Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội dựa trên học thuyết nào

Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội dựa trên

A. học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn

B. học thuyết Tam dân của Khang Hữu Vi

C. học thuyết Tam dân của Lương Khải Siêu

D. học thuyết Tam dân của Từ Hi Thái hậu

Hướng dẫn

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3 Trang 15 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Trung Quốc Đồng minh Hội, hay còn gọi là Trung Quốc Cách mạng Đồng minh Hội , hay gọi ngắn gọn là Đồng minh Hội hoặc Tongmenghui trong tiếng Anh, là một tổ chức chính trị - xã hội chống nhà Thanh đầu thế kỷ XX. Tổ chức này là một trong những tổ chức tiền thân của chính đảng sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc: Trung Quốc Quốc dân Đảng. Vậy lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội bao gồm? hãy cùng Top lời giải tìm ra câu trả lời nhé!

Trắc nghiệm: Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội bao gồm

A. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

B. Nông dân và địa chủ phong kiến.

C. Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, số ít đại biểu công nông

D. Công nhân và nông dân.

Trả lời

Đáp án đúng: C. Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, số ít đại biểu công nông

Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội bao gồm trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, số ít đại biểu công nông.

Giải thích của giáo viên Top lời giải về lí do chọn đáp án C.

Lí do chọn đáp án C là vì:

Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Hoa kiều ở nước ngoài cũng nhiệt liệt hưởng ứng phong trào. Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật Bản, hội bàn với những người đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất lực lượng thành một chính đảng. Tháng 8-1905, Trung Quốc Đồng minh hội-chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời.

Tham gia tổ chức này có trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một số ít đại biểu công nông. Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội, dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ:“Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc". Mục tiêu của Hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

=> Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội bao gồm trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, số ít đại biểu công nông.

* Sự thành lập:

+ Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời và ngày càng lớn mạnh. Giai cấp tư sản Trung Quốc bị các nước đế quốc và chính quyền phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm => Họ đã tìm cách tập hợp nhau lại trong các tổ chức chính trị.

+ Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước chống đế quốc, phong kiến của nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh.

⇒ Tôn Trung Sơn đã tập hợp với những người đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất thành một chính đảng => Tháng 8/1905, tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội ra đời.

- Thành phần tham gia: tri thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một số ít đại biểu công nông.

-Cương lĩnh chính trị: theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”

-Mục tiêu:lật đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

>>> Xem thêm: Mục tiêu của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Trung Quốc Đồng minh hội.

Câu 1. Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?

A. Đánh đổ Mãn Thanh

B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc

C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc

D. Thực hiện quyền bình đảng về ruộng đất cho dân cày

Đáp án đúng: B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa do Trung Quốc Đồng minh hội phát động diễn ra đầu tiênởđâu?

A. Bắc Kinh

B. Vũ Hán

C. Vũ Xương

D. Nam Kinh

Đáp án đúng: C. Vũ Xương

Câu 3. Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của

A. Giai cấp vô sản Trung Quốc

B. Giai cấp nông dân Trung Quốc

C. Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc

D. Liên minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc

Đáp án đúng: C. Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc

Câu 4. Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội là

A. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn

B. Học thuyết Tam dân của Khang Hữu Vi

C. Học thuyết Tam dân của Lương Khải Siêu

D. Học thuyết Tam dân của Từ Hi Thái hậu

Đáp án đúng: A. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn

Câu 5. Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phá triển theo con đường nào?

A. Đấu tranh bạo động

B. Cách mạng vô sản

C. Đấu tranh ôn hòa

D. Dân chủ tư sản

Đáp án đúng: D. Dân chủ tư sản

--------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Trung Quốc Đồng minh hội. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Câu hỏi: Trung quốc đồng minh hội là chính Đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?

A. Tư sản.

B. Nông dân .

C. Công nhân.

D. Tiểu tư sản.

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Tư sản.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu kiến tức về Tình hình trung quốc giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nhé!

1. Trung Quốc bị các nước đế quốc sâu xé

- Trung Quốc là thị trường rộng lớn đông dân, giàu tài nguyên khóang sản, chính quyền Mãn Thanh lại suy yếu mục nát.

- Năm 1840-1842 thực dân Anh tiến hành "Chiến tranh thuốc phiện" mở đầu cho phương Tây xâm lược Trung Quốc.

