạn có thể tham khảo hình ảnh sơ đồ tổ chức dưới đây:

Sơ đồ các bộ phận trong nhà hàng

 

Các bộ phận trong nhà hàng, nhiệm vụ của các bộ phận trong nhà hàng

Mặc dù nhà hàng có quy mô lớn hay nhỏ thì cơ cấu tổ chức đầy đủ cũng cần phải có những bộ phận dưới đây:
 

1. Ban giám đốc

Có vai trò chính là điều hành, giám sát, quản lý tất cả mọi công việc và đội ngũ nhân viên. Là người đưa ra mọi quyết định cuối cùng về chiến lược, định hướng, kế hoạch phát triển trong tương lai. Mọi vấn đề phát sinh có tính chất nghiêm trọng đều phải thông qua Ban giám đốc
 

2. Quản lý nhà hàng

Có trách nhiệm hỗ trợ đắc lực cho Ban giám đốc về các hạng mục công việc. Phân công và tổ chức nhân sự theo cấp quản lý, giám sát các công việc để mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất. Đặc biệt là về tài chính, ngân sách của nhà hàng, doanh thu trong tháng, năm vừa qua thay đổi ra sao. Phối hợp với bộ phận bếp thường xuyên cập nhật những món mới, xây dựng thực đơn mới. 
 

3. Bộ phận bếp

Nhà hàng là nơi cung cấp dịch vụ ẩm thực nên bộ phận bếp đóng vai trò rất quan trọng. Những món ăn có thơm ngon, bổ dưỡng hay không phụ thuộc vào bộ phận này. Các nhân viên có trong bộ phận bếp sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng món ăn. Trong bộ phận bếp bao gồm bếp trưởng, bếp phó, đầu bếp, phụ bếp,...

Tham khảo thêm về các dụng cụ phục vụ bếp nhà hàng tại dụng cụ buffet nhà hàng


4. Bộ phận kinh doanh

Có trách nhiệm lên kế hoạch để quảng cáo, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu nhà hàng đến mọi người. Đặc biệt là phải thu thập được các thông tin về đối thủ cạnh tranh, thị trường xung quanh ra sao và khách hàng tiềm năng. Từ đó tạo mối quan hệ, uy tín và duy trì, chăm sóc những khách hàng thân thiết. 
 

5. Bộ phận phục vụ khách hàng

Bộ phận lễ tân, phục vụ tại bàn mang đến sự hài lòng về tác phong của nhân viên. Đây được xem là hình ảnh đại diện cho nhà hàng nên có vai trò rất quan trọng trong sơ đồ bộ máy nhà hàng. 

Đối với bộ phận lễ tân sẽ chịu trách nhiệm đón và tiễn khách, giải đáp mọi thắc mắc nếu khách hàng có bất kỳ vấn đề nào hay khiếu nại. Nếu nằm trong phạm vi giải quyết hoặc có sự hiểu biết thì có thể giải quyết trực tiếp. Ngược lại cần phải thông báo với cấp trên để được xử lý ổn thỏa.

Bên cạnh bộ phận lễ tân, bộ phận phục vụ cũng chịu trách nhiệm đón và tiễn khách. Cùng với đó là sắp xếp chỗ ngồi và gợi ý để khách hàng chọn món, đảm bảo phục vụ khách trong quá trình thực khách thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng. Sau khi đã thưởng thức xong, nhân viên phục vụ có trách nhiệm dọn dẹp sạch sẽ và sắp xếp lại bàn ăn của khách.
 

6. Bộ phận kế toán, thu ngân

Bộ phận này chịu mọi trách nhiệm về thu chi của nhà hàng. Trong đó, kế toán trưởng có chia vụ phân chia ca và khu vực làm việc cho nhân viên. Lập báo cáo tài chính, theo dõi công việc của nhân viên và báo cáo lên cấp trên. Còn nhân viên có nhiệm vụ thu ngân, lên hóa đơn cho khách hàng. Sau đó nhập dữ liệu, lưu hóa đơn, nộp tiền và báo cao doanh thu về cho kế toán trưởng.
 

7. Bộ phận an ninh

Nhà hàng muốn hoạt động được ổn định, đảm bảo về mặt an ninh thì không thể thiếu bộ phận này. Các nhân viên an ninh sẽ chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự tại nhà hàng, đảm bảo an toàn cho khách hàng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, bộ phận an ninh sẽ phối hợp với các bộ phận khác khi được phân công. 
 

8. Bộ phận Bar

Đây là nơi cung cấp cho khách hàng những món đồ uống hảo hạng, thơm ngon. Sau khi nhận được order của khách hàng sẽ tiến hành pha chế và để nhân viên phục vụ lên bàn. Ngoài ra, bộ phận này sẽ chịu trách nhịu bảo quản tất cả vật dụng, thiết bị, thực phẩm tại khu vực bar. Định kỳ có báo cáo gửi cấp trên theo quy định, phối hợp với các bộ phận khác mỗi khi có yêu cầu.

Trên đây là cơ cấu tổ chức nhà hàng, các bộ phận trong nhà hàng mà thietbibuffet.vn chia sẻ. Hy vọng đã giúp các bạn nắm rõ hơn về từng bộ phận trong nhà hàng, định hướng được quá trình phấn đấu và phát triển của bản thân. 

Video liên quan

Chủ Đề