Công ty ủy thác xuất nhập khẩu là gì

1/ Thế nào là xuất nhập khẩu ủy thác?

Khái niệm về xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước đã được bộ thương mại quy định cụ thể trong Thông tư số18/TT – BTM của Bộ trưởng Bộ thương mại ký ngày 28/8/1998 ban hành qui chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước như sau:

Xuất nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dich vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ xuất nhập khẩu hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những qui định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

Nhập khẩu ủy thác là hình thức nhờ một công ty thứ 3 [công ty nhận Ủy thác] đứng ra nhập khẩu sản phẩm [hàng hóa] nào đó về cho công ty mình [ công ty ủy thác].vậy là ta có 3 công ty. Một là công ty nhận ủy thác, 2 là công ty ủy thác và 3 là công ty bán hàng ở nước ngoài.

Xuất khẩu ủy thác là nhờ một công ty thứ 3 đứng ra làm tất cả các việc xuất hàng cho đối tác nước ngoài.

2/ Tại sao lại phải dùng đến việc xuất nhập khẩu ủy thác?

Các doanh nghiệp [thương nhân] của Việt Nam đều có thể xuất nhập khẩu mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh [Theo quy định tại Điều 3 NĐ 187/2013]. Nếu các doanh nghiệp đều tự làm được thì tại sao cần dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác cho bên khác làm gì cho rắc rối, tốn kém? Cũng giống như những dịch vụ chuyên nghiệp khác dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu mục đích là để phục vụ cho đối tượng cần dùng, và tồn tại hẳn là vì nó đem lại hiệu quả thiết thực.

  • Doanh nghiệp không [hoặc chưa] có kinh nghiệm về thương mại quốc tế để có thể tự thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa. Chẳng hạn với doanh nghiệp mới thành lập, đội ngũ nhân sự chưa quen làm xuất nhập khẩu, hoặc không biết cách giao tiếp, đàm phán được với người bán hàng đầu nước ngoài. Khi đó, sử dụng qua đơn vị dịch vụ nhập khẩu có kinh nghiệm là một giải pháp an toàn, ít nhất là cho những lô hàng đầu tiên.
  • Cá nhân không có tư cách pháp nhân, nên không ký hợp đồng được với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó, muốn nhập khẩu hàng thì có thể ký hợp đồng ủy thác cho công ty dịch vụ XNK để thực hiện việc nhập hàng.

Như vậy, việc sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa đem lại nhiều lợi ích rõ ràng cho bất kỳ đối tượng nào khi sử dụng.

Tham khảo thêm: Một số lưu ý khi sử dụng dịch vụ xuất-nhập khẩu

3/ Rủi ro gặp phải khi thực hiện xuất nhập khẩu ủy thác không đúng cách?

Các doanh nghiệp thường gặp phải những vấn đề cơ bản do thiếu hợp đồng, thỏa thuận chưa đầy đủ hoặc không phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế, cụ thể như sau:

  •  Sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu theo thoả thuận bằng miệng thay cho hợp đồng bằng văn bản [hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương].
  • Các hợp đồng ủy thác được ký kết giữa những người không đủ năng lực theo luật định.
  • Trách nhiệm sửa đổi, biện pháp khắc phục hậu quả, thời gian và phương thức bồi thường không được nêu trong hợp đồng uỷ quyền.
  • Không có cơ chế giải quyết khi hàng hoá xuất / nhập khẩu gặp phải các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan.
  • Hàng hóa không được chấp nhận: Luật pháp không quy định trường hợp người uỷ quyền từ chối nhận hàng mặc dù bắt buộc đã thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì vậy, các bên phải đạt được một thỏa thuận chi tiết về nghĩa vụ giao hàng, trách nhiệm của cả hai bên và phương hướng giải quyết các vấn đề trong trường hợp này.
  • Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi có tranh chấp phát sinh hoặc có liên quan đến hợp đồng và lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp.

Không phải ủy thác cho công ty dịch vụ xuất nhập khẩu là không có những điểm hạn chế. Vì vậy, bạn cũng nên suy tính tới một số điểm sau khi muốn ủy thác cho bên khác thay mình nhập khẩu:

  • Bạn phải trả phí dịch vụ ủy thác [hay hoa hồng ủy thác]
  • Người ủy thác thiếu chủ động và thông tin ít nhiều bị hạn chế do phải làm việc qua một bên trung gian
  • Bạn có thể gặp rủi ro nhất định về thông tin nhà cung cấp và sản phẩm nhập khẩu. Người được ủy thác và người bán quen giao dịch với nhau, nên có thể quên mất vai trò chủ hàng nhập khẩu thực sự. Đã có trường hợp công ty dịch vụ sau khi làm ủy thác, đã đứng ra nhập khẩu luôn mặt hàng đó từ chính cùng nhà cung cấp [tệ hơn nữa là trở thành đại lý độc quyền trong khu vực], cạnh tranh trực tiếp với công ty đã từng ủy thác trước đây.