* Các khu vực xâm chiếm các nước đế quốc

Trung quốc cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Nước đế quốc xâm chiếm

Khu vực bị xâm chiếm

Đế quốc Đức Sơn Đông
Đế quốc Anh Châu thổ Dương Tử
Pháp Vân Nam
Nga – Nhật Đông Bắc

2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế Kỉ XX

Trước sự xâm lược của các nước đế thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

*Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc

- Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại KimĐiền - Quảng Tây, lan rộng khắp cả nước

*Phong trào Duy Tân

- Năm 1898 diễn ra cuộc vậnđộng Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế.

- Diễn ra 100 ngày.

*Phong trào Nghĩa Hòađoàn

- Năm 1899 bùng nổở SơnĐông lan sang Trực Lệ - Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoàiở Bắc Kinh, bị liên quân8 nướcđế quốc tấn công nên thất bại

* Nguyên nhân thất bại chung của các phong tràođấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIXđầu thế kỉ XX:

- Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc.

- Thiếu vũ khí chiến đấu.

- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu.

- Các nước đế quốc đang phát triển mạnh

* Cải cách ở Trung Quốc thất bại vì:

- Vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu, đứng đầu là Tư Hi Thái Hậu.

- Vua Quang Tự chỉ là bù nhìn, không có quyền lực thực sự.

- Phong trào chỉ phát triển chủ yếu ở tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiến bộ, không nhận được sư ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc kém phát triển

3. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi

a] Hoàn cảnh lịch sử

- Vào đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc đã lớn mạnh lên rất nhiều. Họ bị tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm.

- Dựa vào các cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình. Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

b] Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội

- Sinh năm 1866 ở Quảng Đông, trong một gia đình nông dân.

- Năm 13 tuổi, ông đến học ở Hô-nô-lu-lu [Ha-oai] vì có người anh buôn bán ở đây. Sau đó, ông tiếp tục học ở Hồng Công, rồi học y khoa ở Quảng Châu.

- Ông đã đi nhiều nước trên thế giới, có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Âu-Mĩ một cách có hệ thống. Đứng trước nguy cơ đất nước bị xâm lược ngày càng nghiêm trọng, ông nhìn rõ thấy sự thối nát của chính quyền Mãn Thanh nên sớm nảy nở tư tưởng cách mạng lật đổ triều Thanh, xây dựng một xã hội mới.

- Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Hoa Kiều ở nước ngoài cũng nhiệt liệt hưởng ứng phong trào. Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật Bản, hội bàn với những người đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất lực lượng thành một chính đảng.

- Tháng 8-1905, Trung Quốc Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời.

+ Thành phần: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một số ít đại biểu công nông.

+ Cương lĩnh chính trị: dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

+ Mục tiêu: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

- Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản. Tôn Trung Sơn và nhiều nhà cách mạng khác đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang.

c] Cách mạng Tân Hợi 1911

* Nguyên nhân

- Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến.

- Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc [quốc hữu hóa đường sắt] nên phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.

* Diễn biến:

- Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911, lan rộng khắp miền Nam, miền Trung Trung Quốc.

- Ngày 29/12/1911: Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh

+ Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc.

+ Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời.

+ Hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân. Không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân.

- Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.

=> Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức [12/2/1912], Viên Thế Khải làm Tổng thống [6/3/1912] – thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm quyền.

* Tính chất - ý nghĩa:là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản

- Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á.

* Hạn chế

- Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.

- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.

- Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

=> Cách mạng Tân Hợi [1911] mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

* Nguyên nhân thất bại

- Chưa thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến, chưa tấn công đế quốc.

- Chưa giải quyết vấn đề thiết yếu cho dân cày: Ruộng đất.

d] Mở rộng:Tư tưởng Tôn Trung Sơn ảnh hưởng đến con đường đấu tranh của Phan Bội Châu:

- Học thuyết Tam dân và cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến nhiều nhà yêu nước Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu.

- Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

4. Tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi

a. Tính chất

- Là cuộc CMTS không triệt để

+ Chưa thủ tiêu được sở hữu ruộng đất phong kiến.

+ Chưa xoá bỏ ách đô hộ của TB nước ngoài.

+ Chưa đem lại quyền lợi cơ bản cho ND lao động [ ruộng đất]

b. Ý nghĩa

+ Lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản phát triển ở Trung Quốc

+ Ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á , trong đó có Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề