Cơ quan cao nhất trong doanh nghiệp tư nhân tên là gì

Bạn muốn hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân để tiến hành kinh doanh nhưng đang phân vân không biết loại hình doanh nghiệp tư nhân hoạt động như thế nào. Doanh nghiệp tư nhân là gì? Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân có những ưu điểm và hạn chế gì so với các doanh nghiệp khác? Bài viết sau đây Luật Hùng Sơn xin giới thiệu cụ thể:

1. Khái niệm doanh nghiệp tư nhân là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định thì doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và cá nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.

Doanh nghiệp tư nhân không có sự xuất hiện nhiều cá nhân góp vốn, nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp tư nhân được xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất hình thành lên.

Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp

Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân được xuất phát từ tài sản của cá nhân. Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền thực hiện việc tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với phòng đăng ký kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đã đăng ký. Vì vậy, không có mức giới hạn nào giữa phần vốn và các tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần còn lại thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Điều đó này có nghĩa không có sự tách bạch về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó.

Về quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu là cá nhân, chính vì vậy chủ Doanh nghiệp tư nhân sẽ có toàn quyền quyết định trong tổ chức cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân. Chủ Doanh nghiệp tư nhân chính là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân đó.

Về phân phối lợi nhuận kinh doanh

Về vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra với doanh nghiệp tư nhân bởi doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu là cá nhân, toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về cá nhân đó. Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa khi hoạt động kinh doanh có rủi ro thì cá nhân đó cũng sẽ tự mình chịu toàn bộ rủi do.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Điều kiện để là một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức là phải có sự tách bạch về tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập trong quan hệ với tài sản của cá nhân làm chủ.

Chủ Doanh nghiệp Tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

Do không có sự độc lập về tài sản với nhau nên người chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Doanh nghiệp tư nhân sẽ không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ về tài sản trong trường hợp số vốn đã đăng ký không đủ.

3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân

Cơ cấu quản lý của doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp là người đại diện hoặc có thể đi thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh; trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và các nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài thương mại, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân để thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

4.1. Ưu điểm

Doanh nghiệp tư nhân có một số ưu điểm sau đây:

  • Do chỉ có một cá nhân là chủ sỡ hữu, nên chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện quyết định tất cả vấn đề liên quan đến doanh nghiệp
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng đồng thời là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác
  • Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn
  • Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản và gọn nhẹ
  • Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp cho doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác kinh doanh, dễ dàng huy động vốn và hợp tác đầu tư.

4.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì doanh nghiệp tư nhân cũng tồn tại không ít hạn chế, cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
  • Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào trên thị trường
  • Doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn thành lập hoặc được mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác
  • Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất đứng tên mình.

5. Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân

Để thực hiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân cần được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân đầy đủ bao gồm:

Hồ sơ thực hiện đăng ký doanh nghiệp tư nhân

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân [Phụ lục I-1 Nghị định số 122/2020/NĐ-CP]

2. Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân [Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân]

3. Giấy ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Doanh nghiệp tư nhân nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính.

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người được nhận ủy quyền sẽ thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Chuyên viên phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ nộp online theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho người thực hiện thủ tục.
  • Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thành lập doanh nghiệp và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp tư nhân.
  • Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp tư nhân sẽ đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký chuyển phát nhanh kết quả qua đường bưu điện.

Bước 3: Khắc con dấu doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân cần có con dấu riêng, số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp tự quyết định. Việc quản lý và lưu giữ dấu sẽ thực hiện theo quy chế do doanh nghiệp đặt ra.

Bước 4: Treo bảng hiệu công ty ở trụ sở công ty

Doanh nghiệp cần làm bảng hiệu công ty, nội dung của bảng hiệu doanh nghiệp cần phải có: Tên công ty, mã số công ty, địa chỉ công ty, số điện thoại hay địa chỉ mail. Sau đó treo bảng hiệu công ty tại trụ sở công ty để cơ quan thuế xuống kiểm tra xem có hoạt động tại trụ sở công ty.

Bước 5: Mua chữ ký số điện tử để đóng thuế trực tuyến

Doanh nghiệp bắt buộc phải mua chữ ký số để thực hiện đóng thuế và nộp tờ khai thuế qua mạng. Chữ ký số có vai trò như là chữ ký về của doanh nghiệp hoặc con dấu của công ty và được sự thừa nhận về mặt pháp lý. Sau khi thực hiện mua chữ ký số, kế toán công ty sẽ dùng chữ ký số này để thực hiện nộp kê khai thuế.

Bước 6: Tiến hành kê khai, nộp tờ kê khai thuế môn bài

Thời gian kê khai lệ phí môn bài là trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với những doanh nghiệp được thành lập trước năm 2020: Hạn nộp lệ phí môn bài là 30/1/ 2020.

Đối với những doanh nghiệp được thành lập từ 1/1/2020 đến 24/2/2020 trong vòng 30 ngày kể từ ngay được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với những doanh nghiệp được thành lập từ 25/2/2020 trở đi thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là 30/1 hàng năm [sau khi kết thúc năm đầu miễn lệ phí thuế môn bài theo quy định mới nhất].

6. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Luật Hùng Sơn

Luật Hùng Sơn luôn mong muốn được cung cấp một dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân trọn gói và nhanh gọn nhất cho quý khách hàng.

Bên cạnh đó, Luật Hùng Sơn còn có những ưu điểm nổi bật như:

Đội ngũ Luật sư có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm;

Chi phí cho dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân rất hợp lý;

Chúng tôi luôn làm việc với tinh thần hết mình, nhiệt tình và tận tâm với khách hàng khi sử dụng dịch vụ;

Hỗ trợ khách hàng khi sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi và thực hiện nhanh nhất có thể;

Cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật một cách toàn diện.

Xem thêm:thành lập doanh nghiệp mới cần những gì quan trọng?

Quý khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại luật Hùng Sơn sẽ được các Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân mà còn được tư vấn về mọi thủ tục pháp lý công ty gặp phải trong quá trình kinh doanh. Nếu còn bất kỳ vướng mắc khó khăn nào cần phải giải đáp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài: 1900 6518 để được hỗ trợ.

Vui lòng đánh giá!

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 27/04/2021 16:43

Chia sẻ
Ls. Nguyễn Minh Hải

Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal [Anh Quốc], Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl [tập đoàn Vingroup]. Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao. Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.

Sau Doanh nghiệp chế xuất có phải kê khai thuế GTGT »
Trước « Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để lại một bình luận

Video liên quan

Chủ Đề