4/ Những điều cần biết về uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Các bước thực hiện xuất nhập khẩu ủy thác

  • Kiểm tra xem hàng hóa có thuộc diện cấm nhập, hoặc tạm dừng nhập khẩu không. Nếu thuộc diện này, thì thôi khỏi phải mất công ủy quyền làm gì, hàng của bạn không được phép nhập khẩu vào Việt Nam đâu.
  • Hàng có thuộc diện phải xin giấy phép không? Nếu có, công ty ủy quyền hoặc nhận ủy quyền phải xin giấy phép này. Việc này nên thu xếp càng sớm càng tốt, đừng để hàng về đến cảng mới làm thì đã muộn.
  • Khi có bộ chứng từ hàng hóa, bên nhận ủy thác làm thủ tục hải quan nhập khẩu như quy định hiện hành.

Trách nhiệm của người nhận ủy thác

  • Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài
  • Làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa
  • Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài
  • Khai và nộp các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu
  • Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…
  • Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu [bên cạnh hóa đơn VAT cho phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu.

Trách nhiệm của người ủy thác

• Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để người nhận ủy thác đặt hàng. • Phối hợp với người nhận ủy thác đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài • Chuyển tiền hàng để bên nhận ủy thác thanh toán cho người bán hàng • Phối hợp nhận hàng [chẳng hạn: cùng người ủy thác kiểm hóa tại cảng]

• Thanh toán phí dịch vụ ủy thác

Để biết thêm các thông tin chi tiết về dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hoàng hóa, vui lòng liên hệ Interlink theo số điện thoại:

Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện việc nhập khẩu.

Nói cách khác, đây là hình thức nhập khẩu hàng qua các đơn vị trung gian.

Hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu được quy định chi tiết trong Chương 4 của Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể cái gì. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì chỉ cần kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động "Xuất nhập khẩu" là được.

Tại sao cần xuất nhập khẩu ủy thác?

Các doanh nghiệp [thương nhân] của Việt Nam đều có thể xuất nhập khẩu mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh [Theo quy định tại Điều 3 NĐ 187/2013].

Nếu các doanh nghiệp đều tự làm được thì tại sao cần ủy thác cho bên khác làm gì cho rắc rối, tốn kém?

Cũng giống như những dịch vụ chuyên nghiệp khác: làm thủ tục hải quan, giao nhận vận chuyển… mục đích là để phục vụ cho đối tượng cần dùng, và tồn tại hẳn là vì nó đem lại hiệu quả thiết thực.

Việc sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu có một số lợi ích rõ rệt.

  • Doanh nghiệp bạn không [hoặc chưa] có kinh nghiệm về thương mại quốc tế để có thể tự thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa. Chẳng hạn với doanh nghiệp mới thành lập, đội ngũ nhân sự chưa quen làm xuất nhập khẩu, hoặc không biết cách giao tiếp, đàm phán được với người bán hàng đầu nước ngoài. Khi đó, sử dụng qua đơn vị dịch vụ nhập khẩu có kinh nghiệm là một giải pháp an toàn, ít nhất là cho những lô hàng đầu tiên.
  • Cá nhân không có tư cách pháp nhân, nên không ký hợp đồng được với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó, muốn nhập khẩu hàng thì có thể ký hợp đồng ủy thác cho công ty dịch vụ XNK để thực hiện việc nhập hàng.

Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu...

Ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa

Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi. Liên hệ ngay hôm nay!

Cân nhắc khi sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu

Không phải ủy thác cho công ty dịch vụ xuất nhập khẩu là không có những điểm hạn chế. Vì vậy, bạn cũng nên suy tính tới một số điểm sau khi muốn ủy thác cho bên khác thay mình nhập khẩu:

  • Bạn phải trả phí dịch vụ ủy thác [hay hoa hồng ủy thác];
  • Người ủy thác thiếu chủ động và thông tin ít nhiều bị hạn chế do phải làm việc qua một bên trung gian
  • Bạn có thể gặp rủi ro nhất định về thông tin nhà cung cấp và sản phẩm nhập khẩu. Người được ủy thác và người bán quen giao dịch với nhau, nên có thể quên mất vai trò chủ hàng nhập khẩu thực sự. Đã có trường hợp công ty dịch vụ sau khi làm ủy thác, đã đứng ra nhập khẩu luôn mặt hàng đó từ chính cùng nhà cung cấp [tệ hơn nữa là trở thành đại lý độc quyền trong khu vực], cạnh tranh trực tiếp với công ty đã từng ủy thác trước đây.

Các bước thực hiện

Dưới đây là các bước thực hiện khi bạn muốn ủy thác nhập khẩu qua công ty dịch vụ xuất nhập khẩu.

  1. Kiểm tra xem hàng hóa có thuộc diện cấm nhập, hoặc tạm dừng nhập khẩu không. Nếu thuộc diện này, thì thôi khỏi phải mất công ủy quyền làm gì, hàng của bạn không được phép nhập khẩu vào Việt Nam đâu.
  2. Hàng có thuộc diện phải xin giấy phép không? Nếu có, công ty ủy quyền hoặc nhận ủy quyền phải xin giấy phép này. Việc này nên thu xếp càng sớm càng tốt, đừng để hàng về đến cảng mới làm thì đã muộn. [Xem thêm về Giấy phép nhập khẩu].
  3. Khi có bộ chứng từ hàng hóa, bên nhận ủy thác làm thủ tục hải quan nhập khẩu như quy định hiện hành.

    Cần lưu ý với tờ khai nhập ủy thác: trên tờ khai hải quan, người nhận ủy thác sẽ đứng tên "Người ủy thác nhập khẩu", phía dưới tên của "Người nhập khẩu" thực sự.

Tất nhiên, bạn cũng đừng quên bước quan trọng khác ngoài quy trình trên. Đó là kiểm tra năng lực, kinh nghiệm của công ty nhận nhập khẩu ủy thác. Bạn nên lưu ý việc này trước khi đi đến bước tiếp theo…

Hợp đồng nhập khẩu ủy thác

Cơ bản đây cũng là một loại hợp đồng dịch vụ, nên sẽ bao gồm những điều khoản chính quy định về: thông tin dịch vụ, mức phí, quyền và trách nhiệm các bên, thanh toán …

Xem mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu

Hợp đồng ủy thác này có liên hệ mật thiết với hợp đồng nhập khẩu. Hơn thế nữa, nhiều nội dung phải trùng khớp nhau để tránh xảy ra tranh chấp khi thực hiện.

Trong hợp đồng này cũng cần quy định rõ mức phí ủy thác. Mức hoa hồng cao hay thấp còn tùy vào giá trị lô hàng và mặt hàng cụ thể, thường vào khoảng 1% giá trị lô hàng.

Ngoài ra, trong hợp đồng cũng nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên, phổ biến như sau:

Trách nhiệm của người nhận ủy thác:

  • Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài
  • Làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa
  • Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài
  • Khai và nộp các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu
  • Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…
  • Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu [bên cạnh hóa đơn VAT cho phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu]

Trách nhiệm của người ủy thác:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để người nhận ủy thác đặt hàng.
  • Phối hợp với người nhận ủy thác đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài
  • Chuyển tiền hàng để bên nhận ủy thác thanh toán cho người bán hàng
  • Phối hợp nhận hàng [chẳng hạn: cùng người ủy thác kiểm hóa tại cảng]
  • Thanh toán phí dịch vụ ủy thác

Thuế VAT trong ủy thác nhập khẩu

Có 2 khoản thuế VAT liên quan đến hoạt động ủy thác nhập khẩu này.

  1. Thuế VAT cho phí dịch vụ ủy thác: mức 10% bình thường giống như các dịch vụ khác.
  2. Thuế VAT hàng nhập khẩu

    Khi trả hàng uỷ thác nhập khẩu, bên nhận uỷ thác phải lập hoá đơn GTGT: Căn cứ vào hoá đơn nhập khẩu, tờ khai hải quan và biên lai thu thuế GTGT hàng nhập, bên nhận uỷ thác xuất hoá đơn GTGT ghi theo giá thực nhập trong hoá đơn thương mại, riêng thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo số phải nộp [số thông báo thuế của cơ quan hải quan]. Hoá đơn này làm cơ sở tính thuế đầu ra đối với bên nhận uỷ thác nhập khẩu và là thuế đầu vào của bên uỷ thác.

    Lưu ý: Trong thông tư 128/2013/TT-BTC quy định, Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phải ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng này không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, trong bài viết này tôi đã đề cập những nội dung cơ bản về dịch vụ ủy thác nhập khẩu.

Nếu bạn cần tìm đơn vị làm dịch vụ ủy thác nhập khẩu, vui lòng liên hệ với tôi trong đường link dưới đây.

Ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa

Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi. Liên hệ ngay hôm nay!

Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!


Tham gia nhóm Facebook:

  1. Hỗ trợ thủ tục hải quan
  2. Check cước biển quốc tế

Nhận email chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về Logistics, Xuất nhập khẩu, và Thủ tục hải quan

và download tài liệu hữu ích: Danh sách Hãng tàu tại Hải Phòng, Tp. HCM, biểu thuế XNK mới nhất...

Vui lòng nhập địa chỉ email, và tick vào các ô xác nhận, sau đó nhấn nút Subscribe.

[Lưu ý: Bạn cần nhập chính xác và xác nhận qua email trước khi nhận file]

Enjoy this page? Please pay it forward. Here's how...

Would you prefer to share this page with others by linking to it?

  1. Click on the HTML link code below.
  2. Copy and paste it, adding a note of your own, into your blog, a Web page, forums, a blog comment, your Facebook account, or anywhere that someone would find this page valuable.

Video liên quan

Chủ Đề